Nấm họng có lây không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đang quan tâm tới bệnh nấm họng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cho câu hỏi này.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Bệnh nấm họng có lây không?
Nấm họng là tình trạng thường gặp hiện nay, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Nấm họng khá lành tính, nhưng nếu chúng không được phát hiện và chữa trị sớm, đúng cách, thì có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Vậy nấm họng có lây không?
Contents
Bệnh nấm họng có lây không?
Bệnh nấm họng chủ yếu được gây nên do nấm Candida Albicans – một loại nấm sống cộng sinh trong khoang miệng. Thông thường, nấm Candida chiếm từ 30 đến 40% trong khoang miệng của con người, tùy theo theo thể trạng của từng người. Loại nấm này không gây hại đến sức khỏe nếu được duy trì ở mức cân bằng. Tuy nhiên, khi gặp môi trường và điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển nhanh chóng, gây bệnh cho con người.
Nấm Candida có thể lây thông qua dịch tiết nước bọt của người bệnh. Vì vậy, cần cẩn vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với người bệnh, để tránh nguy cơ lây bệnh. Bệnh nấm Candida có thể dịch chuyển và ký sinh gây bệnh qua hai con đường: Tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp.
Hình ảnh có bệnh nấm họng
Nấm họng lây qua con đường tiếp xúc trực tiếp
Vi khuẩn hoặc virus gây ra bệnh nấm có thể lây lan rất nhanh xung quanh môi trường sống của người bệnh. Do đó, những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hoặc người thường xuyên tiếp xúc hay sống cùng không gian với người bệnh đều có nguy cơ cao bị nhiễm nấm.
Theo các chuyên gia tai mũi họng, nấm Candida nói riêng và các loại vi khuẩn, virus khác nói chung thường lây lan qua những giọt bắn li ti. Khi bạn tiếp xúc trực tiếp với người bệnh ở cự ly gần, sẽ có nguy cơ cao dính phải dịch tiết nước bọt, nước mũi, hoặc đờm của người bệnh… Khi đó, các vi khuẩn nấm sẽ xâm nhập vào trong cơ thể, kích thích sự sinh sôi của các bào tử nấm có sẵn trong khoang miệng, gây nên hiện tượng nấm miệng. Trong trường hợp đặc biệt, nấm họng có thể lây từ mẹ sang con hoặc ngược lại.
Nấm họng lây do tiếp xúc gián tiếp
Nấm họng còn có thể lây qua việc tiếp xúc gián tiếp. Người bị nấm họng rất dễ bị biến chứng sang viêm họng và ho. Các vi khuẩn, virus nấm được phóng ra và tồn tại bên ngoài môi trường. Bám vào những vật dụng thường ngày như ly uống nước, chén đũa, bàn làm việc, điện thoại, khăn mặt… Vì thế, nếu vô tình sử dụng chung những vật dụng của người bệnh, thì nguy cơ bị lây bệnh là rất cao.
Nấm họng có những triệu chứng gì?
Nấm họng thường được lây từ tình trạng nấm miệng. Tuy nhiên nếu bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ không quá nguy hiểm đến sức khỏe của bạn. Sau đây là một số triệu chứng phổ biến khi gặp phải bệnh nấm họng.
Tìm hiểu thêm: Thắc mắc: Tại sao đeo lens bị cay mắt?
Các đốm trắng xuất hiệm ở lưỡi và niêm mạc họng- Xuất hiện các mảng đốm trắng đốm, mảng màu trắng sữa hình ô van, bám chắc trên bề mặt lưỡi và niêm mạc họng.
- Miệng và họng bị khô, bắt đầu xuất hiện những vết nứt, chảy máu ở bề mặt niêm mạc họng và lưỡi.
- Xuất hiện một số mùi hôi khó chịu trong miệng, khiến người bệnh ngại giao tiếp.
- Nấm miệng ở giai đoạn cao trào sẽ làm cho người bệnh có cảm giác đau rát khi ăn uống, đặc biệt là những đồ ăn cứng, nóng…
- Ngoài ra, ở một số người có sức đề khác yếu còn có thể bị sốt nhẹ hoặc nặng tùy theo thể trạng.
Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh nấm họng hiệu quả?
Mặc dù nấm họng không gây nguy hiểm đến tính mạng, cũng như sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên nếu bạn không biết điều trị và chăm sóc đúng cách, các bào tử nấm sẽ lây lan sang các cơ quan lân cận. Từ đó gây nên nhiều biến chứng như: Viêm phế quản mãn tính, viêm phổi cấp tính, viêm amidan, nấm dạ dày…
Để ngăn ngừa tối đa tình trạng nấm họng, bạn cần thực hiện các biện pháp như sau:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên: Theo các chuyên gia nha khoa, bạn cần vệ sinh răng miệng, khoang mũi sạch sẽ ít nhất 2 lần mỗi ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm nước muối để súc miệng, giúp sát khuẩn và ngăn ngừa mảng bám trên răng.
- Vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, hoặc khi chạm tay vào các đồ vật ở khu công cộng (nơi chứa đựng nhiều nguồn lây bệnh, trong đó có vi khuẩn nấm).
>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm chỉ số INR
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người bị nấm họng- Luôn luôn sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với người bị nhiễm nấm.
- Bổ sung thêm nhiều dưỡng chất như: Vitamin C, B12, B3, chất xơ, omega 3… giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (nên chọn nước ấm), và tuyệt đối không được sử dụng bia rượu, thuốc lá… trong giai đoạn điều trị bệnh.
- Hạn chế ăn những đồ lạnh, đồ cay nóng, làm tổn thương niêm mạc họng.
- Đến các cơ sở y khoa uy tín để được khám và điều trị, khi thấy bất cứ triệu chứng nào bất thường (ví dụ như: Ho dai dẳng không hết, sốt cao, chán ăn, mất vị giác…).
Trên đây là những thông tin trả lời cho thắc mắc bệnh nấm họng có lây không. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cơ bản về con đường lây lan của bệnh nấm họng. Cùng với đó là phương pháp ngăn ngừa bệnh một cách tốt nhất.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể