Nấm miệng dưới lưỡi thường gặp ở những trẻ dưới 10 tuổi. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
Bạn đang đọc: Những thông tin cần biết về căn bệnh nấm miệng dưới lưỡi ở trẻ em
Do đó, việc tìm hiểu những đặc điểm của căn bệnh nấm miệng dưới lưỡi là điều rất quan trọng để giúp các bậc phụ huynh chủ động hơn trong việc phòng ngừa cũng như điều trị.
Contents
Nấm miệng dưới lưỡi ở trẻ em là gì?
Nấm miệng dưới lưỡi hay còn được gọi là tưa lưỡi ở trẻ em là những mảng màu trắng đục xuất hiện tại lớp niêm mạc miệng, nhất là trên bề mặt của lưỡi trẻ.
Ở giai đoạn đầu, nấm miệng ở trẻ chỉ đơn thuần là những chấm nhỏ. Nhưng nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ phát triển nhanh chóng và ăn sâu vào lớp niêm mạc của lưỡi, má. Từ đó sẽ hình thành nên những mảng giả mạc rộng và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
Nấm miệng dưới lưỡi ở trẻ em
Tình trạng nấm lưỡi có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh đến trẻ dưới 10 tuổi. Nếu không được chăm sóc miệng, lưỡi thường xuyên, bệnh sẽ rất dễ bị tái phát trở lại.
Nguyên nhân dẫn đến nấm miệng dưới lưỡi ở trẻ em
Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh nấm miệng dưới lưỡi ở trẻ em đó là do loại nấm candida albicans gây ra. Loại nấm này vốn ký sinh ở trong khoang miệng của trẻ và có ở 0,5 đến 20% ở trẻ em khỏe mạnh. Bình thường, các loại nấm này không gây hại cho trẻ nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm sẽ phát triển nhanh chóng và gây ra căn bệnh nấm lưỡi.
Trẻ thường có nguy cơ nhiễm nấm lưỡi khi những yếu tố để bảo vệ cơ thể bị suy giảm hoặc trẻ bị lây nhiễm từ nguồn bên ngoài.
- Trẻ dùng kháng sinh thường xuyên: Kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có lợi ở miệng. Từ đó sẽ tạo cơ hội để nấm lưỡi phát triển, phá vỡ cân bằng hệ vi sinh và khiến trẻ bị nấm lưỡi.
- Dùng thuốc Corticoid ở dạng hít (trong điều trị viêm mũi dị ứng, hen suyễn): Tác dụng phụ mà corticoid gây ra đó là gây ức chế hệ miễn dịch và gây nên bệnh nấm tại lưỡi, miệng…
- Trẻ có hệ miễn dịch yếu: Khi hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa hoàn thiện thì nấm lưỡi sẽ có cơ hội xâm nhập và được nhân lên một cách nhanh chóng. Đặc biệt là ở những trẻ bị đẻ non thiếu tháng, trẻ còi xương và suy dinh dưỡng.
- Do mẹ bị nhiễm nấm Candida âm đạo: Trong quá trình mẹ mang thai và chuyển dạ, trẻ sẽ bị lây nhiễm nấm từ âm đạo của mẹ.
- Trẻ thường xuyên bú sữa bình hoặc sử dụng chung đồ dùng với trẻ đã bị nhiễm nấm: Sẽ có nguy cơ bị nhiễm nấm từ trẻ mắc bệnh bởi thói quen ngậm mút đồ vật khiến cho vi nấm bám lại ở đó và xâm nhập vào miệng của trẻ không bị mắc bệnh.
Tìm hiểu thêm: Cắt polyp thanh quản phải kiêng nói bao lâu?
Trẻ hay bú chung sữa bình cũng có nguy cơ bị nấm miệngTriệu chứng bệnh nấm miệng dưới lưỡi ở trẻ em
Những triệu chứng điển hình ở trẻ em cho thấy trẻ đã bị nấm miệng đó là:
- Xuất hiện các mảng màu trắng giống cặn sữa hoặc bông ở trên bề mặt của lưỡi trẻ. Những mảng trắng thường bám chắc vào niêm mạc lưỡi và rất khó để làm sạch. Nếu như cố tình chà xát hay cạo thì sẽ có thể gây chảy máu nhẹ.
- Trẻ có cảm giác bị đau rát lưỡi, gai lưỡi sưng đỏ.
- Phần môi và da miệng khô, thậm chí có thể xuất hiện những vết nứt ở khóe miệng nếu bệnh ở mức độ nặng.
- Hơi thở của trẻ có mùi hôi do chất thải mà nấm tiết ra.
Một số triệu chứng khác:
- Trẻ hay quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn do đau rát tại lưỡi, cơn đau tăng lên mỗi khi ăn uống.
- Trẻ sẽ có thể bị sốt nhẹ nếu như xuất hiện tình trạng nhiễm trùng.
Nấm miệng dưới lưỡi ở trẻ có nguy hiểm không?
Theo ý kiến của các chuyên gia, chứng bệnh nấm lưỡi ở trẻ em là căn bệnh khá lành tính và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị dứt điểm thì sẽ rất dễ bị tái phát và gây ra những hệ lụy xấu đến sức khỏe như:
- Nấm lưỡi sẽ có thể phát triển nhanh chóng và lan sang khoang miệng của trẻ (môi, niêm mạc má, nướu, amidan và vòm miệng…) khiến cho tổn thương lan rộng và làm kéo dài thời gian điều trị.
- Nấm lan xuống cơ quan hô hấp và gây ra các bệnh lý nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi…
- Nếu nấm lan xuống cơ quan tiêu hóa sẽ gây ra tình trạng nôn trớ, khó nuốt, đau tức vùng ngực.
- Trẻ khi bị nấm lưỡi sẽ thấy đau rát lưỡi nên sẽ bỏ bú, biếng ăn. Tình trạng này nếu kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến trẻ bị chậm lớn và suy dinh dưỡng.
- Bên cạnh đó, nấm có thể lan từ miệng trẻ sang phần đầu ti của mẹ trong khi mẹ cho con bú và khiến cho mẹ bị nhiễm nấm vú.
>>>>>Xem thêm: Có nên nhỏ mắt trước khi ngủ không? Các bước nhỏ mắt đúng cách
Trẻ bị nấm miệng có thể lây cho bầu vú của mẹCách chẩn đoán nấm miệng ở trẻ
Thông thường, việc chẩn đoán nấm miệng thường dựa trên việc thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ quan sát cũng như khám lưỡi cho trẻ nhỏ dựa trên các triệu chứng như:
- Xuất hiện các mảng có màu giống bông hoặc sữa ở trên bề mặt của lưỡi.
- Lưỡi bị sưng đỏ, trẻ bị đau lưỡi.
- Khóe miệng xuất hiện các vết nứt nếu như nấm lưỡi ở mức độ nặng.
- Bên cạnh đó, để chẩn đoán nấm miệng, bác sĩ sẽ kết hợp với những phương pháp khác như soi tươi, sinh thiết, xét nghiệm PCR, nuôi cấy khuẩn lạc… khi cần thiết.
Nấm miệng dưới lưỡi ở trẻ em cần được điều trị đúng cách và kịp thời. Do đó, khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh, bạn nên cho trẻ thăm khám để nhận biết sớm và tìm được cách điều trị phù hợp nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể