Tiêm chủng khi mang thai là việc làm vô cùng quan trọng giúp thai phụ có được thai kỳ thuận lợi hơn đồng thời em bé sau khi sinh ra có sản kháng nguyên phòng bệnh từ người mẹ. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng tiêm uốn ván dễ sinh non. Vậy thực hư chuyện này ra sao? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu ngay nhé.
Bạn đang đọc: Thực hư chuyện tiêm uốn ván dễ sinh non liệu có đúng như lời đồn?
Tiêm uốn ván dễ sinh non liệu câu chuyện này có đúng như lời đồn? Bài viết này sẽ giúp bạn làm sáng tỏ chủ đề này. Trước hết, hãy cùng Kenshin điểm qua một vài thông tin cơ bản xoay quanh bệnh uốn ván và tiêm phòng uốn ván bạn nhé.
Contents
Tổng quan về bệnh uốn ván
Uốn ván là một trong những căn bệnh nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn uốn ván (trực khuẩn Clostridium tetani). Theo thống kê, tỷ lệ tử vong khi mắc phải căn bệnh này tương đối cao, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong lên đến 95%.
Cơ chế bệnh sinh: Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn uốn ván sẽ sản sinh ra ngoại độc tố và các ngoại độc tố này sẽ đi vào trong máu, theo dòng máu tấn công vào hệ thần kinh và não bộ khiến người bệnh bị co cứng cơ. Lúc này, các cơn co giật cũng bắt đầu xuất hiện.
Thông thường, sau khi nhiễm vi khuẩn uốn ván, người bệnh thường không có biểu hiện bất thường. Song sau khoảng 4 – 21 ngày, khi đã trải qua thời gian ủ bệnh thì người bệnh mới bắt đầu có triệu chứng.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, uốn ván phát triển qua 4 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Cụ thể:
Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn này thường kéo dài từ 4 – 21 ngày. Thời gian ủ bệnh cụ thể sẽ phụ thuộc vào đặc điểm, vị trí và độ lớn của vết thương. Trung bình, kể từ lúc bị thương thì thời gian ủ bệnh thường kéo dài khoảng 10 ngày. Trong trường hợp vết thương bị nhiễm bẩn nặng, thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn và bệnh thường nặng, tiên lượng xấu.
Giai đoạn khởi phát
Giai đoạn khởi phát bắt đầu từ lúc người bệnh có các biểu hiện đầu tiên như cứng cơ hàm cho đến khi cơn co giật đầu tiên hoặc cơn co thắt ở hầu họng và thanh quản xảy ra.
Các triệu chứng người bệnh phải đối diện trong giai đoạn này bao gồm mỏi cơ hàm, khó nhai, khó mở miệng và khó nuốt. Theo thời gian, sự co cứng này sẽ lan rộng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Ngoài ra, người bệnh còn có thể có một số biểu hiện khác như sốt cao, tăng tiết mồ hôi, nhịp tim tăng.
Giai đoạn toàn phát
Đây là giai đoạn nghiêm trọng của bệnh với các triệu chứng rõ ràng ở mức độ nghiêm trọng hơn, tính từ khi xuất hiện cơn co giật toàn thân, co thắt hầu họng và thanh quản cho đến khi bệnh giảm dần.
Thông thường, giai đoạn này thường kéo dài từ 1 – 3 tuần với các triệu chứng như co cứng toàn thân, khó thở, da tím tái, co bóp cơ vòng dẫn đến tình trạng bí đại tiện, tắc nghẽn tiểu…
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị rối loạn thần kinh thực vật với một loạt các triệu chứng như da xanh, sốt cao 39 – 40 độ, thậm chí là cao hơn, mồ hôi nhễ nhại, đờm phun ra nhiều, tăng hoặc giảm huyết áp một cách đột ngột. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số vấn đề về nhịp tim, thậm chí là ngừng tim.
Giai đoạn lui bệnh
Ở giai đoạn lui bệnh, các cơn co giật cũng như các triệu chứng khác của bệnh bắt đầu giảm dần, người bệnh có thể lấy lại khả năng mở rộng miệng và cải thiện được phản xạ nuốt. Giai đoạn này thường kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Điều này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin uốn ván trong thai kỳ
Như các bạn đã biết, uốn ván là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Đặc biệt, với đối tượng là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh nếu không được tiêm phòng vắc xin uốn ván trong thai kỳ thì nguy cơ nhiễm bệnh trong quá trình chuyển dạ và sinh nở là rất cao.
Đến nay, bệnh uốn ván ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh vẫn đang là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu, nhất là ở những vùng có điều kiện chăm sóc y tế hạn chế và tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Có thể thấy rằng, bệnh uốn ván để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé. Chính vì thế, việc tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai là rất cần thiết.
Các chuyên gia y tế khuyến khích phụ nữ mang thai nên thực hiện đúng và đủ phác đồ tiêm phòng uốn ván trong hành trình mang thai. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khoẻ của bản thân mẹ bầu mà còn truyền kháng nguyên phòng bệnh cho bé yêu thông qua nhau thai. Từ đó, trẻ sơ sinh được phòng ngừa uốn ván rốn vào những ngày tháng đầu đời khi chưa đủ tuổi để tiêm phòng uốn ván.
Tuy nhiên, trong dân gian lưu truyền tiêm uốn ván dễ sinh non. Vậy điều này có đúng không? Nếu mẹ bầu nào đang thắc mắc vấn đề này thì hãy cùng Kenshin tìm hiểu ngay trong phần tiếp theo của bài viết nhé.
Thực hư vấn đề tiêm uốn ván dễ sinh non
Trong thời kỳ mang thai, ngoài việc tuân thủ theo chế độ sinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, việc chích ngừa các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm cũng vô cùng quan trọng, trong đó vắc xin phòng bệnh uốn ván đặc biệt được coi là quan trọng.
Việc tiêm phòng vắc xin phòng uốn ván không gây hại cho thai nhi đã được chứng minh bởi rất nhiều các nghiên cứu khoa học và cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu hay báo cáo y khoa nào cho thấy việc tiêm vắc xin phòng uốn ván dẫn đến tình trạng sinh non, sinh sớm hay liên quan đến suy giảm trí nhớ ở phụ nữ mang thai.
Có thể thấy rằng, việc tiêm uốn ván dễ sinh non chỉ là suy đoán và tin đồn vô căn cứ, không có cơ sở để khẳng định. Do vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm tiêm chủng đầy đủ vắc xin uốn ván trong thai kỳ để có hành trình sinh nở an toàn và thuận lợi hơn sau này nhé.
Tìm hiểu thêm: Thực hư của việc uống Elevit bị rối loạn kinh nguyệt
Thời điểm tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu trong thai kỳ
Đối với phụ nữ mang thai, việc tiêm phòng uốn ván có thể được thực hiện từ 1 – 2 lần trong suốt thai kỳ, điều này tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể:
- Nếu mẹ mang thai lần đầu, chưa tiêm vắc xin phòng uốn ván trước đó hoặc chưa tiêm nhắc lại thì cần tuân thủ tiêm phòng theo đúng lịch trình cơ bản, lặp lại mũi tiêm thứ 2 sau 4 tuần kể từ khi thực hiện mũi tiêm thứ nhất. Với mũi tiêm thứ 2 thường được tiêm trước sinh tối thiểu 1 tháng.
- Nếu đã tiêm đủ các mũi vắc xin cơ bản và trước khi mang thai cũng đã tiêm nhắc lại vắc xin phòng uốn ván thì cần tiêm 1 mũi vắc xin trước sinh tối thiểu 1 tháng.
- Mỗi lần có thai sau đó, mẹ bầu cần tiêm 1 mũi vắc xin nhắc lại và không cần bận tâm đến khoảng cách giữa các lần mang thai.
Thời điểm tiêm phòng vắc xin uốn ván trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, để có phác đồ tiêm phù hợp, bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế và phòng tiêm chủng để được thăm khám và tư vấn.
>>>>>Xem thêm: Review kem trị rạn da sau sinh “hot” nhất trong giới mẹ bỉm
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh căn bệnh uốn ván và tiêm phòng vắc xin uốn ván cho phụ nữ mang thai. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn thực hư vấn đề tiêm uốn ván dễ sinh non đồng thời hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin uốn ván. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết hôm nay của Kenshin.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể