Dị ứng theo mùa và COPD có gì khác nhau trong điều trị?

Dị ứng theo mùa và COPD là hai bệnh lý đường hô hấp phổ biến hiện nay. Đặc biệt những bệnh nhân vừa mắc COPD vừa có tình trạng dị ứng theo mùa thì bệnh tình càng tệ hơn.

Bạn đang đọc: Dị ứng theo mùa và COPD có gì khác nhau trong điều trị?

Luôn có sự khác nhau giữa dị ứng theo mùa và COPD nên cần phân biệt được 2 loại bệnh này, nhất là trong những thời điểm thời tiết thay đổi thất thường. Kenshin sẽ cung cấp thông tin về 2 bệnh lý hô hấp này ở bài viết dưới đây.

Bệnh lý dị ứng theo mùa

Bệnh lý dị ứng theo mùa là bệnh lý có dân số mắc bệnh đông đảo trên thế giới. Đa phần, dị ứng theo mùa đến từ các tác nhân vô hại, không nguy hiểm nhưng hệ miễn dịch lại tạo ra phản ứng với chất đó và gây ra các triệu chứng dị ứng trên cơ thể. Một vài hóa chất cũng có thể dẫn đến các triệu chứng giống với dị ứng theo mùa. Những nguyên nhân phổ biến của dị ứng theo mùa được phân loại theo 4 mùa trên thế giới như sau:

  • Mùa xuân: Người bệnh có tình trạng dị ứng mùa trong mùa xuân thường được xác định các tác nhân gây bệnh đến từ cây cỏ.
  • Mùa hè: Cỏ được xác định là tác nhân thực sự của dị ứng mùa hè.
  • Mùa thu: Đây là mùa hoa cúc vàng, trên thế giới, những quốc gia có hoa cúc vàng thường ghi nhận khá nhiều ca dị ứng mùa khi hoa bắt đầu nở.
  • Mùa đông: Theo đánh giá, mùa đông là mùa hầu hết các tác nhân gây dị ứng đều không hoạt động nên trong giai đoạn này, số lượng người bệnh dị ứng theo mùa giảm hơn so với 3 mùa còn lại.

Dị ứng theo mùa và COPD có gì khác nhau trong điều trị? -1

Dị ứng theo mùa có thể do tác nhân là phấn hoa

Dị ứng theo mùa là bệnh lý rất phổ biến trên toàn thế giới. Có nhiều tác nhân dẫn đến dị ứng với cùng các triệu chứng thường gặp như:

  • Người bệnh thường xuyên hắt hơi.
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi bất kỳ lúc nào trong ngày hay có chảy dịch mũi sau.
  • Chảy nước và ngứa mắt, triệu chứng tại mắt thường xuất hiện cùng với triệu chứng tại mũi khi tiếp xúc với dị nguyên.
  • Tắc nghẽn tai, ngứa ống tai là những triệu chứng ở tai không thường xuyên xuất hiện nhưng cũng cần tùy thuộc vào tác nhân và cơ địa người bệnh

Một số triệu chứng không phổ biến khác nhưng nguy hiểm như: Khó thở, nhức đầu, thở khò khè,…

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng viêm mạn tính tại niêm mạc đường thở gây giảm chức năng thông khí của phổi, dẫn đến cảm giác khó thở, nguy hiểm nhất là suy hô hấp ở người bệnh. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh COPD tại Hà Nội là 2%, tại Hải Phòng là 5,65%, thậm chí tỷ lệ này có thể tăng hơn vì nhiều người bệnh không thường xuyên đến khám sức khỏe định kỳ.

Những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh COPD phụ thuộc vào 2 yếu tố:

  • Yếu tố nội tại: Là tình trạng thiếu hụt, bất thường về gen như: Thiếu men alpha 1 antitrypsin bẩm sinh,…
  • Yếu tố môi trường: Khói thuốc lá, khí thải, khí độc công nghiệp, khói thuốc lào,… Có hơn 90% bệnh nhân mắc bệnh COPD liên quan đến thuốc lá. Khoảng 20-30% người hút hơn 20 điếu thuốc lá mỗi ngày có triệu chứng của COPD. Và có khoảng 10% bệnh nhân do tiếp xúc với bụi nghề nghiệp mà mắc phải bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp. Những nghề cần lưu ý bao gồm: Thợ mỏ, thợ dệt, công nhân xây dựng, công nhân xưởng luyện kim, nông dân,…

Tìm hiểu thêm: Máy mát xa mắt Fuji PG-2404G15 giúp cải thiện khuyết điểm vùng da mắt

Dị ứng theo mùa và COPD có gì khác nhau trong điều trị? -2
Bệnh COPD khá phổ biến tại Việt Nam

Bệnh COPD có triệu chứng không rõ ràng với các bệnh lý hô hấp khác. Đến khi đã có những tổn thương phổi, bệnh tình bắt đầu trầm trọng thì mới phát hiện. Bệnh COPD với các dấu hiệu ban đầu có thể nghi ngờ bao gồm:

  • Cảm giác khó thở, nhất là khi hoạt động thể thao.
  • Người bệnh tức ngực, thở khò khè, có khi ho có đờm.
  • Người bệnh luôn có cảm giác thiếu năng lượng và mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên.
  • Vào giai đoạn sau, người bệnh giảm cân ngoài ý muốn, xuất hiện phù tại mắt cá chân.
  • Cảm giác ớn lạnh và sốt xuất hiện ở giai đoạn sau của bệnh.

Điều trị dị ứng theo mùa và COPD

Đối với bệnh lý dị ứng theo mùa, hướng điều trị tốt nhất là tránh xa các tác nhân gây bệnh. Khi có dấu hiệu bệnh dị ứng theo mùa, người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế, khoanh vùng các tác nhân gây dị ứng và cần tránh xa các tác nhân đó. Sử dụng máy lọc không khí là lựa chọn thích hợp để loại bỏ các tác nhân trong không khí. Hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết trong các mùa có nhiều tác nhân gây bệnh. Nếu cần thiết, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp như: Thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin, thuốc xịt mũi,….

Dị ứng theo mùa và COPD có gì khác nhau trong điều trị? -3

>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh ba ngày không ị có nguy hiểm không?

Điều trị bệnh lý dị ứng theo mùa và COPD có sự khác biệt

Giữa điều trị dị ứng theo mùa và COPD sẽ có sự khác biệt rõ rệt. Bệnh lý COPD đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Mà COPD có thể dẫn đến khá nhiều tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, vậy nên người bệnh cần tuân thủ điều trị nghiêm ngặt. Cũng tránh xa các tác nhân gây bệnh giống với điều trị dị ứng theo mùa nhưng người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa, hạn chế và kịp thời điều trị khi xuất hiện các đợt cấp COPD.

Dị ứng theo mùa và COPD là hai bệnh lý hô hấp phổ biến và có hướng điều trị khác nhau. Người bệnh khi có các dấu hiệu của dị ứng theo mùa hoặc COPD nên gặp bác sĩ thăm khám để có phương pháp điều trị thích hợp.

Xem thêm:

  • Sốc phản vệ và dị ứng – khác hay giống nhau?
  • Dị ứng theo mùa ở trẻ em là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *