Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta có thể vô tình va chạm gây nên những vết thương nhỏ như trầy xước, chảy máu,… do đó việc chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sơ cứu tại nhà là điều cần thiết để kịp thời xử lý những vết thương.
Bạn đang đọc: Dụng cụ rửa vết thương tại nhà bao gồm những gì?
Bên cạnh dùng tại nhà thì những dụng cụ này cũng khá nhỏ gọn, rất tiện lợi để mang theo công tác hoặc du lịch để phòng những trường hợp không may xảy ra. Vậy bộ dụng cụ này thường gồm những gì, hãy để Kenshin liệt kê giúp bạn nhé.
Việc rửa vết thương tại nhà không quá khó nếu bạn chuẩn bị đầy đủ một số dụng cụ sau:
Contents
Găng tay y tế
Vì bạn sẽ rửa vết thương bằng tay nên việc trang bị găng tay là rất cần thiết. Găng tay y tế sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ các loại vi khuẩn sẽ xâm nhập từ vết thương qua cơ thể hoặc từ người cần sơ cứu sang người sơ cứu.
Trước khi tiến hành sơ cứu, bạn cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để đảm bảo trên tay không còn vi khuẩn. Sau đó, đeo găng tay và tiến hành rửa vết thương. Việc đeo găng tay là một nguyên tắc bắt buộc trong sơ cứu vết thương mà bạn cần phải tuân thủ tuyệt đối.
Găng tay y tế giúp bạn hạn chế nguy cơ xâm nhập từ các loại vi khuẩn
Dụng cụ loại bỏ tế bào chết
Một số vết thương có sự xuất hiện của dịch mủ, mô hoại tử, vảy kết đóng mảng che kín vết thương. Với những tế bào này không chỉ ngăn cản quá trình rửa, làm sạch vết thương mà còn chứa những vi khuẩn khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn.
Những dụng cụ để loại bỏ những tế bào này thường là tăm bông hoặc nhíp hoặc kẹp phẫu tích. Bạn cần thực hiện bước này trước khi rửa vết thương để dung dịch sát khuẩn có thể thấm và phát huy tác dụng hiệu quả.
Nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là một hỗn hợp gồm nước và muối tinh khiết được pha theo tỷ lệ 0,9%, tức là 9g muối tinh khiết với 1 lít nước. Đây là dung dịch thường được dùng để rửa sạch vết thương, loại bỏ dị vật, bụi bẩn trên miệng vết thương.
Tuy nhiên, nước muối sinh lý có nồng độ khá thấp nên chỉ có tác dụng rửa sạch chứ tác dụng sát khuẩn không cao. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng loại dung dịch này với những vết thương nhỏ, còn đối với những vết thương lớn, có nguy cơ lây nhiễm cao thì việc rửa bằng nước muối sinh lý là chưa đủ.
Khi rửa vết thương, bạn cần lưu ý là dùng bông y tế thấm dung dịch nước muối sinh lý để lau vết thương trên da, xung quanh vết thương để diệt một số vi khuẩn, sát trùng vết thương.
Bông y tế bạn có thể sử dụng là bông Quick Nurse. Với thành phần là 100% cotton nên không gây rát da hay tổn thương da khi sử dụng. Sản phẩm này sẽ dùng cho các vết thương ngoài da, dùng kèm với nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn khác để rửa vết thương hoặc dùng với mục đích khác như tẩy trang, lau chùi vật dụng,…
Bông y tế Quick Nurse với thành phần là 100% cotton
Băng bảo vệ vết thương
Băng gạc cá nhân
Chuẩn bị bộ dụng cụ y tế không thể thiếu miếng băng gạc cá nhân. Với kích thước nhỏ gọn, không chiếm nhiều diện tích nên bạn dễ dàng cất gọn vào tủ thuốc hoặc tiện lợi khi bỏ túi mang theo bên mình.
Những miếng băng gạc này có kích thước nhỏ nên thường được sử dụng cho các vết đứt tay, trầy xước nhỏ gây chảy máu. Băng gạc cá nhân có tác dụng che phủ vết thương để tránh nhiễm trùng và còn có công dụng cầm máu hiệu quả. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại băng gạc được thiết kế với độ dài ngắn khác nhau để phù hợp cho từng loại vết thương. Do đó, bạn nên chuẩn bị mỗi loại 1 ít bằng cách mua các loại băng gạc cá nhân tổng hợp. Ở đó sẽ có đủ các loại băng gạc với nhiều kích thước khác nhau cho bạn lựa chọn, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn băng gạc sau khi rửa vết thương.
Tìm hiểu thêm: 1 quả trứng muối bao nhiêu calo?
Băng gạc cá nhân giúp che chắn vết thương nhỏ
Băng gạc và băng keo y tế
Đối với những vết thương chảy nhiều máu, vết hở sâu thì băng gạc cá nhân sẽ không thể phát huy được tác dụng. Do đó, bạn cần một băng gạc y tế phiên bản lớn hơn để có thể cầm máu và che chắn vết thương, tránh cho vết thương tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài. Lớp băng gạc này nên sử dụng sau khi vết thương được rửa sạch sẽ, không còn dị vật hoặc bụi bẩn bám vào.
Để giữ cho lớp băng gạc được cố định và bám chặt hơn, bạn nên dùng thêm băng keo y tế để cố định lại. Bạn nên chọn những loại băng keo chất lượng để đảm bảo giữ gạc được lâu hơn.
Cuộn băng cuốn
Cuộn băng cuốn là dụng cụ dùng để băng bó những vết thương có miệng hở rộng, hoặc có thể dùng trong trường hợp trật khớp để cố định xương. Để sử dụng băng bó vết thương, bạn cần dùng loại băng cuộn tròn, nếu để cố định khớp, bạn cần dùng loại băng có độ co giãn, đàn hồi tốt. Để cố định băng cuốn bạn cần phải trang bị thêm cả kim móc để kẹp phần băng lại, tránh bị tuột.
>>>>>Xem thêm: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/duoc-si-long-chau-tham-gia-chuong-trinh-dao-tao-toan-cau-cung-boehringer-ingelheim.html
Cuộn băng cuốn dùng để cố định xương
Trong quá trình sinh hoạt chúng ta không thể nào tránh được các va chạm gây tổn thương cho da. Do đó, mỗi gia đình cần trang bị các dụng cụ cần thiết để sơ cứu vết thương từ nhẹ đến nặng. Vậy với bài viết trên bạn đã biết được cần chuẩn bị những gì khi sơ cứu vết thương tại nhà rồi đúng không nào? Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn trong việc liệt kê, chuẩn bị cho tủ thuốc gia đình.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể