Rong kinh sau hút thai ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của các chị em?

Rong kinh sau hút thai là hiện tượng khá thường gặp ở những phụ nữ thực hiện thủ thuật phá thai. Hiện tượng này ảnh hưởng đến cả tâm sinh lý của người bệnh. Vậy rong kinh sau hút thai là do đâu và ảnh hưởng đến sức khỏe của các chị em như thế nào?

Bạn đang đọc: Rong kinh sau hút thai ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của các chị em?

Sau khi hút thai, rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng rong kinh kéo dài nhiều ngày. Vậy hiện tượng rong kinh sau hút thai là gì? Hiện tượng này ảnh hưởng đến sức khỏe của các chị em phụ nữ như thế nào? Hãy cùng giải đáp những vấn đề liên quan đến hiện tượng này qua nội dung bài viết dưới đây.

Hiện tượng rong kinh sau hút thai là gì?

Hút thai là một thủ thuật ngoại khoa giúp phá thai bằng một loại ống chuyên dụng. Biện pháp này được thực hiện khi thai nhi được 6-12 tuần tuổi. Hút thai được đánh giá là một trong những phương pháp phá thai khá an toàn. Tuy nhiên, nếu cơ sở thực hiện không đảm bảo uy tín, chất lượng hay bác sĩ thực hiện không đủ trình độ chuyên môn sẽ rất dễ gây ra những biến chứng sau thủ thuật.

Hút thai là một thủ thuật ngoại khoa giúp phá thai bằng một loại ống chuyên dụng Hút thai là một thủ thuật ngoại khoa giúp phá thai bằng một loại ống chuyên dụng

Rong kinh sau hút thai là hiện tượng xảy ra sau khi người phụ nữ thực hiện thủ thuật nạo hút thai để loại bỏ thai nhi bởi nhiều lý do khác nhau. Sau khi hút thai, nếu chị em bị rong kinh liên tục mỗi lần đến kỳ và tình trạng này lặp đi lặp lại, rất có khả năng bạn đã gặp biến chứng. Hiện tượng này cũng chính là cảnh báo cho những rắc rối và nguy hiểm có thể xảy ra trong cơ thể.

Nguyên nhân gây rong kinh sau hút thai là gì?

Hút thai là thủ thuật phá thai tác động trực tiếp đến tử cung của người phụ nữ. Vì vậy, âm đạo có thể bị tổn thương sau khi hút thai. Từ đó dẫn đến tình trạng chảy máu trong một thời gian ngắn. Bên cạnh hiện tượng xuất huyết bất thường ở âm đạo, người phụ nữ có thể bị rong kinh sau hút thai do những nguyên nhân sau đây:

  • Rối loạn nội tiết: Bởi vì biện pháp hút thai tác động trực tiếp đến tử cung nên tình trạng ổn định nội tiết tố trong cơ thể có thể bị phá vỡ. Điều này khiến các chị em phải đối mặt với hiện tượng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đau bụng dữ dội và lượng máu kinh chảy ra nhiều.
  • Tổn thương cổ tử cung: Cổ tử cung của người phụ nữ rất dễ bị tổn thương sau khi phá thai bằng cách nạo hút. Điển hình là tổn thương dính cổ tử cung. Đây chính là nguyên nhân gây ứ huyết, tắc máu kinh trong cơ thể và dẫn đến kỳ kinh bị kéo dài.
  • Suy yếu buồng trứng: Phương pháp nạo hút thai có thể gây xuất huyết tử cung và buồng trứng. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các nang trứng.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về dị ứng mỹ phẩm và cách phòng tránh

Phương pháp nạo hút thai có thể gây xuất huyết tử cung và buồng trứng Phương pháp nạo hút thai có thể gây xuất huyết tử cung và buồng trứng
Bên cạnh những yếu tố tổn thương bên trong cơ thể sau khi phá thai, thì hiện tượng rong kinh sau hút thai còn có thể là do một số nguyên do bên ngoài như:

  • Cơ sở thực hiện hút thai không uy tín, không đúng kỹ thuật, bác sĩ thực hiện có chuyên môn kém.
  • Không đảm bảo vệ sinh sau khi hút thai gây viêm nhiễm vùng kín. Tình trạng này cũng có thể là do các bệnh lý phụ khoa khác từ trước khi tiến hành phá thai.
  • Không tuân thủ khuyến cáo của bác sĩ sau khi hút thai, như quan hệ tình dục sớm, bê vác đồ nặng hay lao động mạnh.

Rong kinh sau hút thai ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người phụ nữ?

Theo các bác sĩ sản khoa, hiện tượng rong kinh sau hút thai là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể, do đó không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe chị em. Thế nhưng, nếu tình trạng rong kinh ngày càng có xu hướng phát triển nặng hơn, chị em bị chảy máu nhiều và kéo dài quá 10 ngày thì cần thăm khám và gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị ngay lập tức. Bởi vì rong kinh sau hút thai kéo dài có thể sẽ gây ra một số ảnh hưởng như:

Cơ thể bị mất nhiều máu trong thời gian dài do rong kinh khiến cơ thể người phụ nữ rơi vào tình trạng suy nhược, mệt mỏi và giảm sút sức khỏe

>>>>>Xem thêm: Góc giải đáp: Bị tiền sản giật nên ăn gì là tốt?

Rong kinh thời gian dài khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi và giảm sút sức khỏe

  • Suy nhược cơ thể: Cơ thể bị mất nhiều máu trong thời gian dài do rong kinh, kèm theo đó là những cơn đau bụng âm ỉ có thể khiến cơ thể người phụ nữ rơi vào tình trạng suy nhược, mệt mỏi và giảm sút sức khỏe. Thậm chí, nhiều chị em còn có thể bị mất ngủ, stress do đau bụng.
  • Nguy cơ viêm nhiễm tăng cao: Vùng kín luôn bị ẩm ướt và chị em phải mang băng vệ sinh trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến tâm lý, không tự tin, thoải mái khi tham gia các hoạt động ngoài trời. Không chỉ vậy, điều này còn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý viêm nhiểm phụ khoa như nấm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến,…
  • Tăng nguy cơ vô sinh: Hút thai có thể khiến cổ tử cung bị viêm nhiễm, tổn thương. Đây là một trong những nguyên nhân gây rong kinh sau hút thai. Do đó, nếu tình trạng rong kinh kéo dài có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của buồng trứng và sức khỏe sinh sản. Ngoài ra, những bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa phát sinh sau khi hút thai cũng làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
  • Băng huyết: Những chị em có bệnh lý nền về máu, tiền sử đông máu có thể bị băng huyết do rong kinh kéo dài mà không thể tự cầm máu.

Chính vì những ảnh hưởng trên, khi bị rong kinh sau hút thai các chị em cần chú ý theo dõi. Nếu hiện tượng rong kinh kéo dài cần đi khám để được hỗ trợ tư vấn và điều trị sớm, hạn chế những rủi ro nguy hiểm.

Rong kinh sau hút thai là hiện tượng khá phổ biến và không quá nguy hiểm. Nhưng chị em cần phải luôn theo dõi tình trạng rong kinh kỹ càng để kịp thời đi khám, điều chỉnh cơ thể và bồi bổ sức khỏe. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết có thể giúp các chị em nắm được những kiến thức cần thiết về hiện tượng này.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *