Dùng oxy già rửa vết thương được không?

Ngay khi vô tình bị thương, điều đầu tiên cần làm là xử lý, vệ sinh sạch sẽ và sơ cứu, cầm máu. Trong đó, dung dịch oxy già được dùng nhiều để sát trùng, vậy oxy già rửa vết thương có được không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Dùng oxy già rửa vết thương được không?

Vết thương là môi trường vô cùng thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và tế bào da, vào máu khiến vết thương bị nhiễm trùng, thậm chí nguy hiểm hơn là hoại tử. Chính vì vậy mà việc sát trùng, rửa vết thương vô cùng quan trọng.

Oxy già có công dụng gì?

Dung dịch y tế oxy già có tên theo công thức hóa học là hydrogen peroxide và được dùng chủ yếu để sát khuẩn. Khi chưa có sự xuất hiện của đa dạng các loại dung dịch sát khuẩn như hiện nay thì oxy già chính là loại nước sát trùng được dùng nhiều nhất trong cả y tế và cuộc sống hàng ngày.

Ngoài công dụng làm sạch vết thương, cuốn trôi đi bụi bẩn, mảnh vỡ đọng lại trên vết thương, khử khuẩn, tẩy uế, làm sạch, vệ sinh nhà cửa, quần áo,… thì oxy già còn được dùng trong làm đẹp như tẩy tóc, tẩy lông, súc miệng, tẩy trắng móng tay, móng chân,…

Dùng oxy già rửa vết thương được không 1

Tẩy trắng móng tay là công dụng làm đẹp của oxy già

Khi gặp vết thương, oxy già sẽ có hiện tượng sủi bọt trắng. Đây là hiện tượng bình thường, khi các oxygen được giải phóng để làm sạch vết thương, tách các tế bào mủ ra khỏi vết thương một cách nhẹ nhàng, kháng khuẩn, từ đó giúp vết thương mau lành hơn. Khi cần thiết, oxy già còn được dùng để thay thế thuốc cầm máu (tuy tác dụng không hiệu quả bằng).

Dùng oxy già rửa vết thương có tốt không?

Câu hỏi “có nên dùng oxy già rửa vết thương” là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Ngoài gây ra tình trạng sủi bọt khí thì oxy già khi tác động đến vết thương còn khiến người bị cảm giác vô cùng đau rát, nhiều vết thương lớn khiến người bị không chịu nổi đến mức ngất đi.

Hiện tượng đau đớn này khiến con người sinh ra tâm lý sợ hãi đối với oxy già, đặc biệt là trẻ em khi bị thương và được dùng oxy già để sát khuẩn. Điều này tưởng không ảnh hưởng gì nhưng thực tế khá nguy hiểm, khiến người bệnh sợ hãi, trốn chạy mỗi khi cần sát trùng bằng oxy già, dẫn đến vết thương dễ nhiễm trùng hơn.

Khi cơ thể bị tổn thương, đặc biệt là có vết thương ngoài da thì hàng loạt các tế bào bạch cầu sẽ tụ lại quanh vết thương để kháng khuẩn, giúp vết thương mau lành hơn. Tuy nhiên khi rửa bằng oxy già sẽ khiến các bạch cầu này bị tiêu hủy số lượng lớn, ảnh hưởng không nhỏ để khả năng chống lại bệnh tật và hệ thống miễn dịch của cơ thể khi gặp vi khuẩn gây bệnh.

Khi bạch cầu bảo vệ bị chết đi thì vết thương cũng mất đi sức đề kháng tự nhiên, dễ dàng bị mầm bệnh, vi khuẩn xâm nhập vào và gây nhiễm trùng.

Không chỉ tiêu diệt vi khuẩn mà oxy già còn tiêu diệt cả những tế bào mà nó tiếp xúc, khiến vết thương lâu lành hơn vì đã mất đi các enzyme phục hồi và chữa lành tự nhiên của cơ thể.

Chính vì những lý do trên đây mà hiện nay, oxy già không còn là dung dịch sát khuẩn được ưu dùng nữa mà đã phát minh ra nhiều loại sát khuẩn khác có công dụng tương tự nhưng không gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn như oxy già. Trước khi dùng oxy già để rửa vết thương, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn nhé.

Tìm hiểu thêm: Viêm mê nhĩ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Dùng oxy già rửa vết thương được không 2

Dùng oxy già rửa vết thương từng được ưa chuộng

Không nên dùng oxy già khi nào?

Tuy có nhiều công dụng hiệu quả nhưng oxy già cũng nên kiêng dùng trong một số trường hợp vì loại dung dịch này có tính ăn mòn cao, bạn nên hết sức cẩn thận khi sử dụng. Một số trường hợp không nên dùng oxy già để sát khuẩn gồm có:

Không nên dùng oxy già lên vết thương hở

Người có vết thương hở không nên dùng oxy già để vệ sinh vết thương, kể cả trong trường hợp khẩn cấp. Nếu không có loại dung dịch sát khuẩn khác, bạn có thể dùng nước muối sinh lý để rửa vết thương hở trước khi đến bệnh viện để tránh nhiễm khuẩn.

Sở dĩ không nên dùng oxy già cho vết thương hở chính là do oxy già có tính ăn mòn cao, khi tiếp xúc với tế bào da sẽ phá hủy cấu trúc tế bào, khiến cho vết thương thêm nặng hơn, bỏng da, lâu lành vết thương, thậm chí nhiễm trùng và để lại sẹo sau này.

Vùng da đang lên da non

Các tế bào liên kết lại với nhau, tạo ra mạng lưới tế bào mới và dần lên da non, làm lành vết thương một cách tự nhiên. Tuy nhiên khi tiếp xúc với oxy già sẽ khiến lớp tế bào này bị phá hủy hoàn toàn vì tính oxy hóa mạnh của oxy già, làm vết thương không những lâu lành, cần nhiều thời gian hơn mà còn dẫn đến nhiễm trùng, gây sẹo cho da.

Hơn thế nữa, lớp da non là các tế bào vô cùng non và nhạy cảm, nếu để dung dịch mạnh như oxy già nhỏ vào thì tình trạng vết thương sẽ nghiêm trọng hơn, mô da bị chết, tuần hoàn máu đến vết thương để làm lành cũng bị gián đoạn.

Rửa tai bằng oxy già

Nhiều trường hợp viêm tai, mưng mủ trong tai được bác sĩ khuyến cáo nên dùng oxy già nhỏ vào tai để mau lành, làm sạch tai. Tuy nhiên làm sạch mủ trong tai khác với trường hợp rửa tai bằng oxy già với tai khỏe mạnh. Khi trong tai có mủ, việc nhỏ oxy già vào giúp cho các tế bào mủ bị tách khỏi vết thương, chỗ nhiễm trùng, theo bọt oxygen nổi lên để dễ dàng loại bỏ hơn cách thông thường.

Tuy nhiên, người bình thường không nên dùng oxy già nhỏ trực tiếp vào tai để làm sạch tai như người bị viêm tai vì có thể làm cho tế bào màng nhĩ, niêm mạc trong tai,… bị tổn thương do tính oxy hóa mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của tai, làm tai yếu và dễ mắc bệnh hơn.

Khi muốn dùng oxy già để lấy ráy tai hiệu quả hơn, bạn cũng cần thật sự cẩn thận với thao tác, tránh làm cho oxy già đi sâu vào trong tai, gây tổn thương cho tai. Sau khi đã lấy được mủ hoặc ráy tai, bạn nên thấm sạch oxy già còn lại, không để dung dịch đọng lại bên trong lỗ tai gây nguy hiểm.

Dùng oxy già rửa vết thương được không 3

>>>>>Xem thêm: Chữa bệnh khô mắt bằng thuốc Nam

Cần lau sạch oxy già khi lấy ráy tai

Dùng oxy già rửa vết thương là phương pháp từng được ưa chuộng nhưng có một số tác dụng phụ không đáng có nên hiện nay, oxy già không còn được sử dụng trong y tế nhiều như trước nữa.

Khi dùng oxy già với bất cứ mục đích nào, bạn cũng cần cẩn thận, tránh để dung dịch ăn mòn da tay hay để lại hậu quả nghiêm trọng lên sức khỏe.

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *