Nhiều người cho rằng, cần tây có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt là chứng huyết áp cao. Vậy uống nước ép cần tây hạ huyết áp có phải không?
Bạn đang đọc: Uống nước ép cần tây hạ huyết áp có phải không?
Cao huyết áp là bệnh lý thường gặp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng. Để điều trị cao huyết áp, bên cạnh việc sử dụng thuốc thì việc sử dụng các thảo dược là biện pháp được nhiều người áp dụng. Theo y học cổ truyền, cần tây là một loại thảo dược giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Vậy uống nước ép cần tây hạ huyết áp có phải không?
Contents
Công dụng của nước ép cần tây trong điều trị cao huyết áp
Cần tây là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có chứa hàm lượng cao vitamin và khoáng chất, cũng như các chất chống oxy hóa và chất chống viêm mạnh. Cụ thể, trong cần tây có chứa lượng lớn các loại vitamin như vitamin K, vitamin A, vitamin B2, B6 và vitamin C.
Bên cạnh đó, loại rau này còn là nguồn cung cấp dồi dào các khoáng chất như folate, kali, choline, mangan, canxi, phốt pho, magie,… Đồng thời, cần tây còn chứa chất xơ, các chất dinh dưỡng có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các thành phần dinh dưỡng trong cần tây được chứng minh là phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng huyết áp cao. Cụ thể:
- Hợp chất 3 – n butylphthalide trong cần tây có tác dụng hạ lipid máu, giảm sự tích tụ chất béo trong động mạch và tăng tính đàn hồi của thành động mạch từ đó giúp giảm huyết áp.
- Apigenin: Apigenin trong cần tây đóng vai trò điều trị tăng huyết áp bằng cách giảm lượng hydroperoxide lipid và tăng khả năng chống oxy hóa của cơ thể.
Cách sử dụng cần tây trong điều trị cao huyết áp
Cần tây có vai trò trong điều trị huyết áp, vậy nên sử dụng cần tây như thế nào để đạt được hiệu quả? Một số cách cách chế biến cần tây như:
Nước ép cần tây hạ huyết áp
Để làm nước ép cần tây, cần chuẩn bị 2 bó cần tây, cắt bỏ phần gốc và phần ngọn của cần tây, loại bỏ những phần bị hư, rửa sạch. Nếu bạn uống đắng được thì giữ lại phần lá, nếu không thì bỏ đi, cho các cọng cần tây vào máy ép rau quả, ép lấy nước.
Trong trường hợp sử dụng máy xay sinh tố để tạo nước ép, cần cắt nhỏ cần tây thành từng miếng kích thước khoảng 2,5cm trước khi cho vào máy xay, thêm một nửa cốc nước, xay trong 1 phút rồi lọc. Nước ép cần tay sau khi được tạo thành có thể sử dụng ngay lập tức, phần còn lại được bảo quản kín trong tủ lạnh.
Ngoài ra, có thể cho thêm một chút mật ong hoặc đường mạch nha vào nước ép cần tây, đun hơi ấm. Duy trì uống nước ép 3 lần mỗi ngày, với mỗi lần uống khoảng 40ml trong vòng 2 tuần để giúp cải thiện tình trạng huyết áp cao.
Cần tây sắc
Cần chuẩn bị vài bó cần tây (khoảng 50g), thái chúng thành các khúc dài khoảng một đốt ngón tay, đập dập sau đó đổ vào 3 bát nước. Sắc đến khi còn 1 bát nước, uống 3 lần trong một ngày, dùng cho tới khi huyết áp ổn định.
Ngoài ra, điều trị cao huyết áp bằng nước sắc cần tây có thể thực hiện theo công thức: Lấy khoảng 10 bộ rễ tươi của rau cần tây, rửa sạch chúng trong nước muối pha loãng. Sau đó, giã nát rễ cần tây đã được rửa sạch trước đó vào một nồi nhỏ, thêm 10 quả táo tàu và đun sôi để lấy nước uống, sử dụng 2 lần mỗi ngày.
Nên uống nước ép cần tây như thế nào?
Mặc dù nước ép cần tây là một loại thức uống giúp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp tuy nhiên theo các khuyến cáo từ chuyên gia, chỉ nên uống khoảng 500ml nước cần tây mỗi ngày và tối đa là 700ml – 1l. Do trong loại nước ép này có chứa hàm lượng cao natri, khi uống quá nhiều có nguy cơ gây tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Nước ép cần tây cần được bảo quản như thế nào?
Khi sử dụng nước ép cần tây hạ huyết áp, nên uống lúc lúc mới ép xong, phần còn lại có thể bảo quản vảo chai thủy tinh nắp kín để trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng hết trong vòng 24 giờ. Không nên uống nước ép đã để quá lâu bởi nó dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, không khí,… làm phá vỡ các chất dinh dưỡng từ đó làm giảm chất lượng của nước ép.
Một số lưu ý khi sử dụng nước ép cần tây hạ huyết áp
Cần tây và nước ép cần tây có công dụng hạ huyết áp và phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm khác. Tuy nhiên việc sử dụng sử dụng cần tây không đúng cách có thể gây nên một số ảnh hưởng đối với sức khỏe. Một số lưu ý khi sử dụng cần tây, nước ép cần tây hạ huyết áp bao gồm:
Tìm hiểu thêm: Rong kinh máu cục: Dấu hiệu cảnh báo sức khỏe phụ khoa
- Trong thành phần của cần tây có chứa chất hóa học psoralen – chất nhạy cảm với ánh sáng. Điều này có nghĩa là khi uống nước ép cần tây hay tiêu thụ các thực phẩm khác chứa nhiều psoralen có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời. Từ đó, làm tăng nguy cơ viêm da và tổn thương da do tia cực tím từ ánh nắng mặt trời.
- Trước khi sử dụng cần tây nên kiểm tra xem bản thân có bị dị ứng với cần tây không. Việc dị ứng cần tây có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm như: Phát ban trên da, rối loạn tiêu hóa, thậm chí có thể bị sốc phản vệ hoặc tử vong. Nếu xuất hiện các triệu chứng sốc phản vệ khi sử dụng nước ép cần tây như khó thở, sưng tấy, phát ban, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa, đau bụng, chóng mặt, ngất xỉu, huyết áp thấp, loạn nhịp tim, tim ngừng đập,… thì cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay lập tức.
- Cần tây có công dụng hạ huyết áp. Do đó, không nên sử dụng nó cho người bị huyết áp thấp.
- Chỉ được sử dụng nước ép cần tây trong vòng 24 giờ sau khi ép. Đối với rau cần tây, không giữ rau cần tây trong tủ lạnh quá 2 tuần nó có thể làm tăng 25 lần lượng hoạt chất furanocoumarin gây ung thư.
Các biện pháp giúp hạ huyết áp khác
Ngoài việc dùng nước ép cần tây hạ huyết áp, bạn có thể áp dụng một số các biện pháp khác giúp hạ huyết áp không dùng đến thuốc như:
>>>>>Xem thêm: Cắt hạch giao cảm ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
- Tập luyện thể thao: Kết hợp sử dụng nước ép cần tây với thể thao hằng ngày sẽ giúp hỗ trợ hạ huyết áp hiệu quả.
- Ăn uống khoa học: Bên cạnh sử dụng nước ép cần tây, bạn cũng có thể áp dụng một số các chế độ ăn uống đặc biệt nhằm hỗ trợ điều trị tăng huyết áp bằng loại thực phẩm như trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Không hút thuốc lá: Nicotin trong thuốc lá là chất gây nghiện, làm kích thích sản sinh adrenaline dẫn đến tim đập nhanh, tăng nhịp tim, huyết áp cao. Hút thuốc lá lâu ngày có thể làm xơ cứng các động mạch và dẫn đến huyết áp cao kéo dài.
- Giảm cân: Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao. Khi bị béo phì, nhu cầu trao đổi chất của cơ thể tăng lên khiến cho lượng máu lưu thông, cung lượng tim và thể tích huyết tương cũng tăng theo, kéo theo đó là sự tăng lên của huyết áp. Do đó, đối với người bị thừa cân, béo phì thì giảm cân là trong những một biện pháp giúp điều chỉnh huyết áp.
- Hạn chế căng thẳng: Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể gây tăng huyết áp. Do đó, nên tránh các tác nhân gây căng thẳng, áp dụng các biện pháp lành mạnh để kiểm soát căng thẳng và thư giãn nhiều hơn để cải thiện tình trạng huyết áp cao.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: Nước ép cần tây hạ huyết áp có phải không? Bên cạnh việc sử dụng nước ép cần tây, người bệnh cần tuân theo một chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh nhằm tăng cường sức khỏe của bản thân.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể