Phác đồ điều trị viêm sụn vành tai hiệu quả là như thế nào?

Viêm sụn vành tai là căn bệnh thường gặp của bệnh lý tai ngoài. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây viêm nhiễm, hoại tử làm biến dạng tai. Vậy phác đồ điều trị viêm sụn vành tai như thế nào sẽ mang lại hiệu quả? Cùng theo dõi tiếp bài viết bên dưới nhé.

Bạn đang đọc: Phác đồ điều trị viêm sụn vành tai hiệu quả là như thế nào?

Viêm sụn vành tai là bệnh lý của tai ngoài tiềm ẩn nguy cơ gây hoại tử. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin tổng hợp, hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả.

Viêm sụn vành tai có nguy hiểm không?

Vành tai là một phần của tai ngoài có cấu trúc lồi lên để thu nhận âm thanh mà không cần di chuyển tai như động vật. Vành tai được cấu tạo bởi 4 thành phần chính là da, sụn, dây chằng và cơ.

Viêm sụn vành tai là tình trạng nhiễm trùng mô bao quanh và nuôi dưỡng sụn ở phần rìa ngoài của tai. Bệnh sẽ gây ra vấn đề về thẩm mỹ nếu không được điều trị cụ thể và dứt điểm.

Bản thân sụn vành tai cũng là một thành phần riêng biệt, không có hệ thống mao mạch cung cấp máu và chất dinh dưỡng. Vì vậy, khi lớp sụn này bị tổn thương hay viêm nhiễm sẽ khiến cho sụn bị thiếu chất dinh dưỡng và teo lại. Viêm sụn vành tai không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại như:

  • Viêm nhiễm dẫn đến hoại tử tai.
  • Biến dạng tai ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Tai biến dạng khiến đeo tai nghe khó khăn, ráy tai khó lấy.
  • Tăng nguy cơ viêm tai giữa, suy giảm thính lực hoặc điếc vĩnh viễn.
  • Nhiễm trùng máu: Hiếm gặp nhưng khi vi khuẩn từ sụn tai xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng thì sẽ khó chữa trị và thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Phác đồ điều trị viêm sụn vành tai hiệu quả là như thế nào? 1 Vành tai là một phần của tai ngoài có cấu trúc lồi lên để thu nhận âm thanh

Nguyên nhân và triệu chứng gây viêm sụn vành tai

Nguyên nhân

Viêm sụn vành tai là tình trạng viêm nhiễm xảy ra sau chấn thương do va đập và gây tụ máu vành tai. Lưu lượng máu đến nuôi dưỡng sụn vành tai bị tắc nghẽn dẫn đến xuất tiết dịch. Lớp dịch thường nằm giữa lớp màng sụn và lớp sụn gây cản trở quá trình dinh dưỡng của sụn vành tai. Điều trị không kịp thời có thể dẫn đến hoại tử.

Triệu chứng

Các biểu hiện thường gặp của bệnh viêm sụn vành tai là:

  • Đầu tiên người bệnh bị ngứa trong ống tai, sau đó mới đến mang tai, vành tai trở nên nóng, chạm vào thấy đau dữ dội.
  • Giảm thính lực và ù tai.
  • Khi kéo vành tai, ấn vào nắp tai có thể cảm nhận cơn đau tăng lên đáng kể.
  • Da ống tai sưng đỏ, sau đó ống tai hẹp lại sưng tấy và chảy dịch vàng, không được điều trị sẽ biến thành mủ, da bị hoại tử tạo thành sẹo hoặc sùi bao phủ bên ngoài ống tai.

Phác đồ điều trị viêm sụn vành tai

Khi xuất hiện các triệu chứng trên, bạn nên đến ngay cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để khám và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp, tránh để bệnh biến chứng phức tạp. Thông thường với bệnh viêm sụn vành tai bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua thăm khám, xem xét và đưa ra hướng điều trị.

Hiện nay, do tác dụng của thuốc mang lại hiệu quả nhanh chóng nên nhiều bệnh nhân lựa chọn cách chữa viêm vành tai ngoài bằng thuốc tây. Thông thường, bác sĩ sẽ chia giai đoạn bệnh để điều trị, bao gồm:

  • Người bị viêm ở giai đoạn một, khi tai mới sưng đau và chưa xuất hiện dịch thì phương pháp điều trị chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh, tiêu viêm, thuốc giảm đau để khắc phục.
  • Người bị viêm ở giai đoạn 2, khi bắt đầu hình thành dịch chảy ra từ tai thì bác sĩ phải hút dịch mủ cho bệnh nhân, kết hợp dùng thuốc kháng sinh và kháng viêm để cải thiện bệnh.
  • Ở giai đoạn túi dịch tiết nhiều vào lỗ tai và gây bội nhiễm thành ổ áp xe làm viêm nhiễm sụn, dẫn đến hoại tử thì bác sĩ tiến hành xử lý bằng cách rạch rộng ổ áp xe và dẫn lưu túi dịch ra ngoài, cạo sạch vùng sưng tấy, kết hợp đồng thời với thuốc kháng sinh và chống viêm.

Để tình trạng viêm sụn vành tai hồi phục và hạn chế nhiễm trùng bác sĩ thường kê một số loại thuốc cho bệnh nhân như sau:

  • Thuốc kháng sinh: Fluoroquinolones, ciprofloxacin như Levotab, Tavanic,…
  • Thuốc kháng viêm, chống phù nề như nhóm thuốc methylprednisolone hoặc prednisolone.
  • Thuốc giảm đau: Ibuprofen hoặc Acetaminophen.

Trong trường hợp nặng, bệnh nhân bị đau dữ dội ở tai, sưng đỏ và đau khi chạm vào (thường xảy ra ở giai đoạn 2 và 3) cần nhập viện để điều trị kháng sinh, steroid đường tĩnh mạch và chăm sóc tại chỗ để ngăn ngừa bội nhiễm nặng hơn.

Tìm hiểu thêm: Tại sao rối loạn kinh nguyệt gây tăng cân?

Phác đồ điều trị viêm sụn vành tai hiệu quả là như thế nào? 2 Đa số các phác đồ điều trị viêm sụn vành tai đều sử dụng thuốc kháng sinh

Cách phòng ngừa viêm sụn vành tai

  • Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào tai. Hạn chế đưa tay sờ hoặc véo tai.
  • Nếu bị mụn trứng cá trong tai, bạn nên lấy khăn mềm ấm đắp lên tai rồi nặn ra để tránh nhiễm trùng.
  • Chườm đá lên vùng da bị tổn thương khi bị cháy nắng hoặc bôi gel lô hội để giảm đau.
  • Bạn nên giữ ấm tai, bịt tai kín khi ra ngoài trời có nhiều gió, mưa lạnh hay khi thời tiết chuyển mùa.
  • Tránh để tai tiếp xúc với các vật sắc nhọn.
  • Không cầm điện thoại quá gần tai, đeo tai nghe quá lâu hoặc tạo áp lực lên vành tai.
  • Hãy đội mũ bảo hiểm để bảo vệ tai khi tập thể dục để tránh va chạm và chấn thương tai.
  • Chọn địa chỉ xỏ khuyên uy tín, mua khuyên tai chất lượng.
  • Ăn nhiều thức ăn giàu omega-3, rau xanh, hạn chế đồ ăn không lành mạnh, quá nhiều đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.

Phác đồ điều trị viêm sụn vành tai hiệu quả là như thế nào? 3

>>>>>Xem thêm: Chuyên mục giải đáp thắc mắc: Uống whey có bị yếu sinh lý không?

Không nên nghe điện thoại quá gần tai gây áp lực lên tai

Hy vọng với những kiến ​​thức được chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh viêm vành tai cũng như phác đồ điều trị viêm sụn vành tai và cách phòng ngừa hiệu quả cho bản thân và gia đình.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *