Suy tim được chia thành nhiều loại như suy tim cấp, suy tim mạn,… Do đó, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị suy tim phù hợp. Theo dõi bài viết của Kenshin để hiểu hơn về quá trình điều trị bệnh suy tim.
Bạn đang đọc: Tham khảo phác đồ điều trị suy tim theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Suy tim là tình trạng chức năng tim suy giảm. Suy tim được chia thành nhiều loại như suy tim cấp, suy tim mạn,… Do đó, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị suy tim phù hợp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng theo dõi bài viết dưới đây của Kenshin nhé!
Contents
Suy tim là gì?
Suy tim là tình trạng tim không thể bơm máu như bình thường để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Suy tim có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau như bệnh lý rối loạn nhịp và dẫn truyền tim, bệnh van tim, viêm màng tim,…
Suy tim được chia thành 2 thể: Suy tim cấp và suy tim mạn. Suy tim mạn là những người đã được chẩn đoán suy tim và đang được điều trị suy tim ổn định.
Theo AHA/ACC (Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ), suy tim được chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn A: Có nguy cơ bị suy tim nhưng chưa có tổn thương cấu trúc tim.
- Giai đoạn B: Có tổn thương cấu trúc tim nhưng không có triệu chứng thực thể hay triệu chứng cơ năng của suy tim.
- Giai đoạn C: Có tổn thương cấu trúc tim hoặc có triệu chứng cơ năng của suy tim.
- Giai đoạn D: Suy tim nặng cần can thiệp điều trị.
Phân loại suy tim dựa trên phân số tống máu thất trái:
- Suy tim với thông số tống máu thất trái giảm;
- Suy tim với thông số tống máu thất trái giảm nhẹ;
- Suy tim với thông số tống máu bảo tồn.
Các triệu chứng của bệnh suy tim
Khi bị suy tim, người bệnh có thể có các biểu hiện sau:
- Triệu chứng cơ năng điển hình: Bao gồm khó thở, cơn khó thở kịch phát về đêm, khả năng gắng sức giảm, mệt mỏi, phù mắt cá chân, thời gian hồi phục giữa hai lần gắng sức tăng.
- Triệu chứng cơ năng ít điển hình: Ho về đêm, thở rít, chướng bụng, hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt,…
- Triệu chứng thực thể đặc hiệu: Bao gồm tĩnh mạch cổ nổi, tăng diện tích mỏm tim, tiếng ngựa phi, phản hồi gan – tĩnh mạch cổ dương tính.
- Triệu chứng thực thể kém đặc hiệu: Tăng cân, sụt cân, teo cơ, phù ngoại vi, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, tràn dịch màng phổi, gan to, cổ chướng, thở nhanh, thiểu niệu.
Phác đồ điều trị suy tim
Thông tin về phác đồ điều trị dưới đây tham khảo từ “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn” được ban hành kèm theo Quyết định số 1857/QĐ-BYT ngày 05 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Dựa trên loại suy tim và giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị suy tim phù hợp.
Điều trị suy tim mạn
Trong điều trị suy tim mạn với thông số tống máu thất trái giảm (EF ≤ 40%), điều trị nội khoa là nền tảng đối với tất cả các bệnh nhân bị suy tim. Mục tiêu của điều trị nội khoa là: Giảm tỉ lệ tử vong, dự phòng tái phát nhập viện do suy tim mất bù, cải thiện các triệu chứng, khả năng gắng sức và chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các nhóm thuốc trong điều trị nội khoa cho bệnh nhân suy tim với EF ≤ 40% bao gồm:
- Nhóm ức chế hệ renin-angiotensin: Bao gồm các nhóm nhỏ như nhóm ức men chuyển (ACE-I), ức chế thụ thể (ARB);
- Nhóm chẹn beta giao cảm: Carvedilol, metoprolol, nebivolol, bisoprolol;
- Nhóm kháng aldosterone;
- Nhóm ức chế hệ đồng vận chuyển Natri-glucose: Dapagliflozin, empagliflozin;
- Thuốc lợi tiểu thiazide: Hydrochlorothiazide, Indapamide,…;
- Thuốc lợi tiểu quai: Furosemide,…;
- Glucoside trợ tim: Digoxin,…
Ngoài điều trị nội khoa bằng thuốc, tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng các thiết bị hỗ trợ như máy tạo nhịp tim đồng bộ, máy phá rung tự động cấy vào cơ thể, hoặc chỉ định phẫu thuật ghép tim với trường hợp suy tim giai đoạn cuối, đã kháng lại các biện pháp điều trị thông thường.
Trong điều trị suy tim với thông số tống máu giảm nhẹ (EF từ 41 – 49%), phác đồ điều trị suy tim với thông số tống máu giảm nhẹ bao gồm các thuốc sau:
- Thuốc lợi tiểu: Để kiểm soát tình trạng ứ đọng dịch (nếu có).
- Thuốc ức chế SGLT2 và thuốc ức chế thụ thể angiotensin: Giúp giảm nhập viện và nguy cơ tử vong do suy tim.
- Thuốc ức chế men chuyển ACE-I: Có thể dùng cho bệnh nhân suy tim có kèm theo bệnh động mạch vành, tăng huyết áp hoặc rối loạn chức năng tâm thu thất trái sau nhồi máu cơ tim.
- Thuốc chẹn beta giao cảm: Chỉ định ở những bệnh nhân suy tim có tần số tim nhanh và bệnh mạch vành kèm theo.
- Thuốc đối kháng thụ thể mineralocorticoid (MRA): Có tác dụng lợi tiểu, có thể được cân nhắn chỉ định ở bệnh nhân suy tim với phân số tống máu thất trái giảm nhẹ.
Trong điều trị suy tim với thông số tống máu thất trái bảo tồn (EF ≥ 50%), các thuốc được chỉ định bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu: Chỉ định ở bệnh nhân có triệu chứng ứ huyết.
- Thuốc ức chế thụ thể SGLT2: Nhằm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân suy tim.
- Thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể, chẹn beta giao cảm, MRA: Cân nhắc chỉ định trong từng trường hợp cụ thể.
Tìm hiểu thêm: Tiêm Moderna có sốt không? Biện pháp xử lý sau tiêm sốt 38 độ trở lên
Điều trị suy tim cấp
Nguyên tắc khi điều trị suy tim cấp là:
- Điều trị càng sớm càng tốt;
- Xác định sớm nguyên nhân trong vòng 60 – 120 phút kể từ khi nhập viện;
- Điều trị dựa theo triệu chứng;
- Theo dõi sát tình trạng lâm sàng để thay đổi phác đồ kịp thời.
Biện pháp điều trị cụ thể bao gồm:
- Chỉ định thở oxy khi Spo2
- Đặt nội khí quản và thở máy xâm nhập khi người bệnh suy hô hấp tiến triển không đáp ứng với oxy liệu pháp hoặc thở máy không xâm nhập.
- Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu quai Furosemid đường tĩnh mạch, có thể phối hợp thêm với thuốc lợi tiểu thiazid,…
- Thuốc dãn mạch: Chỉ định trong trường hợp suy tim cấp do cơn tăng huyết áp, hoặc huyết áp tâm thu ≥ 110 mmHg.
- Thuốc tăng co bóp, thuốc tăng co mạch: Chỉ định sớm khi người bệnh có tụt huyết áp hoặc có dấu hiệu tưới máu giảm.
- Digoxin: Chỉ định khi bệnh nhân suy tim cấp có rung nhĩ.
- Morphine: Chỉ nên cân nhắc trong trường hợp bệnh nhân khó thở, đau nhiều hoặc không cải thiện với các phương pháp điều trị khác.
>>>>>Xem thêm: Bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có con được không?
Tóm lại, dựa vào loại suy tim và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị suy tim phù hợp. Thông tin về phác đồ điều trị nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định điều trị từ bác sĩ. Hãy thăm khám ngay nếu bạn có những dấu hiệu của bệnh tim mạch. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ có ích với bạn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể