Nấm Shiitake là loại nấm hương được yêu thích nhất ở Nhật Bản, được mệnh danh là vua của các loại nấm. Cùng tìm hiểu xem loại nấm này có tác dụng gì với sức khỏe và dùng thế nào tốt nhất bạn nhé!
Bạn đang đọc: Nấm Shiitake là gì? Nấm Shiitake có tác dụng gì với sức khỏe?
Nấm Shiitake là một trong những loại nấm được yêu thích nhất tại Nhật Bản và thường xuyên có mặt trong các bữa ăn gia đình của người Nhật. Vậy loại nấm nghe khá lạ tai này có ở Việt Nam không? Có đắt đỏ không và có công dụng gì với sức khỏe. Kenshin sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về loại nấm này ngay bây giờ nhé!
Contents
Nấm Shiitake là nấm gì?
Nấm Shiitake là tên tiếng Nhật của nấm hương hay nấm đông cô. Đây là loại nấm rất phổ biến, được sử dụng rộng rãi và thường xuyên trong các gia đình vì vừa ngon, vừa lành lại vừa bổ dưỡng. Như vậy, Shiitake chẳng phải loại nấm hiếm, cũng chẳng phải loại nấm đắt đỏ. Ai trong số chúng ta cũng đủ điều kiện để mua và thưởng thức loại nấm này.
Nấm hương (tên khoa học là Lentinula edodes) là loại nấm có nguồn gốc từ vùng Đông Á. Cái tên Shiitake (có nghĩa là nấm shii) bắt nguồn từ việc loại nấm này được trồng trên cây shii. Trong tiếng Trung, loại nấm này được gọi là hương cô (tức nấm thơm), nấm đông cô (nấm mọc vào mùa đông) và hoa cô (nấm có hoa – trên mặt nấm có những vết nứt giống như có hoa).
Người ta không rõ loại nấm này xuất hiện từ bao giờ và được sử dụng làm thực phẩm khi nào. Chỉ biết rằng từ thời cổ đại nó đã được sử dụng và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều dùng nó. Cây nấm hương có dạng hình tán với đường kính mũ nấm rộng 4 – 10cm. Khi còn non nấm màu nâu nhạt, đến khi già chuyển màu nâu đậm. Cây nấm có một chân nấm đính vào giữa mũ nấm hay còn gọi là tai nấm. Thịt nấm có màu trắng, ăn rất thơm và béo.
Trong tự nhiên, nấm Shiitake mọc ký sinh trên các thân cây. Ngày nay, loại nấm này được trồng trong các trang trại và là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao.
Thành phần dinh dưỡng trong nấm Shiitake
Trong 100g Shiitake sấy khô cung cấp 1,6 g chất béo, 12,5g protein, 60g chất đường bột, 16mg canxi, 240 mg kali và 3,9g sắt, nhiều vitamin cùng khoáng chất tốt cho sức khỏe khác như: Vitamin C, B, tiền vitamin D, nhôm, magie… Thành phần dinh dưỡng của loại nấm này cũng chứa 30 enzym và nhiều acid amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được.
100g nấm hương sấy có thể đáp ứng 11% nhu cầu Vitamin B2, B3 hàng ngày. Nó đồng thời đáp ứng 33% nhu cầu vitamin B5, 7% nhu cầu B6, 6% nhu cầu vitamin D, 10% nhu cầu selen, 39% nhu cầu đồng, 9% nhu cầu mangan, 8% nhu cầu kẽm, 6% nhu cầu folate hàng ngày.
Lợi ích khi dùng nấm Shiitake đúng cách
Nếu sử dụng nấm Shiitake đúng cách và đúng liều lượng, chúng ta sẽ nhận được rất nhiều lợi ích sức khỏe như:
- Nhiều thành phần hoạt chất trong loại nấm này có tác dụng giảm cholesterol xấu trong máu, điều hòa huyết áp nên giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy tiêu thụ nấm hương mỗi ngày sẽ nâng cao miễn dịch của cơ thể, giảm các phản ứng viêm. Chiết xuất nấm hương còn có thể ngăn chặn tình trạng suy giảm chức năng miễn dịch do tuổi tác.
- Hoạt chất polysaccharide lentinan có mặt trong thành phần của loại nấm này có tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư. Hoạt chất này hiện đang được một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản kết hợp sử dụng cùng các phương pháp điều trị khác để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh ung thư.
- Trong nấm hương cũng có chứa các hoạt chất kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, chống nhiễm trùng rất tốt cho cơ thể con người.
- Canxi và vitamin D trong nấm hương có tác dụng tăng cường sức khỏe xương khớp, giúp phòng ngừa loãng xương.
- Trong thành phần của nấm Shiitake còn có eryth adenin với tác dụng giảm béo, b-glucan có thể tạo cảm giác no và hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
- Hàm lượng vitamin B trong nấm hương đủ dồi dào để có thể khắc phục chứng rối loạn nhận thức do thiếu vitamin B. Loại vitamin này cũng giúp cải thiện chức năng não bộ, tăng khả năng tập trung của não bộ.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng khi bị ngộ độc Gardenal và cách điều trị
Ăn nấm Shiitake thế nào tốt nhất?
Chúng ta có thể sử dụng nấm Shiitake ở cả dạng tươi và dạng khô. Nếu dùng nấm khô, chúng ta cần ngâm trong nước ấm để nấm nở ra trước khi chế biến. Trên thị trường hiện nay cũng có những sản phẩm chế biến ăn liền từ loại nấm này như nấm hương sấy giòn ăn liền. Để phát huy hết các giá trị dinh dưỡng của nấm, trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không nên nấu ở nhiệt độ quá cao và nấu quá lâu vì khi đó các hợp chất có lợi trong nấm sẽ bị giảm đi đáng kể. Cách chế biến càng đơn giản, hàm lượng chất dinh dưỡng giữ được càng cao.
- Các chuyên gia đều đánh giá cao về độ an toàn của loại nấm này. Nõ dường như không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, sẽ có số ít trường hợp bị dị ứng sau khi ăn hoặc tiếp xúc trực tiếp với nấm hương. Một số triệu chứng của dị ứng nấm hương như: Ngứa môi miệng, sưng lưỡi, phát ban,…
- Không cần bàn cãi về công dụng của nấm hương. Tuy nhiên, loại nấm này cũng tiềm ẩn các tác dụng phụ. Ngoài triệu chứng dị ứng, tiêu chảy, người dùng có thể bị tăng bạch cầu toan tính. Nếu nấm bị nhiễm vi khuẩn salmonella và E. coli cũng sẽ gây ngộ độc cho người dùng. Ngộ độc nấm không phải tình trạng hiếm gặp.
>>>>>Xem thêm: Cung phản xạ là gì? Ví dụ và ứng dụng của cung phản xạ trong cuộc sống
Khi nào không nên ăn nấm Shiitake?
Theo Đông Y, nấm Shiitake có tính mát, vị ngọt, lành tính nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Một số trường hợp không nên ăn hoặc nên tạm ngừng ăn loại nấm này như:
- Người đang uống nhiều bia rượu không nên ăn nấm này vì làm tăng nguy cơ ngộ độc rượu. Các thành phần trong nấm và trương rượu sẽ tương tác với nhau, làm tăng tích tụ Aldehyde trong máu và gây ra các triệu chứng như: Đau đầu, mặt đỏ bừng, buồn nôn hoặc nôn, hoa mắt, chóng mặt,…
- Người cơ thể hàn, chân tay luôn lạnh nên hạn chế ăn nấm hương. Đặc biệt, khi chế biến không nên kết hợp nấm với thực phẩm có tính hàn. Khi ăn nấm bạn cũng không nên uống nước lạnh, ăn cùng đồ lạnh. Loại nấm này kỵ với củ cải trắng, đồ biển ốc, trứng vịt nên cần tránh kết hợp cùng nhau khi chế biến.
- Nếu đang bị rối loạn tiêu hóa, lạnh bụng, cảm lạnh, cơ thể đang nhiễm hàn, bạn nên chờ khỏi bệnh rồi mới ăn nấm. Vì nấm cũng là thực phẩm có tính hàn nên khi ăn vào sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn thêm trầm trọng.
Nấm Shiitake thực ra không xa lạ như chúng ta vẫn nghĩ đúng không nào? Đây là loại nấm rất phổ biến ở Việt Nam, dễ mua, giá thành không đắt đỏ mà lại giàu dinh dưỡng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá, nấm Shiitake là loại nấm an toàn cho người sử dụng, gần như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Tuy nhiên, thực tế vẫn có một số rất ít trường hợp gặp phải tình trạng dị ứng, phát ban khi ăn hoặc tiếp xúc trực tiếp với nấm hương. Do đó, nếu bạn có tiểu sử bị dị ứng với các loại nấm thì cần phải cân nhắc kỹ hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng chiết xuất nấm Shiitake.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể