Biến chứng mạch máu nhỏ do tiểu đường có nguy hiểm không?

Tiểu đường là một trong những bệnh về rối loạn chuyển hóa khá phổ biến hiện nay. Điều đáng lo ngại thường được nhắc đến ở những người mắc bệnh lý này là sự xuất hiện của các biến chứng. Trong đó, biến chứng mạch máu nhỏ do tiểu đường có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh.

Bạn đang đọc: Biến chứng mạch máu nhỏ do tiểu đường có nguy hiểm không?

Biến chứng mạch máu nhỏ do tiểu đường khá đa dạng, xảy ra ở các hệ cơ quan như mắt, thận và thần kinh. Có thể nói đây là vấn đề bất cứ người bệnh tiểu đường nào cũng nên lưu ý để kiểm soát bệnh và hạn chế các biến chứng diễn tiến nặng. Vậy biến chứng mạch máu nhỏ do tiểu đường nguy hiểm như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thế nào là biến chứng mạch máu nhỏ do tiểu đường?

Bệnh tiểu đường ngày càng trở nên phổ biến, tỷ lệ ước tính được dự đoán sẽ tăng lên 439 triệu người trên toàn thế giới vào năm 2030. Bệnh tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao. Nồng độ đường huyết tăng vượt quá mức bình thường có thể ảnh hưởng đến cả mạch máu lớn và nhỏ, dẫn đến tổn thương các cơ quan. Trong đó, biến chứng mạch máu nhỏ do tiểu đường bao gồm những bệnh lý liên quan đến các bộ phận như mắt, thận và thần kinh.

Cơ chế của biến chứng mạch máu nhỏ do tiểu đường có thể được giải thích là do lượng đường huyết tăng quá cao gây nên tổn thương và rối loạn các chức năng nội mạc mạch máu. Khi đó, các phân tử chất béo dễ dàng đi qua và thấm vào trong lớp nội mạc, hình thành mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch. Lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương cũng gây ra sự co mạch, hình thành huyết khối trong lòng mạch và gây tắc mạch. Do vậy, chức năng tuần hoàn máu trong các mạnh máu nhỏ sẽ suy giảm, kéo theo hàng loạt những rối loạn của các hệ cơ quan đích.

bien-chung-mach-mau-nho-do-tieu-duong-co-nguy-hiem-khong 1

Tiểu đường đi kèm với các biến chứng khác nhau trên mạch máu

Biến chứng võng mạc mắt

Đây là biến chứng mạch máu do tiểu đường trên cơ quan đích là mắt. Võng mạc là một nhóm tế bào ở phía sau mắt có chức năng tiếp nhận ánh sáng và truyền hình ảnh mà dây thần kinh thị giác gửi đến não.

Đường huyết tăng quá cao làm cho những mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc bị tổn thương, sưng lên và rò rỉ, gây mờ mắt hoặc ngừng lưu thông máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của bệnh nhân. Mặc dù các mạch máu mới có thể phát triển khi có dấu hiệu thiếu máu nuôi tại võng mạc, nhưng những mạch máu này có cấu trúc khá yếu, dễ đứt vỡ và gây ra các vấn đề về thị lực. Bệnh võng mạc liên quan đến tiểu đường thường ảnh hưởng đến cả hai mắt.

bien-chung-mach-mau-nho-do-tieu-duong-co-nguy-hiem-khong 2

Tiểu đường gây biến chứng trên võng mạc

Biến chứng võng mạc ở người bệnh tiểu đường khó phát hiện trên lâm sàng, vì thường những triệu chứng của giảm thị lực sẽ biểu hiện ra bên ngoài khi ở mức độ tổn thương nặng. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe của mình thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời.

Biến chứng thần kinh

Biến chứng thần kinh được xem như là biến chứng nguy hiểm nhất và có thể hiện diện ở thể cấp tính hoặc mạn tính. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ, ngăn chặn các chất dinh dưỡng thiết yếu đến các dây thần kinh trong cơ thể bạn. Kết quả là các sợi thần kinh có thể bị tổn thương và suy giảm chức năng. Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các hệ thần kinh khác nhau trong cơ thể. Có 4 phân nhóm chính của biến chứng thần kinh do tiểu đường.

Bệnh thần kinh ngoại biên

Tổn thương thần kinh ngoại biên là loại tổn thương thần kinh phổ biến nhất đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Tình trạng này thường bắt đầu ở bàn chân, thường ở cả hai chân cùng một lúc. Một số trường hợp sau đó có thể đẫn đến ảnh hưởng cả hai tay. Các triệu chứng bao gồm:

  • Cảm giác như kiến bò hoặc kim châm;
  • Đau âm ỉ hoặc tăng mức độ nhạy cảm ở vùng chân, đặc biệt là vào ban đêm;
  • Tê hoặc yếu cơ;
  • Cảm thấy như đang đi tất hoặc đeo găng tay trong khi thực tế không phải vậy.

Bệnh thần kinh cảm giác

Đây là tổn thương các dây thần kinh dẫn truyền thông tin về xúc giác, nhiệt độ, cảm giác đau cùng các cảm giác khác từ da, xương và cơ đến não. Loại biến chứng thần kinh này chủ yếu ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở bàn chân và cẳng chân, hoặc cũng có khi ở cánh tay và bàn tay.

Mối nguy hiểm chính của tổn thương thần kinh cảm giác đối với người bệnh tiểu đường là mất cảm giác ở bàn chân. Trong trường hợp người bệnh không cảm nhận được những vết thương nhỏ (ví dụ như giẫm phải vật sắc nhọn khi đi chân trần hoặc bị phồng rộp), vết thương nhỏ có thể phát triển thành nhiễm trùng, loét hoặc thậm chí hoại tử chi.

Triệu chứng bệnh thần kinh cảm giác ở bàn chân, cẳng chân, bàn tay và cánh tay bao gồm:

  • Ngứa ran và tê;
  • Mất đi sự nhận thức về cảm giác đau;
  • Mất khả năng cảm nhận sự thay đổi nhiệt độ;
  • Mất khả năng phối hợp khi bạn không thể cảm nhận được vị trí của khớp;
  • Đau rát hoặc đau nhức, những cơn đau này có thể tệ hơn vào ban đêm.

Tìm hiểu thêm: Những điều nên biết về xét nghiệm pepsinogen

bien-chung-mach-mau-nho-do-tieu-duong-co-nguy-hiem-khong 3
Bệnh dây thần kinh ngoại biên thường biểu hiện ở bàn chân

Bệnh thần kinh tự chủ

Rối loạn trên hệ thần kinh tự chủ do tiểu đường là tổn thương xảy ra trên các dây thần kinh điều hòa hoạt động của các cơ quan và tuyến trong cơ thể bạn. Những dây thần kinh này có chức năng kiểm soát các quá trình mà chúng ta không tự điều khiển được như làm rỗng dạ dày, tần suất tim đập hoặc hoạt động của cơ quan sinh dục.

Một số vấn đề gặp ở người tiểu đường liên quan đến biến chứng thần kinh tự chủ bao gồm:

  • Liệt dạ dày dẫn tới thức ăn không thể di chuyển qua hệ thống tiêu hóa một cách hiệu quả. Các triệu chứng của tình trạng này có thể bao gồm đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Mất kiểm soát cơ chế phản xạ giữa hệ thần kinh và các cơ bàng quang, dẫn đến tiểu không tự chủ.
  • Thần kinh vận mạch tổn thương gây nhịp tim không đều, tăng tiết mồ hôi bất thường, nhất là ở vùng mặt, thân hoặc xảy ra nhiều vào bữa ăn hoặc ban đêm.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý, gây bất lực ở nam giới (không có khả năng giữ cương cứng).

Bệnh thần kinh vận động

Cơ chế đề xuất cho rối loạn chức năng thần kinh vận động ở người bệnh tiểu đường là do sự giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh vận động. Tổn thương thần kinh có thể dẫn đến các vấn đề như yếu cơ, dẫn đến co giật cơ và chuột rút và có thể gây té ngã.

Biến chứng suy thận do tiểu đường

Bệnh tiểu đường cũng gây tổn thương thận thông qua nhiều con đường khác nhau và khá phức tạp. Phần lớn tổn thương này hướng tới các mạch máu giữ chức năng lọc máu để tạo ra nước tiểu. Các đơn vị lọc của thận chứa nhiều các mạch máu nhỏ, lượng đường trong máu cao có thể khiến các mạch máu này bị thu hẹp và tắc nghẽn.

bien-chung-mach-mau-nho-do-tieu-duong-co-nguy-hiem-khong 4

>>>>>Xem thêm: Chăm sóc tại gia đình sau phẫu thuật – Dành cho bệnh nhân ung thư vú

Nguy cơ suy thận ở những người bị tiểu đường lâu năm

Tổn thương thận có thể bắt đầu từ 10 đến 15 năm sau khi bệnh tiểu đường khởi phát. Tuy nhiên, biến chứng bệnh thận mạn này có thể xảy ra sớm hơn ở người có bệnh nền tăng huyết áp. Khi tổn thương trở nên nặng hơn, thận sẽ hoạt động kém hơn trong việc lọc sạch máu, nghiêm trọng hơn là mất chức năng thận hoàn toàn và phải chạy thận nhân tạo.

Biến chứng mạch máu nhỏ do tiểu đường ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng sống của người bệnh. Vì vậy, những lưu ý về việc theo dõi điều trị, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý là vô cùng quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Bài viết trên vừa cung cấp những thông tin liên quan đến biến chứng mạch máu nhỏ do tiểu đường, hy vọng đây là những kiến thức hữu ích cho bạn đọc.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *