Uống hà thủ ô bao lâu thì đen tóc? Cách uống hà thủ ô hiệu quả, tóc nhanh đen

Để phòng ngừa tóc bạc sớm, nhiều người đã nghĩ ngay đến việc sử dụng hà thủ ô. Vậy uống hà thủ ô bao lâu thì đen tóc? Liều lượng uống thảo dược này ra sao?

Bạn đang đọc: Uống hà thủ ô bao lâu thì đen tóc? Cách uống hà thủ ô hiệu quả, tóc nhanh đen

Công dụng được nhắc đến nhiều nhất của hà thủ ô chính là kích thích tóc mọc đenbóng mượt. Thế nhưng, uống hà thủ ô bao lâu thì đen tóc? Trong quá trình sử dụng hà thủ ô, người dùng có cần kiêng khem hoặc bổ sung thêm dưỡng chất nào không? Sử dụng hà thủ ô như thế nào để thảo dược này phát huy tốt hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp bạn giúp giải đáp các vấn đề trên.

Nguyên nhân gây ra tình trạng bạc tóc

Tóc bạc sớm tuy rằng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng lại khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp. Từ đó bạn vô tình đánh mất nhiều cơ hội trong công việc và tình cảm. Để ngăn ngừa và điều trị tình trạng tóc bạc sớm, trước khi tìm ra giải pháp khắc phục, bạn phải nắm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này ở bản thân. Hiện tại, các chuyên gia đã chỉ ra các lý do khiến tóc bạc sớm sau:

  • Do gen di truyền: Nguyên nhân đầu tiên khiến tóc bạc sớm có thể xuất phát từ gen di truyền. Nếu có ông bà hoặc ba mẹ bị tóc bạc sớm, thì khả năng cao bạn cũng sẽ bị tình trạng này.
  • Khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng: Vitamin B12 là loại vitamin giúp sản sinh sắc tố, giúp tóc có màu đen. Vì vậy, khi cơ thể thiếu hụt vitamin B12, tóc sẽ chậm phát triển và dễ bị bạc sớm. Vì thế, bạn cần xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn có thể tăng cường bổ sung vitamin B12 qua các thực phẩm như bơ, sữa, đậu nành, cá hồi, cá ngừ, gan bò,…

Thời gian uống hà thủ ô bao lâu thì đen tóc 1 Tóc bạc sớm có thể do di truyền, stress, khẩu phần ăn thiếu dinh dưỡng,…

  • Hút thuốc lá: Sức khỏe của bạn không chỉ bị ảnh hưởng xấu khi hút thuốc lá, mà mái tóc còn dễ bị bạc sớm, mỏng giòn và dễ gãy rụng. Theo các nghiên cứu, người hút thuốc lá sẽ bị tóc bạc sớm gấp 4 lần so với người không hút thuốc.
  • Stress: Căng thẳng kéo dài cũng là một nguyên nhân khiến cho tóc bị bạc sớm. Khi căng thẳng quá mức, cơ thể sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm giải phóng ra Noradrenaline. Chất này đẩy lùi các Melanin ra khỏi nang lông, khiến chân tóc bị bạc màu.

Xem thêm: Bị stress nên làm gì? 5 cách giảm stress đơn giản, hiệu quả

Cách uống hà thủ ô giúp đen tóc nhanh, hiệu quả

Một số cách sử dụng hà thủ ô để hỗ trợ làm đen tóc:

1. Sắc nước uống

Phương pháp đầu tiên thường được áp dụng nhiều là sắc nước hà thủ ô uống trực tiếp. Bạn có thể mua bột củ hà thủ ô về pha chung với nước để uống, hoặc phơi khô hà thủ ô tươi và nấu sôi với nước. Đối với hà thủ ô tươi, bạn cần rửa sạch bụi bẩn, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ và đem đi phơi nắng. Mỗi khi cần sử dụng, bạn cho một ít củ hà thủ ô đã phơi khô vào 1,5 lít – 2 lít nước và cho lên bếp để lửa nhỏ nấu khoảng 30 phút đến 45 phút. Đến khi nước có mùi thơm và cô đặc lại bằng một nửa lượng nước ban đầu thì bạn tắt bếp và uống dần trong ngày, tránh để qua đêm sẽ không tốt cho sức khỏe.

Đối với bột củ hà thủ ô mua sẵn ngoài tiệm thuốc thì cách pha chế sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn. Bạn chỉ cần cho 2 đến 3 muỗng cà phê bột củ hà thủ ô vào nước ấm, cho thêm một chút mật ong để bớt đắng. Sau đó chia thành 2 phần uống trong ngày.

2. Ngâm hà thủ ô với rượu

Bạn có thể đem hà thủ ô đi ngâm với rượu. Phương pháp này cũng dễ thực hiện. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 1 kg củ hà thủ ô khô, 250 ml mật ong, 5 lít rượu (nhỏ hơn 40 độ). Tiếp theo, bạn sơ chế củ hà thủ ô khô và cho vào một bình hoặc hũ thủy tinh lớn. Kế tiếp, bạn đổ 5 lít rượu và 250ml mật ong vào bình. Sau đó, bạn lắc nhẹ bình thủy tinh để các nguyên liệu hòa trộn với nhau và đậy kín nắp lại. Mỗi ngày uống 2 ly nhỏ, đều đặn trong vòng 3 đến 6 tháng.

3. Sử dụng viên uống hà thủ ô

Nếu như không có nhiều thời gian để sắc nước hoặc ngâm rượu uống, thì bạn có thể sử dụng các viên uống hà thủ ô. Phương pháp này giúp bạn tiết kiệm thời gian chuẩn bị, đồng thời có thể sử dụng vào bất kỳ thời gian nào trong ngày.

Trên thị trường hiện nay cung cấp rất nhiều viên uống hà thủ ô hỗ trợ kích thích mọc tóc, ngăn ngừa tóc bạc sớm. Bạn có thể tìm mua dễ dàng tại các tiệm thuốc y học cổ truyền, tiệm thuốc tây lớn nhỏ trên toàn quốc. Một số sản phẩm viên uống hà thủ ô đang được nhiều người tin tưởng sử dụng như Hà Thủ Ô TW3 (lọ 30 viên), Hà Thủ Ô Traphaco (hộp 100 viên), Hà Thủ Ô Domesco (hộp 30 viên),…

Tìm hiểu thêm: Bị chó cắn sau 15 ngày vẫn sống thì cần tiêm vắc xin không?

Thời gian uống hà thủ ô bao lâu thì đen tóc 2 Bạn có thể sử dụng các viên nang hà thủ ô khi không có thời gian tự sắc nước hoặc ngâm rượu uống.

Thông thường uống hà thủ ô bao lâu thì mới đen tóc?

Hiện tại chưa có thời gian cụ thể để xác định uống hà thủ ô bao lâu thì đen tóc. Tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa của mỗi người, mức độ duy trì có thường xuyên hay không,… thì thời gian sẽ ngắn – dài khác nhau. Sử dụng hà thủ ô để trị tóc bạc sớm là phương pháp dân gian. Vì thế, không giống như thuốc tây sẽ có hiệu quả tức thì, khi dùng hà thủ ô, thời gian cần duy trì để đạt được kết quả tốt nhất là từ 6 đến 12 tháng. Như vậy có thể thấy, bạn sẽ có thể phải uống hà thủ ô từ 6 tháng cho đến 1 năm để nhận thấy được sự cải thiện và hiệu quả mang lại.

Thời gian uống hà thủ ô bao lâu thì đen tóc 3

>>>>>Xem thêm: U xơ tử cung dưới niêm mạc nguy hiểm như thế nào? Có chữa được không?

Uống hà thủ ô bao lâu thì đen tóc? Bạn cần kiên trì sử dụng hà thủ ô từ 6 đến 12 tháng thì thảo dược mới phát huy công dụng trị tóc bạc sớm.

Một điều bạn cần lưu ý là khi dùng hà thủ ô nên tránh ăn các thực phẩm có màu trắng như củ cải, hành, tỏi và một số gia vị cay nóng. Các thực phẩm này có khả năng sẽ gây hao tổn tinh huyết, khiến cho quá trình điều trị tóc bạc sớm bằng hà thủ ô bị cản trở.

Qua các thông tin trong bài, bạn đã biết được thời gian uống hà thủ ô bao lâu thì đen tóc chưa? Tóm lại, khi đã áp dụng các phương pháp dùng hà thủ ô trị tóc bạc sớm, bạn nên duy trì sử dụng ít nhất 6 tháng thì mới có kết quả tốt. Hy vọng rằng bạn sẽ sử dụng hà thủ ô đúng cách và mau chóng tạm biệt mái tóc bạc sớm của mình.

Bảo Vân

Nguồn: Tổng Hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *