Tập thể dục, thể thao luôn là hoạt động bổ ích giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện bệnh trĩ hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có một số bài tập cần tránh khi bị bệnh trĩ bởi những động tác gây áp lực trực tiếp lên vùng hậu môn, búi trĩ có thể gây đau, chảy máu và khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Bạn đang đọc: Lưu ý 5 bài tập cần tránh khi bị bệnh trĩ
Trĩ là bệnh lý phổ biến ở người trưởng thành sau 30 tuổi, đặc biệt là những người thường xuyên làm việc trong tư thế ngồi. Tình trạng này xảy ra do ứ trệ tuần hoàn khiến các tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị giãn nở quá mức tạo thành các búi trĩ. Lâu dần, các búi trĩ to dần lên dẫn đến sa búi trĩ và tắc nghẹt búi trĩ.
Người bị trĩ nếu không biết cách phòng ngừa thì bệnh sẽ phát triển rất nhanh, nhất là người thường xuyên tập thể dục, thể thao với cường độ mạnh. Vậy khi mắc phải bệnh này có nên tiếp tục tập thể dục không và những bài tập cần tránh khi bị bệnh trĩ là gì?
Contents
Tìm hiểu chung về nguyên nhân và triệu chứng bệnh trĩ
Trước khi tìm hiểu các bài tập cần tránh khi bị bệnh trĩ, chúng ta cần nắm được nguyên nhân, đặc điểm của căn bệnh này. Đây là bệnh lý khá nhạy cảm nên người bệnh thường âm thầm chịu đựng và ngại đi khám. Mặc dù lành tính nhưng do tâm lý e ngại, chủ quan không điều trị, bệnh trĩ vẫn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như hoại tử búi trĩ, nhiễm trùng máu.
Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh trĩ. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trĩ như tuổi cao, ngồi lâu khi đại tiện, thừa cân, béo phì, thường xuyên táo bón do ăn ít chất xơ, ngồi nhiều nhưng ít vận động, uống ít nước, thường xuyên quan hệ đường hậu môn, phụ nữ mang thai,…
Người bị bệnh trĩ thường xuất hiện các triệu chứng như:
- Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đại tiện gây sưng, đau.
- Búi trĩ bị tắc mạch hoặc bị sa nghẹt.
- Đại tiện bị chảy máu ít hoặc nhiều tùy mức độ bệnh, càng rặn máu chảy càng nhiều.
- Hậu môn thường xuyên bị kích thích hoặc bị ngứa hậu môn rất giống với triệu chứng khi bị nhiễm giun kim.
- Cảm giác khó chịu, đau rát ở hậu môn tỷ lệ thuận với sự phát triển của búi trĩ.
Người bị trĩ có nên tập thể dục và chơi thể thao không?
Rất nhiều người lo ngại rằng khi bị bệnh trĩ, người bệnh cần tránh hoạt động mạnh nên không thể tiếp tục tập luyện thể dục, thể thao. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn ngược lại. Thậm chí người bị bệnh trĩ còn được các chuyên gia khuyến khích tập luyện và vận động nhẹ nhàng để cải thiện bệnh nhưng vẫn có một số bài tập cần tránh khi bị bệnh trĩ
Thường xuyên tập thể dục, thể thao không chỉ giúp tăng cường đề kháng, cơ thể dẻo dai, hình thể hấp dẫn mà còn tác động tích cực đến tinh thần của mỗi chúng ta. Do đó, việc tăng cường tập luyện thể dục, thể thao khoa học luôn được khuyến cáo ở mọi đối tượng, đặc biệt với những người đang trong thời gian điều trị bệnh trĩ.
Tìm hiểu thêm: Rối loạn chức năng vỏ não và cách điều trị
Tập thể dục khoa học sẽ giúp kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, đồng thời cải thiện lưu thông máu, giảm áp lực lên vùng hậu môn, trực tràng và hạn chế tình trạng ngồi một chỗ quá lâu dẫn đến trĩ.
Tuy nhiên, tập như thế nào và tập gì cho phù hợp thì bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. Bởi một số bài tập có thể gây áp lực trực tiếp lên vùng hậu môn, búi trĩ gây đau và chảy máu.
Những bài tập cần tránh khi bị bệnh trĩ
Mặc dù tập thể dục, thể thao mang lại nhiều lợi ích cho những người bệnh trĩ nhưng không phải bài tập nào cũng phù hợp, đặc biệt là các bài tập cường độ cao, gây áp lực lớn nên vùng thân dưới, ổ bụng, hậu môn,… Nguyên nhân là do những bài tập này khiến cơ hậu môn căng ra, đồng thời áp lực về bụng cũng nhiều khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng. Do đó, bạn cần nằm lòng 5 bài tập cần tránh khi bị bệnh trĩ dưới đây.
Squat với tạ
Squat là bài tập mang hiệu quả cao trong việc xây dựng sức mạnh và tăng khối lượng cơ bắp. Động tác squat với tạ có khả năng tác động lên toàn bộ cơ thể, nhất là các cơ lớn ở hông và đùi. Tuy nhiên, bài tập này đòi hỏi phải tăng áp lực trong ổ bụng để chống lại áp lực bên ngoài của quả tạ khiến triệu chứng bệnh trĩ nặng thêm.
Tập tạ
Tương tự như squat tạ, tập tạ cũng là bài tập cần tránh khi bị bệnh trĩ. Bởi vì bài tập tạ sẽ tạo ra căng cơ và tăng áp lực vùng bụng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể tập với tạ nhẹ kết hợp với việc lắng nghe cơ thể để điều chỉnh mức độ phù hợp, an toàn cho sức khỏe hiện tại.
Đạp xe
Khi đạp xe, việc ngồi lâu trên yên xe đạp nhỏ và cứng sẽ tạo ra áp lực lớn lên vùng hậu môn khiến lưu lượng máu đến khu vực này giảm đáng kể. Ngoài ra, việc động tác đạp xe còn tạo ra ma sát đáng kể giữa chỗ ngồi và búi trĩ khiến viêm búi trĩ tăng nặng và đau đớn hơn.
Xem thêm: Bệnh trĩ có nên đạp xe không? Khi nào thì người bị trĩ không nên đạp xe?
>>>>>Xem thêm: Những biến chứng thủy đậu ở trẻ em cực kỳ nguy hiểm mà chá mẹ cần biết
Bài tập bụng
Gập bụng là bài tập cơ bụng cơ bản và phổ biến được nhiều người lựa chọn để có vòng 2 săn chắc. Bài tập này sử dụng trọng lượng cơ thể để giảm mỡ bụng và tăng cường cơ bụng. Chính vì thế, đây là bài tập cần tránh khi bị bệnh trĩ vì động tác gập bụng sẽ làm tăng áp lực bên trong bụng dễ khiến bệnh trĩ trở nên trầm trọng hơn.
Đá bóng
Bên cạnh những bài tập tác động vào vùng bụng, những môn thể thao cần vận động và chạy như đá bóng có thể khiến áp lực vùng bụng tăng lên gấp 2 – 3 lần so với thông thường. Ngoài ra, chạy nhanh còn làm cọ xát hậu môn gây đau rát. Đây là một mối đe dọa đối với người bị bệnh trĩ.
Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn học hiểu rõ hơn về bệnh trĩ. Nếu bạn đang mắc căn bệnh này, hãy ghi nhớ 5 bài tập cần tránh khi bị bệnh trĩ kể trên để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Thay vào đó, hãy tập những bài tập nhẹ nhàng như tập hít thở sâu, đi bộ, đi bơi,… Đồng thời nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.
Xem thêm: Bị trĩ có tập gym được không? Tập thế nào cho đúng?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể