Bệnh viêm VA ở trẻ em có nguy hiểm không?

Chắc hẳn, có rất nhiều bậc phụ huynh còn cảm thấy khá lạ lẫm với khái niệm viêm VA ở trẻ nhỏ. Vậy, viêm VA là bệnh gì? Bệnh viêm VA ở trẻ em có nguy hiểm không? Chăm sóc trẻ bị viêm VA thế nào?

Bạn đang đọc: Bệnh viêm VA ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nhìn chung, viêm VA là bệnh lý về đường hô hấp khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và biết được câu trả lời cho câu hỏi: “Viêm VA ở trẻ em có nguy hiểm không?”, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh viêm VA là bệnh gì?

VA là từ ngữ dùng để chỉ tổ chức lympho tương tự như amidan nhưng nằm ở vị trí phía sau mũi, trên lưỡi gà. Khi hít thở, không khí sẽ đi vào mũi, qua VA trước rồi mới vào phổi. Đây là vùng đặc biệt khó quan sát ở trẻ nhỏ nên thường hay bị bỏ sót khi thực hiện khám bệnh. Chủ yếu, bệnh viêm VA chỉ được chẩn đoán qua một số các biểu hiện gián tiếp như sốt cao, ho, nghẹt mũi, gương mặt có nét bị thay đổi.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm VA thường là do VA phải tiếp xúc nhiều với các vi khuẩn, vi khuẩn liên tục tấn công, trong khi đó, sức đề kháng của cơ thể lại yếu ớt, kết hợp với một số điều kiện các như thời tiết chuyển mùa, ô nhiễm không khí, khói bụi và vệ sinh cá nhân không đảm bảo.

Bị viêm VA quá nhiều lần sẽ khiến cho trẻ bị ho do có đờm, sốt, chảy nước mũi. Sử dụng kháng sinh để điều trị viêm VA lần đầu có thể mang lại hiệu quả nhưng nếu sử dụng quá nhiều lần thì cơ thể sẽ sinh ra phản ứng kháng lại kháng sinh.

Bệnh viêm VA ở trẻ em có nguy hiểm không? 1

Viêm VA là bệnh lý đường hô hấp ở trẻ em thường gặp

Bệnh viêm VA ở trẻ em có nguy hiểm không?

Vậy, viêm VA ở trẻ em có nguy hiểm không? Viêm VA được chia làm 2 loại là viêm VA cấp tính và viêm VA mãn tính. Đây là bệnh không quá nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên, nếu không can thiệp và điều trị bệnh đúng cách thì bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần, gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Trẻ có thể gặp một số các biến chứng như:

Bệnh viêm VA cấp tính

  • Việc hít thở của trẻ sẽ bị cản trở do lúc này cửa sau của mũi bị tắc hay còn gọi là tắc đường thở, dịch mũi ứ đọng lại và xuất hiện mủ ở mũi.
  • Trẻ có thể bị viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mủ hay thậm chí là thủng nhĩ, suy giảm thính lực do lỗ thông khí vào tai giữa bị bít tắc.
  • Viêm VA cấp tính để lâu dần sẽ trở thành mãn tính.
  • Trẻ có thể bị ngừng thở trong lúc ngủ.
  • Khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, ngủ ngáy, ngủ hay giật mình, đái dầm hoặc nghiến răng khi ngủ.
  • Trẻ có thể bị chậm phát triển tinh thần và thể chất, xuất hiện một số biểu hiện như nghe kém, không hoạt bát, chậm chạp,…

Viêm VA mãn tính

  • Trẻ sẽ phải đối mặt với một số bệnh lý nguy hiểm như viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm khí quản,…
  • Chóp mũi của trẻ bị thu nhỏ, trẻ không thể tự thở bằng mũi, xương hàm kém phát triển, cằm có xu hướng nhô ra và to hơn, răng ở hàm trên mọc lởm chởm.
  • Chậm phát triển thể chất cũng như tinh thần.
  • Ngừng thở trong lúc ngủ và bao gồm tất cả các biến chứng khác giống với viêm VA cấp tính.

Như vậy, các bậc phụ huynh có thể thấy, nếu không can thiệp sớm, các biến chứng do viêm VA gây ra có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ nhỏ. Do đó, khi thấy con trẻ có các biểu hiện sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi kéo dài, hãy cho con đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng và có những can thiệp điều trị khi cần thiết.

Tìm hiểu thêm: Đậu lăng nảy mầm có ăn được không?

Bệnh viêm VA ở trẻ em có nguy hiểm không? 2
Viêm VA không quá nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ

Chăm sóc trẻ bị viêm VA như thế nào?

Trước tiên, để chăm sóc tốt cho trẻ bị viêm VA, bố mẹ nên cho trẻ đi khám sức khỏe tai mũi, họng. Sau đó, thường thì các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ bị viêm VA nhẹ dùng thuốc. Riêng các trường hợp viêm VA mãn tính thì sẽ cần được điều trị ngoại khoa nạo VA. Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp tăng cường sức đề kháng. Lưu ý, cho trẻ uống đủ nước bởi trẻ bị viêm VA rất dễ bị mất nước so với trẻ bình thường, uống nhiều nước cũng sẽ giúp giảm tình trạng khô họng và viêm.

Hạn chế cho trẻ ăn đồ quá mặn trong khẩu phần ăn, ăn mặn có thể khiến cho trẻ bị tích nước, làm gia tăng dịch nhầy và khiến cho các biến chứng của bệnh viêm phế quản trở nặng hơn. Bên cạnh đó, trẻ sẽ cần kiêng ăn những đồ ăn cay, nóng, đồ ăn ngọt, chứa nhiều đường. Tiêu thụ các loại thực phẩm này tình trạng ho của trẻ sẽ trở nên rất tồi tệ. Không cho trẻ ăn các loại quả chua vì trẻ sẽ khó long đờm.

Sau cùng, phụ huynh nên đưa trẻ đi tái khám thường xuyên và nghiêm túc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khác để điều trị bệnh cho trẻ nếu như chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

Bệnh viêm VA ở trẻ em có nguy hiểm không? 3

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây ho và cách phòng tránh bệnh ho hiệu quả

Tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ tai mũi, họng

Để bảo vệ trẻ khỏi bệnh viêm VA nói riêng và các tác nhân gây bệnh nói chung, bố mẹ hãy đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ và chú trọng vào khẩu phần dinh dưỡng của trẻ. Đảm bảo cơ thể trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, sức đề kháng tốt nhằm chống lại được các tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *