Lupus ban đỏ ở phụ nữ là một bệnh lý nguy hiểm, cần nhận biết bệnh sớm và có phương pháp điều trị để kiểm soát bệnh không gây ảnh hưởng đến tính mạnh của bệnh nhân.
Bạn đang đọc: Nhận biết lupus ban đỏ ở phụ nữ và phương pháp điều trị
Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn mãn tính, hệ miễn dịch tự tấn công lên các tế bào trong cơ thể gây tổn thương và biến chứng lên nhiều bộ phận kể cả nội tạng. Lupus ban đỏ ở phụ nữ thường chiếm tỉ lệ cao hơn ở nam giới, chiếm đến 90%. Độ tuổi phổ biến từ khoảng 15 – 50 tuổi. Bệnh lupus ban đỏ được chia làm 2 dạng:
- Lupus ban đỏ dạng dĩa.
- Lupus ban đỏ hệ thống.
Bệnh chưa có phương pháp chữa trị hoàn toàn nhưng nếu phát hiện sớm có thể kiểm soát được bệnh.
Lupus ban đỏ là một bệnh lý nguy hiểm
Dấu hiệu nhận biết lupus ban đỏ ở phụ nữ
Các triệu chứng lupus ban đỏ ở phụ nữ không giống nhau, có thể gặp một số triệu chứng ở các giai đoạn cấp rồi lại hết. Ở giai đoạn toàn phát, các triệu chứng có thể gặp đó là:
Các triệu chứng ở khớp
Các biểu hiện của bệnh ở khớp bao gồm viêm khớp, viêm đa khớp cấp tính. Bệnh nhân thường khó đi lại và vận động. Tình trạng viêm khớp gặp hầu hết ở tất cả bệnh nhân bị lupus ban đỏ. Viêm đa khớp ở lupus ban đỏ diễn ra lâu dài có thể làm biến dạng khớp không gây bào mòn xương.
Các dấu hiệu ở tim phổi
Các triệu chứng thường thấy là viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, tắc mạch phổi, tăng áp lực động mạch phổi, và hội chứng phổi thu nhỏ. Các biến chứng ở tim bao gồm viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim.
Các triệu chứng ở da và niêm mạc
Phụ nữ bị bệnh lupus ban đỏ có tỉ lệ nổi ban đỏ hình cánh bướm ở hai bên gò má và mũi rất cao. Đây cũng là dấu hiệu rõ ràng để nhận biết lupus ban đỏ ở phụ nữ. Ở lupus ban đỏ dạng đĩa có vết ban có thể nổi lên ở các vùng khác trên cơ thể như cổ, tay. Các vùng nổi ban này thường rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Người bệnh nên tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng khi gặp triệu chứng này.
Tìm hiểu thêm: Sau khi tập thể dục bao lâu thì được tắm là an toàn nhất?
Biểu hiện đặc trưng của lupus ban đỏ là nổi ban hình cánh bướm ở hai bên gò má và mũi
Biểu hiện ở thần kinh
Lupus ban đỏ ở phụ nữ có thể tổn thương lên toàn bộ cơ thể, cả nội tạng và hệ thần kinh. Người bệnh có thể bị viêm màng não, xuất huyết, rối loạn tâm thần, đột quỵ, thay đổi nhân cách, viêm tuỷ cắt ngang,…
Các biểu hiện mô lympho
Bệnh hạch toàn thể hay gặp, đặc biệt ở trẻ em, người trẻ tuổi và người da đen, tuy nhiên, bệnh hạch trung thất không hay gặp. Lách to gặp ở 10% bệnh nhân.
Triệu chứng ở thận
Các tổn thương ở thận có thể gây ra bệnh viêm cầu thận, suy thận và gây tử vong cho bệnh nhân.
Biểu hiện sản khoa của bệnh lupus ban đỏ ở phụ nữ
Các biểu hiện sản khoa đó là sảy thai. Bệnh nhân vẫn có thể mang thai trong giai đoạn bị bệnh nhưng nên theo dõi và tránh có thai ở các đợt cấp của bệnh. Trong thai kỳ bệnh nhân luôn cần được theo dõi chặt chẽ nhất là ở giai đoạn toàn phát của bệnh.
Biểu hiện ở đường tiêu hóa
Các triệu chứng xảy ra ở đường tiêu hoá có thể xảy ra vì viêm mạch ở ruột hoặc giảm nhu động ruột. Các dấu hiệu thường thấy là mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng do viêm huyết thanh.
Ngoài ra, lupus ban đỏ ở phụ nữ cũng có các dấu hiệu như thiếu mắt, chóng mặt mệt mỏi, giảm bạch cầu và tiểu cầu.
Bệnh cũng gây ra nhiều biến chứng khác tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Ở giai đoạn nhẹ bệnh thường khó phát hiện vì các triệu chứng không rõ ràng, giống với các bệnh lý thường ngày khác.
Phương pháp điều trị lupus ban đỏ ở phụ nữ
Hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi lupus ban đỏ cho phụ nữ. Tuy nhiên phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể kiểm soát được bệnh, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
>>>>>Xem thêm: Cách đối phó hiệu quả khi bị dị ứng kem đánh răng
Hiện nay chưa có phương pháp chữa trị hoàn toàn bệnh lupus ban đỏ cho phụ nữ
Trong các đợt cấp của lupus ban đỏ, bệnh nhân cần được theo dõi kỹ càng các triệu chứng và có một liệu trình điều trị hợp lý để tránh các biến chứng xấu xảy ra.
Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh lupus ban đỏ ở phụ nữ để ngăn chặn các cơn đau và triệu chứng viêm đó là:
- Các thuốc chống viêm nhiễm và làm giảm đau không steroid như: Ibuprofen, Aspirin, Naproxen, Nimesulide,… Các loại trên có hiệu quả tốt với các triệu chứng ở cơ và khớp, tuy nhiên lại có tác dụng phụ gây ra là viêm loét dạ dày, chính vì thế cần uống sau khi ăn no.
- Sử dụng corticosteroid vì thường mang đến các tác dụng chống viêm mạnh hơn. Thuốc chỉ được dùng trong trường hợp bệnh nặng, đã có tổn thương nội tạng. Nhưng thuốc thường mang đến nhiều tác dụng phụ như: Viêm loét dạ dày tá tràng, loãng xương, rạn da, tăng đường máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng, ức chế tuyến thượng thận,… Chính vì vậy cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Các thuốc chống sốt rét như Hydroxychloroquine, Chloroquine có tác dụng với các tổn thương ở da và khớp.
- Các loại thuốc ức chế miễn dịch như Cyclophosphamide (Endoxan), Azathioprine (Imuran), Cyclosporine (Sandimmun),… Thuốc này cũng gây ta rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Chỉ được chỉ định sử dụng trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân không đáp ứng với Corticosteroid.
Có thể thấy, lupus ban đỏ ở phụ nữ là một bệnh nguy hiểm, chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh. Chính vì vậy, chị em hãy theo dõi sức khoẻ sát sao và đi khám ngay khi gặp các triệu chứng như trên nhé!
Minh Hạnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể