Việc trẻ nghiến răng khi ngủ không được coi là nguy hiểm, nhưng việc nghiến răng liên tục có thể gây đau hàm và tổn thương răng theo thời gian. Hãy xem xét các nguyên nhân, nguy cơ mắc chứng nghiến răng khi ngủ ở trẻ và cùng chúng tôi thảo luận về một số biện pháp ngăn ngừa thói nghiến răng ban đêm này qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ là gì? Điều trị chứng nghiến răng khi ngủ cho trẻ
Trẻ nghiến răng khi ngủ sẽ khiến cha mẹ lo lắng, và tật này được gọi là chứng nghiến răng khi ngủ (sleep bruxism). Nghiến răng có khả năng là một phản ứng không tự chủ của cơ thể trước những căng thẳng và lo lắng. Cả người lớn và trẻ em đều có thể nghiến răng trong vô thức và không hề nhận ra mình đã làm điều đó kể cả khi đang ngủ và sau khi đã thức dậy vào sáng hôm sau.
Contents
Hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ là gì?
Bruxism là thuật ngữ y học để chỉ hành vi nghiến răng hoặc nghiến chặt hàm một cách có ý thức (khi tỉnh táo) hoặc vô thức (khi đang ngủ). Chứng nghiến răng có ý thức được cho là phổ biến hơn vô thức, nhưng nghiến răng khi đang ngủ cũng xảy ra thường xuyên, đặc biệt là ở trẻ em. Ước tính có đến khoảng 20% đến 30% trẻ nghiến răng khi ngủ. Tin tốt là dù có nhiều trẻ mắc tật này, nhưng hầu hết đều tự khỏi bệnh khi lớn dần mà không gặp vấn đề gì về lâu dài, thường xảy ra vào khoảng thời gian trẻ rụng răng sữa. Đôi khi, trẻ sẽ nghiến răng trong ngày khi chúng cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng.
Nghiến răng có thể làm tăng nguy cơ phát triển:
- Răng bị gãy, tụt nướu;
- Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ);
- Rối loạn ăn uống;
- Rối loạn sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng;
- Các vấn đề về giấc ngủ;
- Răng nhạy cảm, dễ bị ê buốt và đau đớn;
- Nhức đầu hoặc đau nửa đầu ;
- Mất răng, mòn răng, mòn men răng;
- Đau mặt, đau tai, đau hàm;
- Thay đổi diện mạo khuôn mặt (nếu nghiêm trọng).
Tại sao trẻ thường nghiến răng?
Nghiến răng ở trẻ em có thể xảy ra do sự kết hợp của các yếu tố tâm lý, tiền sử gia đình và các tác nhân môi trường. Tình trạng này xảy ra trong các gia đình, mặc dù vẫn chưa rõ liệu điều này là do di truyền hay các yếu tố khác như nền giáo dục hay tương tự. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các bé nam có nhiều khả năng mắc chứng nghiến răng hơn, mặc dù cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận điều này. Những người dễ mắc chứng nghiến răng có thể bị kích thích bởi một hoặc nhiều yếu tố bổ sung, chẳng hạn như căng thẳng hoặc hút thuốc thụ động (hít phải nhiều khói thuốc do người khác nhả ra). Ngoài ra còn bao gồm:
- Răng không đều, khớp cắn lệch, và nhiều vấn đề về răng khác.
- Các cơn đau, chẳng hạn như đau tai hoặc răng.
- Thói quen nghiến răng khi tức giận, căng thẳng, chán nản hoặc lo lắng, ví dụ như: Lo lắng về một vấn đề gì đó hoặc những thay đổi lạ lùng trong thói quen. Việc tranh cãi với cha mẹ, anh chị em trong nhà cũng có thể gây căng thẳng khiến trẻ nghiến răng.
- Lý do y tế: Trẻ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc có vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bại não, béo phì. Một số loại thuốc cũng có thể gây ra tình trạng này.
- Các tình trạng di truyền như hội chứng Rett, Pierre Robin và rối loạn phổ tự kỷ.
- Thói quen xấu: cắn móng tay, nhai kẹo cao su, cắn đồ vật cứng.
- Động kinh và rối loạn co giật.
Làm sao để biết trẻ nghiến răng khi ngủ?
Nhiều đứa trẻ nghiến răng trong vô thức mà không hề hay biết về tật xấu này. Một số dấu hiệu đáng chú ý như:
- Tiếng ken két hoặc răng rắc khi trẻ ngủ, do răng bị nghiến hoặc mài vào nhau.
- Răng nhạy cảm dễ bị ê buốt hoặc đau khi nhai hoặc cắn, do áp lực mạnh lên răng khi nghiến răng thường xuyên.
- Con bạn có thể phàn nàn về đau hàm, đau cơ mặt và cứng hàm. Nguyên nhân là do cơ hàm hoạt động quá mức vào ban đêm khi nghiến răng.
- Răng của con bắt đầu xuất hiện các vết nứt hoặc mòn.
- Con bị thường nói bị thiếu ngủ, buồn ngủ vào ban ngày dù ban đêm đi ngủ sớm và ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày.
- Ngáy quá 3 đêm mỗi tuần.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây ho và cách phòng tránh bệnh ho hiệu quả
Nếu bạn cho rằng con mình có tật nghiến răng, hãy đến nha sĩ để kiểm tra độ nhạy của răng, kiểm tra răng xem men răng có bị sứt mẻ hay có tình trạng bị mòn bất thường không.
Điều trị chứng nghiến răng khi ngủ cho trẻ
Điều trị chứng nghiến răng tập trung vào việc ngăn ngừa tổn thương răng và giảm tác dụng phụ như đau răng và nhức đầu. Cải thiện chất lượng giấc ngủ và giải quyết các nguồn gây căng thẳng và lo âu có thể giúp kiểm soát chứng nghiến răng dễ dàng hơn.
Giải tỏa cảm xúc
Học cách quản lý các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo âu, chán nản, tức giận có thể giúp giảm nghiến răng. Hãy can thiệp tâm lý cho con bằng cách đưa trẻ đến các phòng tư vấn tâm lý nếu cần thiết.
Miếng bảo vệ răng
Miếng bảo vệ răng có thể giúp bảo vệ răng khỏi ma sát và đồng thời giúp định vị lại hàm (nếu cần). Mặc dù biện pháp này không thể khiến chứng nghiến răng biến mất hoàn toàn nhưng nó vẫn có tác dụng bảo vệ răng, hàm, mặt cho con về lâu dài.
Thiền định
Thiền định thường xuyên là một cách hiệu quả để giảm căng thẳng, có thể gián tiếp làm giảm chứng nghiến răng.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Chứng nghiến răng khi ngủ có liên quan chặt chẽ đến chất lượng giấc ngủ. Cha mẹ có thể cải thiện giấc ngủ của con bằng cách đảm bảo phòng của con tối và yên tĩnh, hạn chế thời gian con sử dụng phương tiện điện tử và cung cấp cho con chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng.
Việc thiết lập thói quen trước khi đi ngủ có thể tạo tiền đề cho giấc ngủ lành mạnh và giúp con bạn cảm thấy an toàn khi đi ngủ. Một số ví dụ về hoạt động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ như:
- Tắm nước ấm;
- Đọc hoặc nghe audio của một cuốn sách có nội dung nhẹ nhàng;
- Nghe các loại nhạc êm dịu;
- Trò chuyện, tâm sự cùng con để biết rõ về các vấn đề con đang gặp phải;
- Lắng nghe một loại âm thanh thư giãn như tiếng mưa rào;
- Nghe podcast kể chuyện trước khi đi ngủ;
- Hít thở sâu và tập yoga.
Ngoài ra, thư giãn cơ mặt vào ban ngày đôi khi có thể làm giảm chứng nghiến răng vào ban đêm. Để làm dịu cơn đau hàm và răng, hãy chườm lạnh hoặc nóng, khuyến khích trẻ uống nước và tránh thức ăn cứng, nhai kẹo cao su.
>>>>>Xem thêm: Tại sao nấm họng gây ho? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?
Hầu hết hiện tượng trẻ nghiến răng khi ngủ đều sẽ tự hết sau khi chúng rụng răng sữa. Tuy nhiên, đôi khi chứng nghiến răng nặng không được phát hiện và điều trị kịp thời dẫn đến tổn thương cấu trúc răng và cần được khắc phục bằng các phương pháp điều trị nha khoa. Việc phục hồi răng bị hư hại gây nhiều tốn kém và mệt mỏi, vì vậy phòng ngừa luôn là giải pháp tốt nhất. Hãy đưa con đi khám răng định kỳ hoặc ít nhất là đưa con đi khám răng khi có các dấu hiệu bé có tật nghiến răng kể trên.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể