Nấm lưỡi gây hôi miệng chính là một trong số những nguyên nhân khiến cho nhiều người mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Chính vì vậy, việc quan tâm đến những đặc điểm của chứng bệnh này sẽ giúp bạn tìm ra được hướng phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Nấm lưỡi gây hôi miệng nguyên nhân do đâu?
Vậy nấm lưỡi gây hôi miệng nguyên nhân do đâu và cách khắc phục ra sao? Cùng theo dõi phần nội dung dưới bài viết sau để được giải đáp cụ thể nhé.
Contents
Vì sao nấm lưỡi gây hôi miệng?
Nấm lưỡi vốn là khái niệm dùng để chỉ tình trạng khoang miệng, bề mặt lưỡi xuất hiện các mảng bợn trắng bám khá chắc và dai. Nếu như người bệnh cố gắng tác động bằng cách cạo các mảng bám khi đánh răng thì khu vực bị tác động sẽ đau rát và có thể chảy máu.
Nấm lưỡi gây hôi miệng nguyên nhân do đâu?
Rất nhiều người hay thắc mắc rằng liệu nấm lưỡi có gây ra tình trạng hôi miệng không? Câu trả lời chính là có. Theo đó, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng khi bị nấm lưỡi đó là:
- Bệnh nhân không vệ sinh thường xuyên khi đeo răng giả.
- Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ khiến cho nấm miệng phát triển và gây bệnh.
- Đối tượng dùng thuốc kháng sinh với liều cao trong khoảng thời gian dài cũng có nguy cơ bị nấm lưỡi.
- Do thói quen hút thuốc lào, thuốc lá.
- Bệnh nhân bị hen suyễn phải dùng thuốc corticosteroid trong khoảng thời gian dài.
Nấm lưỡi gây hôi miệng còn gặp ở một số đối tượng như:
- Người bị HIV/AIDS: Những người bị nhiễm HIV thường có hệ miễn dịch yếu nên sẽ tạo điều kiện để nấm miệng phát triển. Ngoài căn bệnh nấm lưỡi hôi miệng, bệnh nhân HIV còn có nguy cơ nhiễm nhiều loại bệnh khác.
- Ung thư: Khi áp dụng những phương pháp điều trị bằng xạ trị hoặc hóa trị, hệ miễn dịch ở người bệnh sẽ trở nên suy yếu dần. Đây chính là nguyên nhân làm gia tăng căn bệnh nấm lưỡi.
- Bệnh nhân bị đái tháo đường: Trong nước bọt của bệnh nhân đái tháo đường có chứa một lượng đường lớn nên sẽ tạo điều kiện cho nấm candida phát triển và gây ra căn bệnh nấm lưỡi.
Dấu hiệu, triệu chứng của nấm lưỡi gây hôi miệng
Nấm lưỡi kèm theo hôi miệng không những khiến cho bạn mất tự tin khi giao tiếp mà còn khiến cơ thể bị suy nhược. Người bệnh sẽ đánh mất cảm giác khi ăn, ăn không ngon miệng. Nếu như nhận thấy bản thân có các triệu chứng dưới đây, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế:
- Xuất hiện mảng bám màu trắng tại một số vị trí như niêm mạc má, lưỡi, nướu răng, vòm miệng, amidan.
- Miệng xuất hiện các vết đỏ, đau nhức và khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn.
- Khi tác động vào mảng bám, bệnh nhân sẽ thấy đau đớn dù chỉ ở mức độ nhẹ.
- Có cảm giác khó chịu ở miệng, khóe miệng bị đỏ và nứt (nhất là với những người đeo răng giả).
- Không còn cảm giác mỗi khi ăn uống.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây viêm túi lệ
Nấm lưỡi khiến cho bạn giảm cảm giác muốn ăn uốngGiải pháp điều trị nấm lưỡi gây hôi miệng tại nhà
Khi bệnh mới khởi phát, bạn nên tìm kiếm cho mình giải pháp điều trị phù hợp. Một số cách thức điều trị tại nhà dưới đây mà bạn nên tham khảo để chữa nấm lưỡi gây hôi miệng:
Dùng baking soda (natri bicarbonat)
Baking soda chính là giải pháp hữu hiệu chữa nấm miệng rất hiệu quả, đặc biệt là ở những bệnh nhân đeo răng giả. Dưới sự tác động của Natri bicarbonat, nấm candida tồn tại ở trên nền nhựa acrylic sẽ được tiêu diệt hoàn toàn và giúp khử trùng răng giả mỗi ngày.
Theo đó, bạn hãy chuẩn bị ½ thìa baking soda cũng với 200ml nước ấm. Bạn pha baking soda với lượng nước ấm đã được chuẩn bị rồi súc miệng thật sạch trong khoảng vài phút sau đó nhổ đi. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên duy trì thực hiện từ 2 đến 3 lần/ ngày.
Dùng giấm táo
Đối với người dùng răng giả không khít hoặc vệ sinh không đúng cách thì đây chính là điều kiện thuận lợi khiến cho nấm phát triển. Để dùng giấm táo chữa bệnh, bạn cần đến nguyên liệu gồm 1 cốc nước ấm, 1 thìa giấm táo. Bạn pha giấm táo vào nước rồi súc miệng tối thiểu trong vòng 15 giây rồi nhả ra.
Mặc dù có nhiều người cho rằng việc dùng dung dịch giấm táo không pha loãng để súc miệng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, tính acid của giấm sẽ khiến cho khoang miệng trở nên đau rát, khó chịu. Do đó, bạn không nên áp dụng phương pháp này.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Tập gym xong nên tắm nước nóng hay lạnh?
Có thể dùng giấm táo để chữa nấm miệngChú ý khi vệ sinh răng miệng
Ngoài những mẹo trên, bệnh nhân nên lưu ý đến một số vấn đề sau khi thực hiện việc chăm sóc răng miệng để điều trị nấm lưỡi gây hôi miệng:
- Cần đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng việc dùng chỉ nha khoa sau khi ăn, cạo lưỡi ít nhất 2 lần/ ngày, đánh răng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ.
- Vệ sinh và khử trùng hàm giả đúng phương pháp và kỹ lưỡng.
- Nếu có vấn đề về răng miệng thì nên thăm khám nha khoa ngay.
- Không dùng những sản phẩm có khả năng kháng khuẩn thơm miệng.
- Cai thuốc lá, hạn chế ăn đồ ngọt…
Trên đây là những vấn đề liên quan đến chứng nấm lưỡi gây hôi miệng. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể