Đánh cầu lông bị đau tay: Nguyên nhân, cách phòng tránh

Khi đánh cầu lông bị đau tay là một trong những trường hợp không tránh khỏi khi bạn yêu thích bộ môn thể thao này. Cùng tham khảo nguyên nhân, cách phòng tránh trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Đánh cầu lông bị đau tay: Nguyên nhân, cách phòng tránh

Đánh cầu lông bị đau cổ tay là một tình trạng khá phổ biến. Nó có nhiều nguyên nhân khác nhau nên ngày hôm nay hãy cùng với Kenshin tìm hiểu vì nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách khắc phục đau cổ tay khi đánh cầu lông như thế nào nhé.

Đau cổ tay là bệnh như thế nào?

Đau cổ tay là một tình trạng bệnh thường gặp của những người chơi cầu lông, kể cả vận động viên chuyên nghiệp cũng như những bạn chơi nghiệp dư. Cổ tay được cấu tạo từ 2 xương cánh tay (xương trụ và xương quay) và 8 xương cổ tay. Các xương này được nối với nhau bởi các dây chằng. Khi đau cổ tay do chơi cầu lông bạn có thể bị do căng cơ, bong gân hoặc nặng hơn là gãy xương cổ tay.

Đánh cầu lông bị đau tay: Nguyên nhân, cách phòng tránh 1
Đau cổ tay là một tình trạng bệnh thường gặp của những người chơi cầu lông

Nguyên nhân chấn thương cổ tay khi đánh cầu lông

Khi chơi cầu lông việc hoạt động phần cổ tay là rất nhiều và chấn thương cổ tay là trường hợp không tránh khỏi. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới đay tay khi chơi cầu lông:

Chấn thương do căng cơ

  • Cổ tay khi chơi cầu lông bị chịu một lực tác động đột ngột và thay đổi chuyển động dẫn tới những chấn thương như căng cơ hoặc rách, đứt một số sợi cơ ở cổ tay.
  • Ngoài ra do căng cơ có thể do tay đặt sai vị trí hoặc khi cầm vợt cầu lông sai kỹ thuật, vợt quá nặng hoặc nhẹ cũng dẫn tới căng cơ từ đó khiến cổ tay đau.
  • Dấu hiệu căng cơ ở cổ tay ở người chơi cầu lông là sưng tấy quanh cổ tay, khi cử động sẽ đau nhức. Phần cổ tay màu đỏ hoặc đổi màu khác so với cổ tay.

Chấn thương do gân cơ gấp cổ tay

  • Các vận động viên cầu lông thường gấp cổ tay qua chính là gân dễ bị chấn thương do nằm ngang rìa cổ tay dễ bị chịu áp lực lớn khi xoay cổ tay.
  • Viêm gân cơ gấp cổ tay thường xảy ra do xoay hoặc duỗi quá mức ở cổ tay. Để giảm độ đau thì bạn cần nghỉ ngơi, chườm đá vào phần gân hoặc cố định phần cánh tay bằng đai nẹp. Ngoài ra có thể sử dụng thêm thuốc chống viêm.
  • Ngoài ra còn trật một phần gân cơ gấp cổ tay là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng có thể do bị trượt khỏi vị trí ban đầu dẫn tới bị đứt gân cơ. Chính vì vậy khi có triệu chứng mà bạn cảm thấy bị trật gân thì phải hạn chế cử động. Trong trường hợp nếu bạn đau cổ tay dữ dội khi cử động thì nên cố định cổ tay và đến bệnh viện ngay.

Đánh cầu lông bị đau tay: Nguyên nhân, cách phòng tránh 2
Chấn thương do gân cơ gấp cổ tay

Chấn thương do nang hoạt dịch cổ tay

Nang hoạt dịch cổ tay là một khối chất lỏng ở mô mềm có thể gây áp lực lên các dây thần kinh xung quanh dẫn tới đau đớn và khiến bạn phải hạn chế khả năng vận động. Theo nghiên cứu thì có khoảng 50% u nang sẽ tự biến mất, còn lại thì cần điều trị bằng chọc hút dịch. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau cổ tay ở các vận động viên cầu lông.

Gãy xương do căng thẳng

Khi căng thẳng có thể thích tụ ở cổ tay và dẫn tới gãy xương khi áp lực quá tải. Nguyên nhân này thường xảy ra với các vận động viên cầu lông chuyên nghiệp hoặc những người chơi lâu năm. Khi bị gãy xương do căng thẳng có thể xảy ra sau một cú giao cầu mạnh, lực đánh lớn và không tìm được điểm chạm cầu thích hợp. Gãy xương do căng thẳng thường khó chẩn đoán do vết gãy ở bên trong cơ thể và di lệch không đáng kể nên đôi khi sẽ không được phát hiện kịp thời.

Cách triệu chứng khi bị chấn thương cổ tay

Nếu như cơn đau cổ tay không được cải thiện và trờ nên nghiêm trọng thì bạn hãy đến ngay bệnh viện để được khám kĩ hơn. Sau đây là một số biểu hiện của chấn thương cổ tay:

  • Đau dữ dội khi cử động cổ tay.
  • Sưng tay nặng hoặc bị phù nề, phần da tay căng lên như trữ nước.
  • Thay đổi cảm giác ở bàn tay như tê hoặc mất cảm giác.
  • Không thực hiện được các sinh hoạt như bình thường khoảng sau 2 ngày do chấn thương.

Tìm hiểu thêm: Chỉ số khối lượng cơ thể phản ánh tình trạng sức khỏe như thế nào?

Đánh cầu lông bị đau tay: Nguyên nhân, cách phòng tránh 3
Cổ tay đau và bị sưng là triệu chứng rõ rệt nhất

Những cách xử lý đau cổ tay khi chơi cầu lông

Khi bị chấn thương ở cổ tay thì bạn có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc để cải thiện ngay cơn đau của mình như:

  • Chườm đá lạnh: Khi bị chấn thương ở cổ tay bạn có thể giảm đau và ngăn ngừa bằng cách chườm đá lạnh lên vết thương để giảm lưu lượng máu đến khu vực này. Nó hoàn toàn có hiệu quả trong 1 – 2 ngày bạn bị chấn thương. Lưu ý là nên bọc đá ở trong khăn để tránh tê tay.
  • Bảo vệ: Khi chơi cầu lông bạn hãy sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ bảo về tay để tránh những tổn thương không đáng có.
  • Nghỉ ngơi: Khi bị chấn thương cổ tay thì hãy hạn chế tập thể dục để tay có thời gian được nghỉ ngơi và hồi phục.
  • Nâng cao cổ tay: Bị thương ở cổ tay thì hãy giữ vùng bị thương cao hơn tim để cải thiện lưu thông máu đến cổ tay, nó giúp giảm sung và giúp tay nhanh hồi phục.

Đánh cầu lông bị đau tay: Nguyên nhân, cách phòng tránh 4

>>>>>Xem thêm: Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không? Một số dạng rối loạn nhịp tim thường gặp


Chườm đá vào cổ tay để giảm đau

Kenshin hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng đau cổ tay khi chơi cầu lông. Ngoài ra chúng mình đã tổng hợp thêm các nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách cải thiện để bạn có thể xử lý nhanh nhất.

Thủy Tiên

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *