Luyện tập thể thao thường xuyên rất tốt cho sức khỏe nhưng luyện tập thể thao với cường độ cao hay tập luyện sai cách khiến bạn rất dễ bị chấn thương. Nhất là đối với những người thường xuyên đá bóng, đầu gối rất dễ bị chất thương, bạn không nên xem nhẹ khi đá bóng bị đau đầu gối.
Bạn đang đọc: Không nên chủ quan khi đá bóng bị đau đầu gối
Đá bóng bị đau đầu gối là vấn đề không hề hiếm gặp với những người đá bóng nhiều. Khớp gối phải chịu một áp lực lớn bởi bóng đá đòi hỏi chuyển động chân nhiều và vì thế nên chấn thương là điều không thể tránh khỏi. Vậy phải làm gì khi đá bóng bị đau đầu gối? Hãy tìm hiểu kỹ qua bài viết dưới đây.
Chấn thương đầu gối khi đá bóng không hề hiếm gặp
Contents
Tìm hiểu chung
Đau đầu gối
Khớp gối là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể. Khớp gối bao gồm dây chằng, gân, ba đoạn xương chày, xương đùi và xương bánh chè. Khi đá bóng, những va chạm mạnh hay đột ngột chuyển hướng, luyện tập sai cách hay quá mức là nguyên nhân chính gây ra các chấn thương đầu gối, đau khớp gối với những biểu hiện điển hình như đau nhức, khó chịu, sưng đỏ, khó duỗi thẳng chân…
Nguyên nhân đá bóng bị đau đầu gối
Chúng ta đều biết vận động, đá bóng nhiều sẽ khiến đầu gối bị đau, nhưng cụ thể đau đầu gối do đâu thì không phải ai cũng biết. Một số nguyên nhân chính là do:
- Khớp gối bị trật: Khi bị ngã hoặc gặp va chạm mạnh.
- Lạm dụng đầu gối: Tình trạng này xảy ra khi bạn ép cơ thể mình vận động quá sức khiến lớp sụn trên xương bánh chè mất độ cứng, gây nhuyễn sụn xương bánh chè.
- Dây chằng chéo trước bị rách: Xảy ra khi di chuyển với tốc độ cao hay đột ngột đổi hướng di chuyển.
Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như:
- Bong gân: Xảy ra khi gân ở đầu gối bị kéo quá mức, trường hợp này có thể nhẹ hoặc rất nghiêm trọng.
- Căng cơ: Xảy ra khi cơ thể chưa sẵn sàng do chưa khởi động trước khi tập hoặc do đầu gối phải vận động với cường độ mạnh.
- Dây chằng giữa gối bị tổn thương: Do sức ép lớn tác động vào mặt ngoài khớp gối khiến dây chằng bị kéo giãn quá mức.
- Tổn thương dây chằng chéo sau: Dây chằng này nằm phía sau đầu gối, nối xương đùi với xương chày. Thông thường ngã khuỵu gối và chuyển động xoắn chân đột ngột sẽ gây nên tình trạng rách dây chằng chéo sau.
- Rách sụn chêm: Là nơi chịu lực cho xương đầu gối. Khi chạm đầu gối với lực mạnh hoặc đột ngột xoay đầu gối sẽ khiến sụn này bị tổn thương.
- Khớp gối bị trật: Xảy ra khi xương chày và xương đùi lệch ra khỏi vị trí bình thường. Khớp gối biến dạng, sưng to gây cảm giác đau quá sức chịu đựng. Khi gặp phải trường hợp này bạn nên đến ngay bệnh viện.
- Gãy xương: Đây cũng là một trường hợp nguy hiểm, xảy ra khi có va chạm mạnh dẫn đến xương bị gãy. Thời gian để phục hồi và điều trị trường hợp này khá lâu.
Triệu chứng khi chấn thương đầu gối
Tìm hiểu thêm: Làm trắng răng bằng giấm táo, chăm sóc và bảo vệ răng trắng sáng đúng cách
Một vài biểu hiện khi đầu gối bị chấn thương
Khi bị chấn thương khớp gối bạn sẽ có những triệu chứng sau đây:
- Đầu gối khó duỗi thẳng.
- Đầu gối bị sưng.
- Những cơn đau dữ dội xuất hiện.
- Khớp gối không ổn định.
Cách điều trị đá bóng bị chấn thương đầu gối
Thông thường, đối với từng trường hợp bị chấn thương khác nhau sẽ có các cách điều trị khác nhau. Đá bóng bị đau đầu gối thường là do nhuyễn sụn xương bánh chè và cách chữa trị cho trường hợp này như sau:
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau đầu gối.
- Chườm đá lên vùng bị ảnh hưởng để giảm sưng và đau.
- Sử dụng các dụng cụ y tế bảo vệ và hỗ trợ cho đầu gối.
- Hạn chế vận động mạnh đầu gối.
Ngoài ra còn một số cách điều trị khác cho đau đầu gối thông thường như:
- Phương pháp RICE: Bao gồm chườm đá, băng bó, nâng cao đầu gối và nghỉ ngơi.
- Sử dụng thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen…).
- Tập vật lý trị liệu, xoa bóp.
Lưu ý: Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tự chữa trị tại nhà để tránh các vấn đề không mong muốn. Cần đến gặp bác sĩ để kịp thời can thiệp và chữa trị khi có dấu hiệu nặng hơn hoặc cảm thấy không ổn. Nếu bệnh quá nặng sẽ cần can thiệp phẫu thuật.
Cách phòng ngừa đau đầu gối khi đá bóng
>>>>>Xem thêm: Khi nào thì nên sử dụng dây tập đi em bé?
Sử dụng đai bảo vệ đầu gối
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để giảm nguy cơ bị chấn thương khi đá bóng, bảo vệ sức khỏe của bản thân. Kenshin khuyên bạn nên ghi nhớ một vài lời khuyên dưới đây:
- Khởi động, giãn gân cốt trước khi chơi thể thao.
- Thường xuyên rèn luyện cơ chân với cường độ hợp lý, không quá sức.
- Tập các bài tập nâng cao sức khỏe cho đầu gối.
- Chọn giày thể thao phù hợp, chuyên dụng và chất lượng, không nên đi giày đã bị mòn hoặc rách đế.
- Tập các bài tập vật lý trị liệu.
- Sử dụng gối đỡ, miếng bảo vệ đầu gối, đai cố định đầu gối để hỗ trợ đầu gối khi tập luyện.
- Hạn chế các va chạm mạnh, bất ngờ.
Trên đây là một vài thông tin về các chấn thương ở đầu gối khi vận động, đá bóng. Mong rằng bạn đã có thêm cho mình những thông tin thật bổ ích.
Xem thêm: Đau khớp gối khi chơi thể thao có làm sao không?
Phương Thảo
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể