Những thông tin cần biết về bệnh nấm ống tai

Nấm ống tai là trình trạng tai bị ù, ngứa ngáy, đôi khi còn gây đau và làm giảm khả năng nghe của người bệnh, căn bệnh này có thể gây ra trên bất kỳ độ tuổi nào từ nhỏ đến lớn. Bệnh này tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh cũng không nên lơ là chủ quan, cần chủ động tìm tới các bệnh viện uy tín để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Bạn đang đọc: Những thông tin cần biết về bệnh nấm ống tai

Bài viết này sẽ chia sẻ đến quý độc giả những thông tin về bệnh nấm tai như triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh nấm ống tai. Mời các bạn theo dõi.

Định nghĩa bệnh nấm ống tai và các đối tượng hay mắc phải

Bệnh nấm ống tai là tình trạng ống tai ngoài bị nhiễm vi nấm, gây ngứa ngáy, đau đớn, chảy mủ và giảm khả năng nghe của người bệnh. Bệnh này thường xảy ra ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như khí hậu ở Việt Nam vì với khí hậu như thế sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển mạnh. Những đối tượng hay mắc phải bệnh nấm ống tai, cụ thể như:

  • Những người hay bơi ở sông, hồ, ao, suối, kênh, rạch, nơi mà nguồn nước bẩn và nhiễm khuẩn cao nên dễ gây bệnh. Kể cả những trường hợp bơi ở hồ bơi công cộng nếu nước vào tai mà không làm sạch, lau khô thì khả năng nhiễm bệnh cũng rất cao.
  • Những người hay sử dụng dịch vụ ráy tai ở bên ngoài cũng có nguy cơ mắc bệnh vì dụng cụ ráy tai thường được sử dụng chung cho người nhiều người nhưng không được vệ sinh sạch sẽ dễ lây lan nguồn bệnh.
  • Phụ nữ mắc bệnh các nấm âm đạo nhưng do đi không điều trị dứt điểm nên khả năng mắc bệnh nấm ống tai cũng rất cao.

Những thông tin cần biết về bệnh nấm ống tai 1

Sử dụng dịch vụ ráy tai bên ngoài tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm

Các loại nấm gây bệnh phổ biến

Bệnh nấm ống tai thường xảy ra nhiều nhất vào mùa hè và ở những người không vệ sinh tai khô ráo, sạch sẽ gây nên tổn thương ở ống tai, vành tai. Bệnh này do rất nhiều loại nấm khác nhau gây bệnh nhưng hai dạng nấm phổ biến nhất vẫn là Candida và Aspergillus

  • Nấm Candida: Thấy nhiều mảnh vụn có màu trắng.
  • Nấm Aspergillus: Có nhiều nốt trắng, đen xen kẽ.

Có nhiều loại nấm tồn tại xung quanh chúng ta ở môi trường bên ngoài nhưng ít khi ảnh hưởng đến sức khỏe con người trừ những người có hệ miễn dịch yếu như người mắc đái tháo đường, người lạm dụng thuốc chứa corticoid quá nhiều và các vận động viên chơi các bộ môn thể thao ở dưới nước thường xuyên,…

Những thông tin cần biết về bệnh nấm ống tai 2

Nấm Candida là loại nấm gây bệnh phổ biến

Các triệu chứng của bệnh nấm ống tai

Nắm rõ các triệu chứng của bệnh nấm ống tai để việc điều trị được dễ dàng hơn, bệnh này thường gây ra ở một bên tai, thỉnh thoảng xảy ra ở cả hai bên. Các triệu chứng dễ thấy nhất như:

  • Ngứa tai là triệu chứng dễ thấy nhất, cấp độ ngày một tăng dần khiến người bệnh phải ngoáy tai liên tục để giảm ngứa.
  • Ù tai, giảm khả năng nghe, lúc nào cũng có cảm giác như có gió thổi vào tai.
  • Đau âm ỉ nhất là khi ngáp và nhai, mức độ tăng dần ở những ngày sau.
  • Vùng tai bị sưng tấy, đỏ ở khu vực ống tai.
  • Căng tức, chảy mủ ra ngoài, mủ có màu trắng hoặc vàng, đôi khi xuất hiện cả màu nâu.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chăm sóc sau khi nhổ răng khôn

Những thông tin cần biết về bệnh nấm ống tai 3

Tai bị sưng đỏ là một trong những triệu chứng của bệnh nấm ống tai

Cách điều trị nấm tai mà bạn cần biết

Nấm ống tai là căn bệnh dễ điều trị, chỉ cần giữ tai luôn sạch sẽ, khô ráo, vệ sinh tai thường xuyên và sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống hoặc bôi để điều trị bệnh này.

  • Lấy sạch ráy tai ra rồi rửa sạch tai với cồn boric 3% (chỉ sử dụng với những người không bị thủng màng nhĩ) và kết hợp với thuốc nhỏ tai kháng nấm từ 10 đến 15 ngày.
  • Nếu nhiễm nặng thì nên tới bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp, thường được các bác sĩ cho uống thuốc kháng nấm.
  • Sử dụng Paracetamol để giảm đau nếu bệnh gây đau nhức ảnh hưởng đến sinh hoạt.
  • Nếu nấm xuất hiện ở bên ngoài thì chỉ cần sử dụng kem bôi kháng nấm.

Cách phòng tránh bệnh nấm ống tai

Bệnh nấm ống tai tuy không quá nguy hiểm như những căn bệnh khác nhưng nếu để lâu không chữa trị thì có thể gặp các biến chứng và khả năng mắc các bệnh như thủng màng nhĩ, viêm ống tai, viêm tai giữa,…Do đó, để ngăn ngừa, phòng tránh bệnh nấm ống tai thì bạn phải tuân thủ tuyệt đối những việc sau đây:

  • Không ráy tai bằng các dụng cụ mất vệ sinh, tuyệt đối không sử dụng dịch vụ ráy tai ở bên ngoài mà không đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Chỉ lấy ráy tai khi ráy tai có nhiều vì ráy tai đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tai, cụ thể là ống tai.
  • Vệ sinh tai sạch sẽ sau khi bơi, tắm.
  • Nếu phát hiện bị nấm ống tai thì nên nhanh chóng điều trị cho dứt điểm để không lây lan sang các khu vực khác.
  • Khi phát hiện có triệu chứng bất thường thì nên đi đến bệnh viện uy tín để thăm khám và kịp thời chữa trị.

Những thông tin cần biết về bệnh nấm ống tai 5

>>>>>Xem thêm: EIA là gì? Xét nghiệm EIA có vai trò gì trong khám và điều trị bệnh?

Khám tai mũi họng định kỳ để kịp thời phát hiện và chữa trị

Bài viết đã chia sẻ tất tần tật các thông tin về bệnh nấm ống tai, hy vọng quý bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quát về căn bệnh này, hiểu và nắm được các nguyên nhân gây ra bệnh cũng như có kế hoạch chữa trị và phòng tránh hiệu quả.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *