Dựa trên phân độ huyết áp và nguy cơ tim mạch, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tăng huyết áp phù hợp với bệnh nhân. Việc điều trị tăng huyết áp nên kết hợp cả biện pháp dùng thuốc và biện pháp không dùng thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất. Vậy phác đồ điều trị tăng huyết áp bao gồm những nguyên tắc và phương pháp nào?
Bạn đang đọc: Phác đồ điều trị tăng huyết áp như thế nào? Nguyên tắc điều trị khi tăng huyết áp
Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ và biến chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để điều trị? Phác đồ điều trị tăng huyết áp gồm những gì? Theo dõi bài viết dưới đây của Kenshin để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề tăng huyết áp nhé!
Contents
Tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp được định nghĩa là khi chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.
Phần lớn, tăng huyết áp (nguyên phát) ở người trưởng thành là không rõ nguyên nhân. Thông thường, chỉ có khoảng 10% trên tổng số là có nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát).
Nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát có thể đến từ:
- Bệnh thận cấp hoặc mãn tính: Như viêm cầu thận cấp, sỏi thận, suy thận, viêm thận kẽ, thận đa nang,…
- Hẹp động mạch thận;
- U tủy thượng thận;
- Cường Aldosterone tiên phát;
- Các bệnh lý tuyến yên, tuyến cận giáp;
- Hội chứng Cushing;
- Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc chống viêm non-steroid, thuốc chống giao giao cảm, corticoid,…
- Hẹp eo động mạch chủ;
- Bệnh Takayasu.
Một số triệu chứng điển hình của tăng huyết áp bao gồm:
- Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng.
- Thở nông;
- Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh;
- Mắt nhìn mờ;
- Mặt đỏ, buồn nôn, nôn;
- Tiểu ra máu;
- Mất ngủ;
- Chảy máu mũi.
Tăng huyết áp nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng như:
- Đột quỵ, hẹp động mạch cảnh, thiếu máu não thoáng qua, sa sút trí tuệ.
- Phì đại tâm thất trái, suy tim.
- Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
- Bệnh mạch máu ngoại vi.
- Xuất huyết, xuất tiết võng mạc, phù gai thị.
- Suy thận, creatinin máu tăng, protein niệu.
Phân độ tăng huyết áp
Dựa vào trị số huyết áp, các chuyên gia đã phân độ huyết áp như sau:
- Huyết áp tối ưu: Chỉ số huyết áp tâm thu
- Huyết áp bình thường: Chỉ số huyết áp tâm thu từ 120 – 129mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương từ 80 – 84mmHg.
- Tiền tăng huyết áp: Chỉ số huyết áp tâm thu từ 130 – 139mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương từ 85 – 89mmHg.
- Tăng huyết áp độ 1: Chỉ số huyết áp tâm thu từ 140 – 150mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương từ 90 – 99mmHg.
- Tăng huyết áp độ 2: Chỉ số huyết áp tâm thu từ 150 – 179mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương từ 100 – 109mmHg.
- Tăng huyết áp độ 3: Chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 180mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương ≥ 110mmHg.
- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương
Phác đồ điều trị tăng huyết áp
Tùy thuộc vào phân độ tăng huyết áp và mức đáp ứng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tăng huyết áp phù hợp dựa trên nguyên tắc điều trị và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Thông tin dưới đây về phác đồ điều trị tăng huyết áp tham khảo từ “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp” ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Nguyên tắc điều trị
Việc điều trị tăng huyết áp được xây dựng dựa trên các nguyên tắc chung sau:
- Cần theo dõi huyết áp đều, điều trị đúng ngày và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài.
- Mục tiêu điều trị là đạt được huyết áp mục tiêu và giảm tối đa các nguy cơ tim mạch.
- Huyết áp mục tiêu cần đạt là dưới 140/90mmHg và có thể thấp hơn nữa trong trường hợp bệnh nhân vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu phải dưới 130/80mmHg.
- Điều trị tích cực ở những bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích. Chú ý, không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng do thiếu máu ở cơ quan đích.
Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc ở các tuyến cơ sở
Các thuốc được dùng để khởi đầu điều trị:
- Với tăng huyết áp độ 1: Chọn một trong các nhóm thuốc sau: Thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta giao cảm (khi không có chống chỉ định).
- Với tăng huyết áp độ 2: Nên phối hợp 2 trong số các nhóm thuốc sau để tăng tác dụng, bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế thụ thể AT1, thuốc chẹn beta giao cảm.
Khi bắt đầu điều trị, nên chọn các thuốc cơ bản trước và bắt đầu từ liều thấp như thuốc lợi tiểu thiazide (hydrochlorothiazide liều 12.5mg/ngày), thuốc chẹn kênh canxi dạng giải phóng chậm (nifedipine liều 10 – 20mg/ngày), thuốc ức chế men chuyển (enalapril liều 5mg/ngày hoặc perindopril liều 2,5 – 5 mg/ngày).
Nếu chưa đạt huyết áp mục tiêu thì chỉnh liều tối ưu hoặc phối hợp thêm một loại thuốc khác cho đến khi đạt huyết áp mục tiêu. Nếu vẫn không đạt huyết áp mục tiêu thì chuyển tuyến trên.
Tìm hiểu thêm: Ăn gì tốt cho ruột và dạ dày? Những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa có thể bạn chưa biết
Điều trị tăng huyết áp tuyến trên
Việc quản lý tăng huyết áp ở tuyến trên bao gồm:
- Phát hiện các tổn thương cơ quan đích ngay ở giai đoạn tiền lâm sàng.
- Loại trừ các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát.
- Chọn phác đồ điều trị dựa vào phân độ huyết áp và nguy cơ tim mạch.
- Tối ưu hóa phác đồ điều trị tăng huyết áp, phối hợp nhiều loại thuốc để tăng hiệu quả kiểm soát huyết áp, giảm tác dụng phụ.
- Điều trị dự phòng ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao và rất cao.
- Sử dụng các thuốc hạ huyết áp đường tiêm/truyền tĩnh mạch trong một số tình huống khẩn cấp như tăng huyết áp ác tính, suy thận tiến triển nhanh, tăng huyết áp kèm nhồi máu cơ tim, suy tim trái cấp, tách thành động mạch chủ,…
Ngoài các phác đồ điều trị bằng thuốc trên, để huyết áp được kiểm soát tối ưu, người bệnh nên xây dựng lối sống lành mạnh (biện pháp không dùng thuốc) như:
- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ kali và các nguyên tố vi lượng.
- Giảm ăn mặn, không nên ăn quá 6g muối hoặc 1 thìa cà phê muối mỗi ngày.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin.
- Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol và các acid béo no.
- Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) từ 18.5 – 22.9kg/m2.
- Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 80cm ở nữ và 90cm ở nam.
- Hạn chế đồ uống có cồn, uống ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày ở nam giới và ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày ở nữ giới.
- Không sử dụng các chất kích thích, không hút thuốc lào, thuốc lá.
- Tránh lo âu, căng thẳng.
- Nghỉ ngơi hợp lý.
- Tránh bị lạnh đột ngột gây co mạch.
- Tăng cường vận động, tập thể dục như đi bộ, chạy bộ,… ít nhất 30 phút mỗi ngày.
>>>>>Xem thêm: Viêm sụn vành tai là gì? Cần cẩn thận với các triệu chứng gây viêm
Tóm lại, dựa trên phân độ huyết áp và nguy cơ tim mạch, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tăng huyết áp phù hợp với bệnh nhân. Việc điều trị tăng huyết áp nên kết hợp cả biện pháp dùng thuốc và biện pháp không dùng thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất. Cần lưu ý rằng khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc hoặc bỏ thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ có ích với bạn. Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định từ bác sĩ.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể