Viêm tai giữa mãn tính có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và điều trị

Tai là bộ phận giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với việc nhận biết cũng như dẫn truyền âm thanh. Viêm tai giữa mãn tính có thể khiến cho chức năng nghe bị ảnh hưởng đáng kể. Vậy viêm tai giữa mãn tính có nguy hiểm không? Đây là vấn đề thắc mắc của không ít người.

Bạn đang đọc: Viêm tai giữa mãn tính có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và điều trị

Do đó, để được giải đáp về vấn đề “Viêm tai giữa mãn tính có nguy hiểm không?”, bạn hãy theo dõi phần nội dung ở bài viết sau nhé.

Viêm tai giữa mãn tính là bệnh gì?

Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng lớp niêm mạc của tai giữa bị viêm, tình trạng này thường kéo dài hơn 12 tuần và không đáp ứng được với điều trị nội khoa. Viêm tai giữa mãn tính có thể khiến cho màng nhĩ bị thủng, lớp niêm mạc ở trong tai bị phù nề và viêm xương chũm.

Viêm tai giữa mãn tính có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và điều trị1 Viêm tai giữa mãn tính có nguy hiểm không?

Nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa mãn tính

Các loại nấm, vi khuẩn, virus chính là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh viêm tai giữa:

  • Khi thực hiện việc điều trị đối với những trường hợp bị cảm lạnh thông thường và không có hiệu quả, vòi nhĩ không dẫn lưu dịch tiết ở trong hòm nhĩ, vòi nhĩ bị tắc, dịch nhầy bị ứ đọng ở tai giữa sẽ tạo điều kiện để vi trùng xâm lấn và dẫn đến biến chứng bị viêm tai giữa.
  • Đối với trẻ em, vòi nhĩ bị hẹp, ngắn, hơi nằm so với người trưởng thành nên có khả năng dễ bị viêm tai giữa hơn.
  • Áp lực và chấn thương cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa.
  • Một số yếu tố thuận lợi gây ra căn bệnh viêm tai giữa là do phần cấu trúc của xương chũm thông nối, cơ địa người bệnh, độc tố của vi khuẩn, trẻ bị suy dinh dưỡng, người trưởng thành bị suy nhược cơ thể, sức đề kháng giảm thì rất dễ bị viêm tai giữa.

Biểu hiện của viêm tai giữa mãn tính

Viêm tai giữa mãn tính có thể gây ra những triệu chứng như:

  • Viêm tai giữa mạn tính nhầy: Bệnh nhân bị chảy máu tai theo từng đợt và thường phụ thuộc vào những đợt viêm VA, mủ dính, chảy ra nhầy, không thối và chưa ảnh hưởng tới khả năng nghe.
  • Viêm tai giữa mạn tính mủ: Chảy mủ kéo dài, mủ đặc và có màu xanh thối, khả năng nghe kém, đau âm ỉ ở trong đầu, bên tai bị bệnh thường bị nặng đầu.
  • Viêm tai giữa mạn tính hồi viêm: Bệnh nhân bị sốt cao kéo dài, ăn ngủ kém, cơ thể hốc hác, gầy gò, suy nhược.

Tìm hiểu thêm: Thuốc kháng cholinergic là gì? Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng cholinergic

Viêm tai giữa mãn tính có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và điều trị2 Viêm tai giữa mãn tính có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn

Viêm tai giữa mãn tính có nguy hiểm không?

Vào giai đoạn đầu, bệnh nhân mắc chứng viêm tai giữa mãn tính thường bị chảy mủ tai theo từng đợt, mủ chảy ra khá dính và không có mùi thối. Khi ấy, chức năng của thính lực chưa bị ảnh hưởng.

Càng về sau, mủ tai sẽ chảy ra liên tục, mủ đặc và có màu xanh thối. Bên cạnh đó, sức nghe sẽ giảm dần, đầu bị đau âm ỉ, nặng đầu tại phía tai bị mắc bệnh.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn, tai càng nghe kém bởi đường dẫn truyền khi đó đã bị thương tổn toàn bộ. Lúc này, trẻ sẽ chậm phát triển về khả năng ngôn ngữ hoặc không thể biết nói nếu như cả hai tai đều bị bệnh. Những cơn đau tai thường xảy ra theo từng đợt và rất khó chịu. Điểm đau thường nằm sâu ở phía trong của tai và lan ra phía sau của xương chũm hoặc thái dương. Khi ấy, bệnh nhân sẽ bị ù tai, nhức đầu, chóng mặt.

Viêm tai giữa mãn tính nếu kéo dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Bị khiếm thính hoàn toàn ở một bên tai bị thương tổn, lỗ thủng của màng nhĩ vĩnh viễn không thể lành, chuỗi xương con cũng bị phá hủy.
  • Một khi tình trạng viêm nhiễm lan rộng thì những cơ quan bên cạnh cũng sẽ bị ảnh hưởng và gây ra hiện tượng chóng mặt do hệ thống tiền đình bị thương tổn, tổn thương dây thần kinh mặt do liệt mặt, viêm não – màng não, viêm xương chũm, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng… có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng.

Cách điều trị và phòng ngừa viêm tai giữa mạn tính

Mục đích của việc chữa trị viêm tai giữa mãn tính đó là kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, loại bỏ phần dịch bị ứ đọng ở tai giữa và phục hồi được chức năng nghe.

Bệnh nhân cần được thực hiện điều trị tại chỗ bằng việc sử dụng thuốc và vệ sinh vùng tai. Bệnh nhân cần phải được đảm bảo ống tai được thoáng sạch, phẫu thuật loại bỏ polyp ống tai nếu như có, rửa tai bằng oxy già hoặc nước muối rồi dùng thuốc nhỏ tai. Ở một số trường hợp, nếu tình trạng nhiễm trùng khó kiểm soát, bệnh nhân cần phải được thực hiện phẫu thuật, dẫn lưu, làm sạch ổ viêm nhiễm và áp xe.

Viêm tai giữa mãn tính có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và điều trị3

>>>>>Xem thêm: Trà tía tô – gừng Kami Tea hỗ trợ tiêu hoá, chữa cảm mạo hiệu quả

Phẫu thuật viêm tai giữa mãn tính

Tuy nhiên, nếu như nguyên nhân gây bệnh chưa được giải quyết triệt để thì bệnh sẽ có nguy cơ bị tái phát. Nếu như nguyên nhân là tại vòm mũi họng hay ở mũi thì bệnh nhân cần được điều trị viêm xoang, nạo V.A, cắt quá phát cuốn mũi…

Chúng ta cần phòng ngừa viêm tai giữa cấp tính chuyển sang viêm tai giữa mãn tính bằng cách tuân thủ sử dụng kháng sinh, thuốc, cân nhắc để rạch màng nhĩ sơm, tăng khả năng dẫn lưu và tránh ứ đọng, nhất là sau khi tiếp xúc với môi trường nước như gội đầu, bơi lội, vệ sinh tai, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu như đã phát hiện bị viêm tai giữa mãn tính, bệnh nhân cần phải được điều trị, theo dõi cũng như phát hiện ra các biến chứng để có thể giải quyết tạm thời.

Trên đây là những giải đáp thắc mắc liên quan đến viêm tai giữa mãn tính và vấn đề “Viêm tai giữa mãn tính có nguy hiểm không?”. Để không ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn nên có hướng khắc phục kịp thời nếu như nhận thấy có các triệu chứng của bệnh nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *