Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng ngoài da khá nghiêm trọng do lớp hạ bì và lớp mô dưới da bị vi khuẩn tấn công. Bệnh khởi phát bất ngờ, tiến triển nhanh và gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn điều trị viêm mô tế bào đúng cách
Bệnh viêm mô tế bào không hiếm gặp nhưng người bệnh không được chủ quan mà lơ là chữa trị. Để lâu, viêm da có thể lây lan ra các vùng da khác của cơ thể và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách điều trị viêm mô tế bào một cách hiệu quả nhất nhé!
Contents
Tìm hiểu về viêm mô tế bào
Viêm mô tế bào là bệnh nhiễm trùng ngoài da gây ra do sự xâm nhập của vi khuẩn vào vùng da bị tổn thương và gây ra các biểu hiện như sưng đỏ, đau rát, nổi bọng nước phỏng rộp, sưng phù, tích tụ dịch, khi chạm vào có thể có giảm giác nóng ấm như bị sốt. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất vẫn là ở khu vực cẳng chân.
Các vi khuẩn như Streptococcus, Staphylococcus, H. influenzae, S.pneumoniae,… đi vào mô tế bào da thông qua các vết thương hở, làm xuất hiện các triệu chứng ngoài da. Trong trường hợp nguy hiểm hơn, viêm mô tế bào có thể lan sang máu và mạch bạch huyết, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
Viêm mô tế bào là bệnh nhiễm trùng ngoài da gây ra do sự xâm nhập của vi khuẩn
Triệu chứng của viêm mô tế bào
Người mắc bệnh viêm mô tế bào có thể xuất hiện các triệu chứng tại chỗ dưới đây:
- Một vùng da bất ngờ trở nên sưng đỏ, đau rát, sờ thấy mềm, nóng và đi kèm các bọng nước. Vị trí da bị viêm mô tế bào phổ biến nhất là cẳng chân, vi khuẩn sẽ thâm nhập thông qua các vết loét, vết thương nông hay viêm kẽ.
- Viêm tế bào dạng nặng có thể làm xuất hiện tình trạng cân cơ, viêm cơ, áp xe dưới da, nhiễm trùng huyết hay hoại tử. Trường hợp này thường xảy ra ở đối tượng có hệ miễn dịch kém, bệnh nhân đái tháo đường, người già và trẻ nhỏ.
- Với viêm mô tế bào hình thành ở quanh mắt, người bệnh còn có thể bị áp xe quanh ổ mắt, suy giảm thị lực, liệt nhãn cầu, áp xe não hay nghiêm trọng hơn là viêm não, viêm màng não.
- Viêm mô tế bào hay tái phát dễ làm tổn thương mạch bạch huyết, trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng suy tĩnh mạch chi dưới và phù bạch mạch.
- Bệnh nhân viêm mô tế bào còn có thể xuất hiện triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt nhẹ hay sốt cao.
Các triệu chứng thường gặp của viêm mô tế bào
Hướng dẫn điều trị viêm mô tế bào đúng cách
Người mắc bệnh viêm mô tế bào có thể thực hiện điều trị theo phương pháp và nguyên tắc dưới đây:
Chữa trị sớm bằng kháng sinh
Vì nguyên nhân gây nên bệnh viêm mô tế bào xuất phát từ vi khuẩn, do đó người bệnh có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Việc lựa chọn loại kháng sinh để chữa viêm mô tế bào sẽ phụ thuộc vào tình trạng nhiễm trùng của da, cụ thể:
- Nếu viêm mô tế bào có đi kèm mủ, người bệnh có thể dùng thuốc kháng sinh có tác dụng cho MRSA.
- Nếu viêm mô tế bào không đi kèm mủ, người bệnh có thể dùng thuốc kháng sinh có tác dụng với Streptococcus nhóm A và S. aureus.
Phần lớn các trường hợp sử dụng kháng sinh để điều trị sớm viêm mô tế bào sẽ hồi phục sau khoảng 2 tuần, những trường hợp nghiêm trọng hơn thì thời gian có thể kéo dài thêm.
Tìm hiểu thêm: Các bệnh về răng thường gặp ở người già cần đặc biệt chú ý
Người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị sớm viêm mô tế bào
Nhập viện để điều trị
Nếu người bệnh bị viêm mô tế bào có xuất hiện các triệu chứng nặng như sốt cao, nôn mửa, hoại tử, bệnh tái diễn nhiều lần hoặc bệnh nhân viêm mô tế bào đi kèm các bệnh lý khác như tiểu đường, rối loạn tuần hoàn thì rất cần được đưa đến bệnh viện để được theo dõi, điều trị sát sao nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Thực hiện chăm sóc cơ thể đúng cách
Ngoài điều trị bằng thuốc, có thể cải thiện triệu chứng, giảm cảm giác khó chịu do viêm mô tế bào bằng các biện pháp tại nhà sau:
- Khi ngủ hoặc nghỉ ngơi, người bệnh nên kê vùng da bị tổn thương do nhiễm trùng cao hơn cơ thể để cải thiện tình trạng sưng tấy và giảm bớt các cơn đau.
- Tránh mang tất bó, mặc quần áo quá chật để hạn chế chèn ép lên khu vực da bị tổn thương cho đến khi lành nhằm hạn chế nguy cơ làm chúng lở loét và nhiễm trùng nặng hơn.
- Sử dụng nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn để rửa vết thương ở trên da đều đặn hằng ngày để tránh nhiễm trùng.
- Che phủ vết thương viêm mô tế bào bằng băng gạc và cần thay băng y tế mỗi ngày.
- Sử dụng thuốc mỡ hoặc kem bôi da để bảo vệ vùng da bị tổn thương do viêm mô tế bào.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây, sinh tố và uống đủ nước mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng.
- Vận động khu vực da và cơ thể mắc viêm mô tế bào.
>>>>>Xem thêm: Thuốc xịt mũi Xisat có dùng được cho bà bầu không?
Ăn nhiều rau xanh, trái cây để nâng cao sức đề kháng
Tóm lại, viêm mô tế bào là vấn đề da liễu xuất hiện do sự xâm nhập của vi khuẩn vào những lớp da sâu và gây viêm nhiễm. Mặc dù các triệu chứng phần lớn chỉ biểu hiện ngoài da nhưng nếu chủ quan, bệnh có thể tiến triển nặng và dẫn đến các tình huống nguy hiểm cho tính mạng. Do vậy, khi phát hiện các dấu hiệu viêm mô tế bào, bệnh nhân cần nghiêm túc điều trị để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể