Làm gì khi bị ngộ độc pin?

Trong pin thường chứa nhiều hóa chất độc hại và có thể gây ngộ độc khi tiếp xúc trực tiếp. Vậy cần phải làm gì khi bị ngộ độc pin?

Bạn đang đọc: Làm gì khi bị ngộ độc pin?

Ngộc độc pin có thể xảy ra với bất kì ai nếu không đảm bảo các nguyên tắc an toàn khi sử dụng pin.

Pin là gì?

Pin là nguồn cung cấp năng lượng cho nhiều thiết bị điện tử dùng trong gia đình. Pin có những ưu điểm như nhỏ, nhẹ, cung cấp lượng điện áp ổn định nên rất được ưa chuộng.

Pin hoạt động dựa trên những phản ứng hóa học diễn ra bên trong giúp tạo ra năng lượng điện, những phản ứng này còn được gọi là phản ứng điện hóa.

Để tạo ra những phản ứng hóa học, pin chứa rất nhiều chất hóa học ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như chì, thủy ngân, cadmium, magie, mangan,…

1 Trong pin thường chứa nhiều hóa chất độc hại

Tác động của các chất có trong pin đến sức khỏe con người

Mangan

Mangan có nhiều trong phần bột than đen của pin. Theo thông tin từ Bộ Y tế, mangan là một trong những nguyên tố vi lượng cơ bản cấu tạo nên sự sống, tác động trực tiếp đến hô hấp của tế bào, sự phát triển của hệ xương khớp, quá trình chuyển hóa gluxit và hoạt động của não,…

Mangan không gây những tác động trực tiếp đến sức khỏe nhưng nếu tiếp xúc trong khoảng thời gian dài có thể gây hại cho hệ thần kinh.

Mangan có thể gây ra độc tố và hình thành hội chứng manganism với các triệu chứng tương tự bệnh Parkinson. Nếu cơ thể tích tụ nhiều mangan, dẫn đến gây độc cho phổi, thần kinh, thận và tim mạch.

Chì

Chì cũng có nhiều trong pin. Theo nhiều nghiên cứu, chì có thể làm tổn hại nghiêm trọng chức năng gan, thận, ảnh hưởng đến hệ thần kinh như não, dây thần kinh, tủy xương,…

Nếu lượng chì tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ làm chì nhiễm vào máu, gây thiếu máu, suy dinh dưỡng. Nhiễm độc chì còn có thể dẫn đến mù lòa.

Là đối tượng có khả năng hấp thụ và rất nhạy cảm với chì, trẻ em rất dễ bị nhiễm độc chì gây nên nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nhiễm độc chì có thể làm giảm chỉ số thông minh IQ ở trẻ. Cụ thể, tăng 10mg/dl chì trong máu sẽ làm giảm 1 – 5 điểm IQ đối với trẻ. Nhiễm chì còn khiến hệ thần kinh của trẻ luôn căng thẳng và gây ra tình trạng rối loạn tập trung chú ý ở những trẻ 7 – 11 tuổi.

Trẻ nhiễm chì từ pin thường do tiếp xúc trực tiếp với chất rò rỉ ra từ pin. Những chất rò rỉ này còn có thể khiến trẻ bị bỏng da, dị ứng,… Vì vậy, ba mẹ nên bảo quản pin ở những nơi mà trẻ không thể tiếp cận được để đảm bảo an toàn cho các con.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Tập gym xong nên tắm nước nóng hay lạnh?

2 Trẻ em là đối tượng rất dễ bị nhiễm độc chì từ pin

Cadmium

Cadmium là kim loại nặng thường có trong lõi pin, là chất độc gây nguy hiểm cho con người. Lượng nhỏ cadmium từ 30 – 40g có thể giết chết một người trưởng thành khỏe mạnh. Khi cadmium nhiễm vào cơ thể, tốc độ đào thải diễn ra rất chậm, chỉ khoảng 0.1% trong 24 giờ nên có thể gây nên tình trạng ngộ độc mãn tính.

Những triệu chứng giúp nhận biết sớm ngộ độc cadmium là tổn thương thận và hệ thần kinh, rối loạn chức năng sinh dục, đau dữ dội ở xương sống lưng. Ngoài ra, còn có triệu chứng rối loạn chức năng phổi, nguy cơ gây nhiều chứng bệnh ung thư nguy hiểm.

Thủy ngân

Thủy ngân là chất hóa học cực kỳ độc hại nguy hiểm. Nếu bị nhiễm thủy ngân, chất này sẽ đi vào não, gây hư hỏng nhiều cấu trúc bao myeline của dây thần kinh, làm giảm khả năng trí tuệ, rối loạn tính tình và thái độ, đồng thời làm suy yếu miễn dịch.

Cách xử lý khi ngộ độc pin

Những triệu chứng thường gặp khi ngộ độc pin là: Đau trong khoang miệng, khó thở, đau nhiều ở cổ họng, đau bụng, ói mửa, tiêu chảy, chảy nước dãi, giảm huyết áp,…

Lúc này, bạn nên bình tĩnh thực hiện những điều sau:

  • Đầu tiên, gọi ngay cho đường dây cấp cứu để nhờ sự hỗ trợ.
  • Cho nạn nhân uống thuốc gây nôn hoặc móc họng gây nôn để nôn hết những thực phẩm hoặc pin ra ngoài.
  • Đưa nạn nhân đến cơ sở gần nhất để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Phòng tránh ngộ độc pin

Để tránh tình trạng ngộ độc pin diễn ra, bạn cần bảo quản pin ở những nơi trẻ em không với tới để tránh tình trạng nuốt phải. Sử dụng pin an toàn, không dùng pin quá hạn hoặc có dấu hiệu hư hỏng. Không dùng tay tiếp xúc trực tiếp với chất rò rỉ ra từ pin, rửa tay sau khi chạm vào pin.

Ngoài ra, lựa chọn pin không chứa nhiều thành phần độc hại từ những thương hiệu uy tín có thể giúp giảm thiểu tình trạng ngộ độc pin.

Pin Fujitsu Alkaline LR03 (4B) FU-W-FI – AAA là loại pin kiềm chất lượng cao dùng một lần được sản xuất bởi công ty điện tử Fujitsu Nhật Bản.

3

>>>>>Xem thêm: Toxocara IgG là gì? Khi nào cần thực hiện xét nghiệm này?

Pin Fujitsu Alkaline LR03 (4B) FU-W-FI – AAA

Sản phẩm không chứa những hóa chất độc hại, độ hoàn thiện cao nên không dễ rò rỉ ra ngoài. Bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng loại pin này.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn có hướng xử lý kịp thời khi bị ngộ độc pin. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích.

Khánh Vy

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *