Liệt mặt là căn bệnh mà ai cũng có thể mắc phải hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phân biệt liệt mặt trung ương và liệt mặt ngoại biên chính xác sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị. Vậy làm sao có thể thực hiện phân biệt được điều này? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Phân biệt liệt mặt trung ương và liệt mặt ngoại biên
Đối với người không có chuyên môn thì việc phân biệt liệt mặt trung ương và liệt mặt ngoại biên khá khó khăn. Tuy nhiên, qua bài viết này bạn có thể nắm bắt được phần nào thông tin này.
Contents
Bảng so sánh liệt mặt trung ương và liệt mặt ngoại biên
Bạn có thể căn cứ vào những đặc điểm dưới đây để có thể phân biệt được chính xác. Đâu là trường hợp bị liệt mặt trung ương và đâu là liệt mặt ngoại biên.
Đặc điểm của bệnh |
Liệt mặt trung ương |
Liệt mặt ngoại vi |
Nguyên nhân |
Tai biến mạch máu não, áp xe não, u não,… |
Lạnh, viêm nhiễm, bệnh của tai, chấn thương vỡ xương đá, khối u chèn ép… |
Vị trí não tổn thương |
Trên nhân |
Từ nhân trở xuống |
Vị trí liệt |
Liệt 1/4 dưới của mặt |
Liệt cả nửa mặt |
Dấu hiệu Charles Bell |
Âm tính |
Dương tính |
Dấu hiệu Souque |
Âm tính |
Dương tính |
Nếp nhăn trán bên liệt |
Bình thường |
Mờ hoặc mất hẳn |
Liệt nửa người |
Thường đi kèm liệt nửa người cùng bên |
Có thể đi kèm liệt nửa người đối bên |
Tiến triển và tiên lượng |
Có thể khỏi hoặc để lại di chứng nhưng không khiến co cứng các cơ ở nửa mặt bên liệt. |
Có thể khỏi hoặc để lại di chứng. Trường hợp nặng có thể co cứng cơ ở khu vực nửa mặt bên liệt, kéo sang phía bên lành gây liệt mặt vĩnh viễn. |
Phân biệt chính xác liệt mặt trung ương và ngoại biên sẽ giúp ích rất nhiều trong điều trị
Cách phân biệt dễ dàng nhất đối với liệt mặt ngoại biên và trung ưng đó là nếu lệch một bên mặt, môi dày lên, mắt không nhắm lại được, miệng không thể thổi sáo, không thổi lửa được, rãnh mũi bên liệt căng hơn thì đó là liệt mặt ngoại biên. Còn liệt mặt trung ương thì sẽ không có các dấu hiệu trên.
Triệu chứng lâm sàng của tổn thương liệt mặt trung ương
Triệu chứng
Bệnh nhân khi bị liệt mặt trung ương (tổn thương từ vỏ não tới trước nhân dây thần kinh số 7 – khu vực đường vỏ – nhân ) sẽ có những biểu hiện lâm sàng sau đây:
- Khu vực liệt chỉ chiếm 1/4 dưới của mặt, không có các dấu hiệu Charles hay Bell.
- Khả năng bài tiết nước bọt, nước mắt, thính lực và cảm giác ở 1/3 trước lưỡi bình thường. Lí do là dây thần kinh số 7 nằm ở nửa trên của nhân và được chi phối bởi cả hai bán cầu não.
Nguyên nhân
Liệt mặt trung ương theo các nghiên cứu là do tổn thương ở bán cầu đại não. Nhân vận động dây thần kinh số 7 có 2 phần: Phần trên đảm nhiệm vận động cho 1/4 khu vực trên của mặt cùng phía và nó được chi phối bởi cả 2 bên bán cầu. Phần dưới đảm nhiệm vận động cho khu vực 1/4 dưới của mặt cùng phía, nó chỉ được chi phối bởi một bán cầu ở bên đối diện.
Vì vậy, khi có một bán cầu não xuất hiện tổn thương thì chỉ có khu vực nửa dưới nhân vận động dây thần kinh số 7 bên đối diện bị mất khả năng phân bố thần kinh. Biểu hiện dễ thấy là liệt 1/4 dưới của mặt bên phía đối diện. Liệt mặt trung ương không có khả năng tiến triển thành liệt cứng và thường xuất hiện nửa người cùng bên.
Tìm hiểu thêm: REVIEW: Sữa Nutren Junior Nestlé Health Science hỗ trợ trẻ hấp thu dinh dưỡng
Liệt mặt trung ương do 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra
Qua nghiên cứu chuyên khoa hiện nay thì liệt mặt trung ương có 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra:
- Bệnh lý: U não, đột quỵ não, áp xe não
- Chấn thương: Chấn thương khu vực sọ não gây khối máu tụ trong não, dập não.
Định khu tổn thương
Tổn thương bệnh lý ở khu vực vỏ não và ở đường vỏ – nhân dây thần kinh số 7 gây liệt cùng bên với liệt nửa người và đối diện với bên bị tổn thương:
- Liệt 1/4 khu vực dưới mặt bên phía đối diện với ổ tổn thương.
- Liệt nửa người kiểu trung ương khu vực đối diện với ổ bị tổn thương và cùng phía với bên liệt mặt.
Triệu chứng lâm sàng của tổn thương liệt mặt ngoại biên
Triệu chứng
Khi nhìn bình thường vào bệnh nhân bị liệt mặt ngoại vi: Các cơ mặt bị kéo về bên lành, nhân trung bị kéo lệch về bên lành, hai bên mặt không cân đối. Mất nếp nhăn ở trán và nếp nhăn ở khóe mắt, nửa mặt bên liệt bất động và nhẽo lông mày hơi bị sụp xuống, rãnh mũi – má mờ, má hơi xệ, tai có thể thấp xuống, góc mép miệng bị xệ xuống.
Giai đoạn bệnh lâu ngày có nhiều trường hợp khi không cử động vẫn nhìn thấy mặt vẫn còn cân đối, chỉ khi cử động mới phát hiện do cơ bên liệt bị co cứng.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây đau thắt lưng khi chơi thể thao và cách xử trí
Liệt mặt ngoại biên rất dễ nhận biết khi cơ mặt chuyển động
Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân liệt mặt ngoại vi nhận biết dễ dàng nhất là khi cử động cơ mặt: Mắt và mặt bị mất cân đối rõ rệt.
Xuất hiện các dấu hiệu: Dấu hiệu Charles – Bell, Dấu hiệu Negro, Dấu hiệu Pierre Marie – Foix, dấu hiệu tương tự hội chứng Millard – Gubler hay hội chứng Foville cầu não dưới.
Nguyên nhân
Liệt mặt ngoại biên hay còn gọi là liệt mặt Bell xuất hiện là do dây thần kinh ở mặt bị viêm hoặc bị nhiễm lạnh đột ngột. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất và hay gặp xuất hiện ở bệnh nhân liệt mặt ngoại biên. Hầu hết các bệnh nhân bị liệt mặt thuộc trường hợp này có thể hồi phục hoàn toàn trong khoảng 6 tháng.
Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng này như: U sợi thần kinh trung ương, tai biến mạch máu não, biến chứng chấn thương sọ khu vực thái dương, đột quỵ hoặc có thể do viêm tai mũi họng thường xuyên không được điều trị dứt điểm.
Định khu tổn thương
- Tổn thương nhân dây thần kinh số 7 ở cầu não.
- Tổn thương dây thần kinh số 7 ở góc cầu tiểu não.
- Tổn thương dây thần kinh số 7 đoạn trong màng não.
- Tổn thương dây thần kinh số 7 đoạn trong xương đá.
Trên đây là những điểm giúp bạn có thể phân biệt liệt mặt trung ương và liệt mặt ngoại biên. Để điều trị bệnh được hiệu quả bạn không nên chủ quan khi thấy cơ thể của mình có những dấu hiệu bất thường. Cần tiến hành thăm khám ngay và luyện tập theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể