Với nền y học phát triển như hiện nay, khám thai được xem như một bước cần thực hiện đối với mỗi cặp cha mẹ. Bằng cách thông qua 9 bước khám thai, bố mẹ có thể tận mắt theo dõi quá trình phát triển của con, ngoài ra thuận tiện can thiệp kịp thời khi phát hiện những biến chứng hoặc dị tật.
Bạn đang đọc: 9 bước khám thai mà mẹ cần biết cho thai kỳ khỏe mạnh
Khám thai giúp theo dõi và phát hiện sớm các nguy cơ trong kỳ thai sản. Bộ Y tế ban hành bộ quy trình 9 bước khám thai để các bác sĩ tuân thủ để thai phụ được chăm sóc và kiểm tra đầy đủ. Mẹ có thể cùng Kenshin tìm hiểu về 9 bước khám thai này trong bài viết dưới đây.
Contents
- 1 Vì sao cần phải thực hiện khám thai 9 bước?
- 2 Mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi đi khám thai?
- 3 Quy trình 9 bước khám thai dành cho mẹ bầu
- 3.1 Bước 1: Hỏi thông tin thai phụ
- 3.2 Bước 2: Khám toàn thân
- 3.3 Bước 3: Khám sản khoa
- 3.4 Bước 4: Xét nghiệm thai nhi
- 3.5 Bước 5: Tư vấn tiêm phòng uốn ván
- 3.6 Bước 6: Hướng dẫn uống tăng cường thuốc bổ
- 3.7 Bước 7: Hướng dẫn thai phụ vệ sinh thai nghén
- 3.8 Bước 8: Cập nhật thông tin vào bảng quản lý thai kỳ
- 3.9 Bước 9: Thông báo kết quả và hẹn lịch tái khám
Vì sao cần phải thực hiện khám thai 9 bước?
Không có quy định buộc các thai phụ phải đi khám thai. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, mẹ bầu đi khám thai thường xuyên có thể giảm nguy cơ sảy thai và các dị tật bẩm sinh khoảng 5 lần so với các thai nhi không được hưởng điều kiện này. Trước đây, mẹ bầu không có điều kiện để thăm khám thai thường xuyên, nhưng thai phụ ngày nay hoàn toàn có thể làm điều này để thai nhi được ra đời một cách thuận tiện nhất.
Mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi đi khám thai?
Trước khi đi khám thai, mẹ bầu cần chuẩn bị những thứ cơ bản như:
- Giấy khám sức khỏe: Giấy tiêm chủng, giấy khám sức khỏe gần nhất. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán nhanh hơn và dễ dàng hơn cho mẹ.
- Lịch sử mang thai của bạn: Đây là dành cho phụ nữ đã sinh con một lần. Bạn cần ghi nhớ bệnh sử của mình và của gia đình để trả lời các câu hỏi của bác sĩ như: Bạn đã từng tiêm thuốc, đang mắc bệnh gì, đã từng phẫu thuật, có dị ứng với bất kỳ thành phần nào, từng có dị ứng gì không? Lối sống lành mạnh và bất kỳ bệnh di truyền nào.
Ngoài ra, mẹ cũng nên chuẩn bị trước những thắc mắc, băn khoăn của mình về việc khám thai trước khi mang thai để tham khảo ý kiến bác sĩ.
Quy trình 9 bước khám thai dành cho mẹ bầu
Biết được quy trình 9 bước khám thai giúp mẹ bầu có thể đánh giá chất lượng cơ sở khám thai một cách khách quan. Qua đó chọn mặt gửi vàng để quá trình sinh nở diễn ra thuận tiện nhất. Dù đi thăm khám ở cơ sở nào thì thai phụ đều sẽ trải qua các bước khám thai sau:
Bước 1: Hỏi thông tin thai phụ
Đây là bước đầu tiên trong mỗi kỳ khám thai. Mẹ bầu cần phải trả lời các câu hỏi liên quan đến những triệu chứng mà bản thân gặp phải. Mỗi lần khám thai định kỳ sẽ có những câu hỏi khác nhau tại các lần mẹ bầu đi khám mỗi kỳ tam cá nguyệt.
Kỳ tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu)
Trong lần đầu đi khám, bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cơ bản của mẹ để làm hồ sơ. Tiếp đó là các câu hỏi liên quan đến tình trạng và dấu hiệu thai nghén, tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử bệnh của mẹ. Các thông tin này sẽ giúp bác sĩ có thêm cơ sở chẩn đoán, đánh giá sơ bộ về sức khỏe của thai nhi và thai phụ.
Kỳ tam cá nguyệt giữa (3 tháng tiếp theo)
Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 kéo dài từ tuần 13 – 26. Ở giai đoạn này cơ thể mẹ gần như đã không còn tình trạng ốm nghén mà bắt đầu phát triển cân nặng. Các bác sĩ sẽ quan tâm đến chế độ ăn uống, các loại thực phẩm và thuốc/thực phẩm chức năng mà mẹ bầu đang sử dụng.
Kỳ tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ)
Trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần được theo dõi sát sao các triệu chứng để chuẩn bị cho hành trình “vượt cạn”. Những câu hỏi mẹ thường phải trả lời trong giai đoạn này sẽ liên quan đến các hiện tượng thai máy, tình hình sức khoẻ và các triệu chứng cơ năng,…
Bước 2: Khám toàn thân
Sau khi hỏi các thông tin sơ bộ, thai phụ sẽ được bác sĩ khám toàn thân. Kiểm tra các chỉ số sức khỏe bao gồm chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp tim,… giúp đánh giá liệu mẹ bầu có tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm hoặc có dấu hiệu bất thường nào không. Từ đó đưa ra các hướng dẫn về chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất.
Bước 3: Khám sản khoa
Khám sản khoa giúp bác sĩ hiểu rõ tình trạng sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Đầu tiên, mẹ bầu sẽ được kiểm tra xem có vết sẹo mổ cũ hay chưa. Tiếp đến là đo vòng bụng, chiều cao của tử cung, nghe nhịp tim thai, kiểm tra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa tại bộ phận sinh dục. Nếu phát hiện bệnh lý, bác sĩ sẽ giúp mẹ đưa ra phác đồ điều trị để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu tiêm meso được không? Có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Bước 4: Xét nghiệm thai nhi
Tuỳ vào từ giai đoạn khám thai mà mẹ bầu sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm phù hợp. Các xét nghiệm bao gồm: Xét nghiệm đường máu, thử protein niệu,… để kiểm tra các bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể và các dị tật bẩm sinh. Thông thường mẹ sẽ phải làm xét nghiệm ở tuần 11 – 14 và 22 – 23.
Bước 5: Tư vấn tiêm phòng uốn ván
Tiêm phòng uốn ván giúp tạo kháng thể cho mẹ, mục đích tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con khi chuyển dạ. Đồng thời, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng khi cắt dây rốn. Mũi tiêm uốn ván được chỉ định phụ thuộc vào số lần sinh nở của thai phụ:
- Mẹ sinh con đầu lòng: Tiêm 2 mũi uốn ván, mũi đầu khi mang thai từ 22 tuần tuổi. Mũi thứ 2 tiêm sau mũi đầu ít nhất 30 ngày và phải tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng.
- Mẹ sinh con từ lần 2 trở đi: Tiêm 1 mũi uốn ván khi thai nhi được 22 tuần tuổi. Lưu ý, mũi tiêm này là mũi tiêm nhắc lại, áp dụng khi khoảng cách giữa các lần sinh nở không quá 10 năm.
Bước 6: Hướng dẫn uống tăng cường thuốc bổ
Phụ nữ khi mang thai rất dễ bị thiếu hụt dưỡng chất. Do đó việc bổ sung thêm các loại thuốc bổ như canxi, sắt,… là điều rất cần thiết để thai nhi phát triển khoẻ mạnh. Trong mỗi lần khám thai, tuỳ vào thể trạng của mỗi thai phụ mà bác sĩ sẽ kê lượng thuốc phù hợp cho mẹ bầu.
>>>>>Xem thêm: Cách dưỡng móng tay khỏe đẹp tại nhà chị em nhất định phải biết
Bước 7: Hướng dẫn thai phụ vệ sinh thai nghén
Phụ nữ khi mang thai sẽ thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, khí hư ra nhiều, tử cung mở rộng chuẩn bị cho việc sinh em bé,… Đây chính là những điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và các tác nhân gây hại xâm nhập. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu các cách vệ sinh đúng, tư vấn các loại trang phục phù hợp để mẹ luôn có một thai kỳ khỏe mạnh.
Bước 8: Cập nhật thông tin vào bảng quản lý thai kỳ
Việc cập nhật thông tin vào bảng quản lý thai kỳ giúp bác sĩ dễ dàng theo dõi và nắm bắt tình trạng sức khoẻ của thai phụ trong từng giai đoạn. Dựa vào những kết quả trước đó, thai phụ sẽ được chẩn đoán nhanh chóng và chính xác hơn ở những lần khám thai sau.
Bước 9: Thông báo kết quả và hẹn lịch tái khám
Cuối cùng, bác sĩ sẽ gửi giấy thông báo kết quả và hẹn lịch tái khám. Nếu mẹ bầu có những thắc mắc khi mang thai, hãy hỏi bác sĩ và nhờ tư vấn thêm để được tư vấn, hướng dẫn thêm để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé.
Thực hiện quy trình 9 bước khám thai giúp mẹ bầu luôn an tâm khi mình và thai nhi được theo dõi đầy đủ. Hãy đảm bảo tham gia khám thai định kỳ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế các rủi ro mẹ nhé. Chúc mẹ bầu và thai sẽ có một hành trình vượt cạn thành công!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể