Thuốc vận mạch trong điều trị choáng cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn một số loại thuốc vận mạch cũng như nguyên tắc sử dụng loại thuốc này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bạn đang đọc: Một số loại thuốc vận mạch trong điều trị choáng hiện nay
Trong quá trình sử dụng thuốc vận mạch trong điều trị choáng cho bệnh nhân cần theo dõi các thông số huyết động và mức độ đáp ứng của bệnh nhân để điều chỉnh đơn thuốc phù hợp.
Contents
Thế nào là người bệnh đang bị choáng?
Choáng là hội chứng phức tạp và được đặc trưng bởi tình trạng trụy tuần hoàn trong thời gian dài, dẫn đến hệ lụy tại các cơ quan khác vì máu không được cung cấp đủ cho hoạt động của cơ quan. Khi tình trạng choáng xảy ra, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng chung như:
- Người bệnh mất thăng bằng, quay cuồng.
- Người bệnh đau đầu, choáng váng, hoa mắt chóng mặt, nhìn không rõ.
- Người bệnh buồn nôn, đổ mồ hôi, ù tai.
- Người bệnh cảm thấy đầu óc rối loạn, không thể tập trung suy nghĩ.
- Tinh thần người bệnh suy giảm hẳn, không ổn định.
Hiện nay, trên lâm sàng choáng được chia thành nhiều dạng khác nhau bao gồm: Choáng tim, choáng giảm thể tích, choáng do phân phối dịch hoặc choáng do tắc nghẽn mạch máu lớn. Bác sĩ cần xác định chính xác loại choáng của người bệnh để tiến hành điều trị kịp thời và hiệu quả. Nếu tình trạng choáng kéo dài, máu không đến nuôi các tế bào, các tế bào sẽ chết, suy đa cơ quan trên cơ thể và dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Nhưng tình trạng này sẽ được cải thiện nếu điều trị kịp thời. Các biện pháp hồi sức cấp cứu kết hợp với thuốc vận mạch trong điều trị choáng được áp dụng trên lâm sàng tại các bệnh viện hiện nay.
Thuốc vận mạch trong điều trị choáng hiện nay
Thuốc vận mạch là thuốc được sử dụng trên lâm sàng cho các bệnh nhân bị choáng, sốc. Thuốc vận mạch có tác dụng co thắt các tế bào cơ trơn, làm mạch máu co lại, tăng áp lực lên thành mạch, tăng huyết áp của người bệnh. Thuốc vận mạch trong điều trị choáng thường được sử dụng trên lâm sàng bao gồm:
Adrenalin
Adrenalin là một trong những chất dẫn truyền thần kinh nhóm cường giao cảm có tác dụng lên cả thụ thể α, β1 và β2. Adrenalin thường được dùng trên lâm sàng trong điều trị choáng phản vệ nhờ tác dụng phân phối máu ngoại vi, giảm nồng độ histamin trong cơ thể. Thông thường, adrenalin được dùng để tiêm dưới da hoặc tiêm bắp với thể tích phù hợp theo tình trạng của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân khó thở nặng, sốc, đường hô hấp có vật cản thì thông thường adrenalin được tiêm đường tĩnh mạch. Trong trường hợp trụy tim mạch nặng, bác sĩ có thể chỉ định tiêm adrenalin vào thẳng trong tim.
Noradrenalin
Nếu adrenalin tác dụng lên cả 3 thụ thể thì noradrenalin tác dụng chủ yếu lên thụ thể α1 và thứ yếu lên thụ thể β1. Chỉ định điều trị choáng của noradrenalin thông thường là:
- Tình trạng tụt huyết áp, sốc: Noradrenalin dùng để kiểm soát huyết áp sau khi bồi phụ dịch đầy đủ cho người bệnh.
- Ngừng tim: Noradrenalin là thuốc có ít tác dụng tăng nhịp tim nhưng thông thường được được dùng để phối hợp khi ngừng tim có huyết áp thấp.
Tìm hiểu thêm: Bị rối loạn kinh nguyệt có nên uống vitamin E hay không?
Dopamin
Dopamin là chất kích thích trực tiếp 3 thụ thể bao gồm: α1, α2, β1, đồng thời có tác dụng kích thích giải phóng noradrenalin. Dopamin liều trung bình có tác dụng tăng co bóp tim, tăng nhẹ tần số tim. Với chỉ định điều trị choáng dopamin thường được dùng với trường hợp choáng do nhồi máu cơ tim, chấn thương, phẫu thuật tim hoặc nhiễm khuẩn huyết. Dopamin được bắt đầu bằng liều nhỏ và chỉnh liều dần lên đến khi đạt hiệu quả.
Dobutamin
Dobutamin là catecholamin tổng hợp có tác dụng tăng thể tích tâm thu, tăng cung lượng tim, co cơ tim nhưng ít tác động vào tần số tim của người bệnh. Vì vậy nên dobutamin ít gây tăng nhịp tim hay loạn nhịp hơn các thuốc phía trên. Dobutamin không dẫn đến giải phóng noradrenalin nội sinh như dopamin nên cũng không gây giãn mạch thận, mạch mạc treo ruột.
Nguyên tắc dùng thuốc vận mạch
Thuốc vận mạch trong điều trị choáng cần được chỉ định sử dụng bởi các bác sĩ hồi sức cấp cứu và liều lượng dành cho người bệnh cần dựa theo kinh nghiệm của bác sĩ. Một số nguyên tắc chung khi sử dụng các thuốc vận mạch như sau:
- Chỉ dùng thuốc vận mạch sau khi bồi phụ đủ thể tích tuần hoàn mà huyết áp của người bệnh vẫn không cải thiện.
- Cần đánh giá tình trạng huyết động của người bệnh để lựa chọn loại thuốc phù hợp. Thực hiện thăm dò, đánh giá các thông số huyết động để tiến hành điều chỉnh liều thuốc vận mạch hợp lý.
- Sử dụng thuốc vận mạch bằng liều thấp sau đó tăng dần theo tình trạng của bệnh nhân đến khi đạt huyết áp tâm thu từ 90 mmHg trở lên và nước tiểu từ 0,5 ml/kg/h trở lên.
- Khi cho người bệnh dùng thuốc vận mạch, cần có nhân viên y tế theo dõi sát sao về các đáp ứng trên lâm sàng của người bệnh. Nếu không đạt hiệu quả sử dụng cần thực hiện đánh giá lại và điều chỉnh để đạt hiệu quả, cân nhắc phối hợp thuốc nếu cần.
- Không được giảm liều hoặc ngưng thuốc vận mạch một cách đột ngột, cần giảm liều từ từ đến thấp và ngưng thuốc để tránh trường hợp phản ứng ngược từ người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách vệ sinh tai cho bé đúng cách mà mẹ nên biết
Thuốc vận mạch trong điều trị choáng cần được bác sĩ chỉ định sử dụng. Trong trường hợp người bệnh có tình trạng choáng váng cần đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để tiến hành điều trị.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể