Phác đồ điều trị Sarcoma như thế nào?

Sarcoma là một căn bệnh ung thư nguy hiểm, hiếm gặp nhưng lại có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Dựa vào giai đoạn của bệnh và mức độ đáp ứng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị Sarcoma phù hợp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp các phương pháp này với nhau

Bạn đang đọc: Phác đồ điều trị Sarcoma như thế nào?

Sarcoma là một căn bệnh ung thư ác tính khá hiếm gặp. Nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh. Vậy làm thế nào để điều trị? Phác đồ điều trị Sarcoma gồm những gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Kenshin để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

Sarcoma là bệnh gì?

Sarcoma là một bệnh ung thư ác tính, bắt nguồn từ các mô trong cơ thể như mô mỡ, gân, mạch máu, hạch bạch huyết, dây thần kinh,… Sarcoma được chia làm 2 loại: Sarcoma mô mềm và Sarcoma xương.

Sarcoma mô mềm (hay soft tissue sarcoma) có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể. Tuy nhiên, nó được tìm thấy nhiều ở tay, chân, bụng và ngực. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ASCO), đây là một loại ung thư khá hiếm gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 1.5% trong tất cả các loại ung thư. Trong đó, bệnh chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng số ca mắc ung thư ở người trưởng thành nhưng lại phổ biến hơn ở trẻ em, chiếm khoảng 15% trong tổng số ca mắc ung thư ở trẻ em.

Phác đồ điều trị Sarcoma như thế nào? 1

Sarcoma mô mềm được tìm thấy nhiều ở tay, chân, bụng và ngực

Ngoài ra, một báo cáo gần đây đã chỉ ra rằng, tỷ lệ tử vong do Sarcoma khá cao. Mỗi năm tại Hoa Kỳ có khoảng 7.800 người bị Sarcoma mô mềm và trong đó có khoảng 4.400 người tử vong vì căn bệnh này.

Cho đến nay, vẫn chưa có một kết luận chính xác nào về nguyên nhân gây Sarcoma. Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã đưa ra các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến căn bệnh này:

  • Di truyền: Bệnh có thể được di truyền từ cha mẹ bị mắc Sarcoma.
  • Nhiễm bức xạ: Các bức xạ có thể gây đột biến, dẫn đến ung thư.
  • Nhiễm hóa chất độc hại: Các hóa chất độc hại như dẫn chất của benzen, clo, chất độc dioxin khi tiếp xúc nhiều có thể gây ung thư.

Các triệu chứng của bệnh Sarcoma

Tiến triển của Sarcoma được chia làm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Khối u có kích thước nhỏ, tế bào ung thư khu trú.
  • Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư phân chia nhanh hơn, có hình thái bất thường. Tuy nhiên, chúng chưa lan rộng đến các vị trí khác trong cơ thể.
  • Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư bắt đầu di căn đến các hạch bạch huyết. Khối u tăng dần kích thước.
  • Giai đoạn 4: Tế bào ung thư lan rộng đến các cơ quan khác.

Các chuyên gia cho biết, trong giai đoạn đầu của bệnh, Sarcoma thường không có các triệu chứng bất thường nào. Chính vì thế mà bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã ở các giai đoạn cuối. Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể xuất hiện một trong các triệu chứng sau:

  • Có khối u bất thường trên cơ thể, gây sưng đau.
  • Khối u lớn dần sẽ chèn ép các dây thần kinh gây cảm giác đau đớn, khó chịu.
  • Nếu khối u xuất phát từ đường tiêu hóa, nó có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn, đau bụng, xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, đại tiện ra máu.
  • Nếu khối u di căn đến các bộ phận khác sẽ gây rối loạn chức năng của các cơ quan này, ví dụ như di căn phổi sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, di căn sang ngực sẽ gây ra cảm giác đau tức ngực,…

Phác đồ điều trị Sarcoma như thế nào? 2

Nếu khối u xuất phát từ đường tiêu hóa, nó có thể gây ra tình trạng đau bụng

Phác đồ điều trị Sarcoma

Dựa vào giai đoạn của bệnh và mức độ đáp ứng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị Sarcoma phù hợp.

Xạ trị

Xạ trị là biện pháp sử dụng các chùm tia năng lượng cao như tia X, tia gamma để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Việc tiến hành xạ trị có thể gây ảnh hưởng đến cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, các tế bào khỏe mạnh có khả năng phục hồi nhanh hơn các tế bào ung thư. Chính vì thế, việc xạ trị sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư, giúp thu nhỏ khối u, ngăn chặn sự lan rộng của các tế bào ung thư. Phương pháp này có thể áp dụng được với ung thư Sarcoma chưa di căn hạch và di căn xa.

Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ khối u được áp dụng đối với các trường hợp các tế bào ung thư chưa di căn đến các cơ quan khác. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ trực tiếp các tế bào ung thư gây tổn hại cho cơ thể.

Tuy nhiên phương pháp này cũng có những rủi ro nhất định như:

  • Nhiễm trùng vết mổ;
  • Tái phát nếu các tế bào ung thư không được loại bỏ hoàn toàn;
  • Ảnh hưởng đến các dây thần kinh gần khối u.

Tìm hiểu thêm: Phụ nữ nên sinh con năm bao nhiêu tuổi thì tốt?

Phác đồ điều trị Sarcoma như thế nào? 3
Tùy từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị Sarcoma phù hợp

Hóa trị

Đây là phương pháp sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư và tiêu diệt các tế bào ung thư đang phân chia. Đặc biệt, phương pháp này có tác dụng toàn thân, do đó, nó có thể áp dụng đối với các tế bào đã di căn. Dưới đây là một số phác đồ điều trị Sarcoma bằng hóa chất thường được áp dụng:

Phác đồ AI (chu kỳ 21 ngày/đợt)

Cụ thể:

  • Doxorubicin liều 50mg/m2, ngày 1, truyền tĩnh mạch.
  • Ifosfamide liều 5g/m2, truyền tĩnh mạch trong 24 giờ.
  • Mesna liều 600mg/m2, truyền tĩnh mạch, trước truyền ifosfamide sau đó 2.5g/m2, truyền tĩnh mạch, pha với 3l dịch chảy cùng với ifosfamide và 1.25g/m2 trong 2 lít dịch truyền trong 12 giờ sau dùng ifosfamide.

Hoặc:

  • Doxorubin liều 30mg/m2, ngày 1, truyền tĩnh mạch.
  • Ifosfamide 3.75mg/m2, ngày 1, 2, truyền tĩnh mạch trong 4 giờ.
  • Mesna 750mg/m2, truyền tĩnh mạch, trước mỗi đợt ifofamide sau đó 4 giờ và 8 giờ sau truyền ifosfamide.

Phác đồ CYVADIC (chu kỳ 21 ngày/đợt)

  • Cyclophosphamide liều 500mg/m2, ngày 1, truyền tĩnh mạch.
  • Vincristine liều 1.4mg/m2, ngày 1, truyền tĩnh mạch.
  • Doxorubicin liều 50mg/m2, ngày 1, truyền tĩnh mạch.
  • Dacarbazine liều 400mg/m2, ngày 1 – 3, truyền tĩnh mạch.

Phác đồ dùng Doxorubin đơn thuần (chu kỳ 21 ngày/đợt)

Doxorubin liều 75mg/m2, ngày 1, truyền tĩnh mạch.

Phác đồ VAC

  • Vincristine liều 2mg/m2, hàng tuần x 12, truyền tĩnh mạch.
  • Actinomycin D liều 0.075mg/kg, 5 ngày, 3 tháng/đợt x 5 đợt, truyền tĩnh mạch.
  • Cyclophosphamide liều 2.5mg/kg/ngày, dùng đường uống trong 2 năm.

Ngoài ra, nếu Sarcoma mô mềm đã di căn xương, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc chống hủy xương như Pamisol 90mg, Acid Zoledronic, Aredia 90mg,…

Chú ý, với Sarcoma mô mềm ở trẻ em, nên tiến hành sinh thiết, hóa trị rồi phẫu thuật để loại bỏ khối u. Trong trường hợp bệnh nhân không có điều kiện để tiến hành hóa trị thì có thể xạ trị rồi tiến hành mổ lấy khối u.

Phác đồ điều trị Sarcoma như thế nào? 4

>>>>>Xem thêm: Tiểu phẫu răng khôn và những điều bạn cần lưu ý

Bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị Sarcoma phù hợp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị

Tóm lại, Sarcoma là một căn bệnh ung thư nguy hiểm, hiếm gặp nhưng lại có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị là rất quan trọng. Dựa vào giai đoạn của bệnh và mức độ đáp ứng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị Sarcoma phù hợp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp các phương pháp này với nhau. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ định từ bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc hoặc tự ý áp dụng phương pháp điều trị khác.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ có ích với bạn. Lưu ý rằng những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *