Bạn có bao giờ có cảm giác rùng mình? Vậy rùng mình là gì? Làm sao để hết rùng mình? Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây của Kenshin nhé!
Bạn đang đọc: Rùng mình là gì? Làm thế nào để hết rùng mình?
Rùng mình là cảm giác xảy ra phổ biến ở hầu hết mọi người. Vậy rùng mình là gì? Vì sao lại có cảm giác rùng mình? Và làm sao để loại bỏ cảm giác này? Cùng khám phá ngay hiện tượng thú vị này qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
Rùng mình là gì?
Hiện tượng rùng mình là hiện tượng chắc chắn đã xảy ra ở tất cả chúng ta. Nó phổ biến ở mọi lứa tuổi và ở mọi người. Vậy rùng mình là gì? Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể chúng ta phản ứng với các điều kiện thay đổi nhất định của môi trường.
Cơ thể của con người với cơ chế tự điều chỉnh và thích nghi với các điều kiện xung quanh. Ví dụ sự thay đổi về nhiệt độ trong môi trường hoặc khi bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng, hồi hộp về một điều gì đó. Lúc này, khi bạn chưa kịp ý thức được về tình trạng đó, cơ thể đã có phản ứng lại với việc rùng mình. Khi nhiệt độ thay đổi quá nóng, cơ thể sẽ đổ mồ hôi. Và khi nhiệt độ giảm lạnh đột ngột, bạn sẽ cảm thấy run lên.
Trong một số trường hợp khác, rùng mình không chỉ là phản ứng khi môi trường thay đổi. Đây có thể là dấu hiệu của các triệu chứng của căn bệnh nào đó. Chính vì vậy, khi xảy ra hiện tượng rùng mình, bạn nên lắng nghe cơ thể. Từ đó có thể nhanh chóng phát hiện và tiến hành thăm khám, điều trị.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rùng mình
Dù biết hiện tượng rùng mình là gì nhưng các bạn có biết nguyên nhân vì sao có hiện tượng rùng mình này? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rùng mình. Như đã nói, cơ thể sẽ không chỉ phản ứng rùng mình trong điều kiện lạnh đột ngột, một số nguyên nhân khiến hiện tượng rùng mình xảy ra có thể kể đến như:
Rùng mình do môi trường lạnh
Rùng mình do sự thay đổi nhiệt độ lạnh đột ngột là nguyên nhân có thể nói là phổ biến nhất. Khi nhiệt độ ở mức lạnh nhất định, việc rùng mình giúp cho cơ thể ấm lên, tạo điều kiện cho cơ thể bạn thích nghi với môi trường bên ngoài. Điều này có thể làm cho cơ thể ấm lên vì sau một vài tiếng đồng hồ, khi cơ bắp của bạn sắp hết glucose, lúc này, cơ bắp sẽ trở nên mệt mỏi và rùng mình sẽ giúp thư giãn và co bóp.
Tùy từng độ tuổi, trẻ em và người lớn có thể có phản ứng rùng mình khác nhau. Ở trẻ em, lượng mỡ dưới da không có nhiều. Chính vì vậy, trẻ em thường rùng mình ở nhiệt độ cao hơn người lớn.
Một số yếu tố như tuổi tác hoặc các lo ngại về sức khỏe cũng có thể làm thay đổi sự nhạy cảm của bạn với môi trường lạnh. Một số người mắc bệnh về tuyến giáp, tuyến giáp hoạt động kém thường cảm thấy lạnh hơn so với người bình thường.
Bạn cũng có thể sẽ cảm thấy rùng mình khi quần áo bị ướt, gió thổi tạo cảm giác ớn lạnh.
Rùng mình sau gây mê
Tỉnh lại sau phẫu thuật, khi thuốc mê đã hết tác dụng, bạn có thể sẽ cảm thấy run rẩy không thể kiểm soát được. Đến hiện tại, nguyên nhân này chưa được xác thực hoàn toàn. Tuy nhiên, nguyên do mà các bác sĩ lý giải là do phòng phẫu thuật thường có nhiệt độ thấp. Chính vì vậy, khi nằm một thời gian dài trong phòng mổ có thể khiến thân nhiệt của bạn giảm đáng kể.
Đồng thời, có thể đây cũng thuộc tác dụng phụ của thuốc gây mê. Khi cơ thể tiếp nhận thuốc mê, thuốc có thể can thiệp vào quy trình nhiệt độ bình thường trong cơ thể bạn.
Lượng đường trong máu thấp
Lượng đường trong máu thấp cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng rùng mình. Nếu bạn nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định. Rất có thể bạn sẽ có cảm giác ớn lạnh, rùng mình.
Bên cạnh đó, hiện tượng rùng mình có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó. Ví dụ như bệnh tiểu đường bởi nó ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu.
Đi kèm với cảm giác rùng mình, khi lượng đường trong máu quá thấp, có thể bạn cũng sẽ cảm thấy toát mồ hôi, lâng lâng hoặc tim đập nhanh.
Rùng mình do nhiễm trùng
Khi cơ thể của bạn thường xuyên bị rùng mình, hãy lắng nghe cơ thể mình và cảm nhận nó có thật sự ổn hay không. Bởi nếu bạn cảm thấy rùng mình nhưng không thấy lạnh, đó rất có thể là do cơ thể bạn đang bắt đầu phản ứng chống lại sự xâm nhập của virus.
Hoặc khi bạn cảm thấy người bỗng nhiên rùng mình và dần không khỏe, đó chính là dấu hiệu khởi đầu của sốt. Đây chính là một cách khác mà cơ thể bạn đang chống lại nhiễm trùng.
Rùng mình khi cảm thấy sợ hãi
Rùng mình cũng là trạng thái thường gặp khi bạn đối diện với một số tình huống nào đó. Khi tình huống đó khiến bạn cảm thấy sợ hãi sẽ dẫn đến tăng đột biến mức độ adrenaline khiến bạn cảm thấy rùng mình. Cơ thể của bạn cảm thấy run rẩy, nổi da gà. Đó chính là phản ứng đối với sự gia tăng nhanh chóng của adrenaline trong máu bạn.
Hiện tượng rùng mình theo từng lứa tuổi
Hiện tượng rùng mình ở trẻ em
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không run khi nhiệt độ giảm. Bởi ở cơ thể trẻ thường có phản ứng điều chỉnh nhiệt độ khác. Chúng sẽ tự sản sinh ra quá trình sinh nhiệt bằng cách đốt cháy chất béo trong quá trình hoạt động. Điều này có thể hiểu tương tự như việc động vật ngủ đông nhằm tồn tại và giữ ấm cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Viêm loét miệng kéo dài do đâu?
Hiện tượng rùng mình ở người già
Đối với những người lớn tuổi, một số nguyên nhân gây nên hiện tượng rùng mình có thể là do bệnh lý. Trong đó, phổ biến nhất chính là bệnh Parkinson.
Một số loại thuốc, như là các loại thuốc giãn phế quản được dùng để chữa trị hen suyễn. Nó cũng có khả năng gây ra tình trạng rùng mình ở người già.
Khi bước vào tuổi già, sự nhạy cảm đối với sự giảm nhiệt độ cũng có thể tăng lên. Điều này phần nào là do lớp mỡ dưới da mỏng đi và sự giảm tốc độ lưu thông của cơ thể dễ gây rùng mình.
Mẹo giúp giảm rùng mình hiệu quả
Rùng mình có thể là một phản ứng bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nào đó. Nếu bạn cảm thấy rùng mình đi kèm một số triệu chứng nào đó, bạn cần xác định rõ nguyên nhân và thăm khám, điều trị kịp thời.
Trong một số trường hợp, cảm giác rùng mình diễn ra nhiều và thường xuyên. Nó ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bạn. Hãy thử một số mẹo chữa rùng mình hiệu quả sau đây!
Giảm rùng mình do lạnh
Cảm giác lạnh có thể gây ra rùng mình. Để giảm thiểu cảm giác này, bạn có thể mặc thêm nhiều lớp áo để giữ ấm. Bạn cũng có thể sử dụng miếng dán giữ nhiệt nếu thời tiết quá lạnh.
Trong những ngày đông lạnh, bạn có thể sử dụng máy sưởi hoặc điều hòa hai chiều để sưởi ấm. Và đừng quên mang tất khi đi ngủ để giúp chân không bị lạnh nhé!
Giảm rùng mình do hạ đường huyết
Nếu bạn thường xuyên có vấn đề với đường huyết, không nên nhịn ăn quá lâu hoặc ăn quá ít. Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể duy trì sức khỏe tốt. Luôn mang theo kẹo ngọt để phòng tránh huyết áp giảm đột ngột.
Chăm sóc cơ thể sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề nào. Sử dụng một chiếc chăn ấm cùng với nước ấm có thể giúp cơ thể giữ ấm hơn. Người thân cần chăm sóc và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh để hỗ trợ phục hồi.
Giảm rùng mình khi đối diện với nỗi sợ hãi
Đối mặt với nỗi sợ hãi, hãy tập trung vào những hoạt động như hát hò hoặc suy nghĩ về những điều vui vẻ. Đừng để bản thân bị áp đặt bởi lo lắng. Bạn có thể tìm đến người thân hoặc bạn bè để giải tỏa cảm xúc.
>>>>>Xem thêm: Các bước giúp cha mẹ dạy bé đánh răng đúng cách
Chắc hẳn qua bài viết này bạn đã hiểu rõ về hiện tượng rùng mình là gì. Hãy tham khảo, áp dụng giúp giảm rùng mình hiệu quả nhé! Đừng quên nhấn theo dõi Kenshin để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe bổ ích.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể