Strychnin là loại thuốc có tác dụng bổ trợ cơ, thần kinh. Tuy nhiên, nếu như bạn sử dụng sai cách thì rất dễ dẫn đến tình trạng bị ngộ độc strychnin.
Bạn đang đọc: Ngộ độc strychnin: Cách chẩn đoán và điều trị
Do đó, để tìm hiểu về strychnin cũng như cách chẩn đoán và điều trị khi bị ngộ độc strychnin, bạn hãy theo dõi phần nội dung ở bài viết sau.
Contents
Strychnin là gì?
Strychnin vốn là một loại alkaloid chiết xuất từ cây mã tiền. Trước đây, strychnin thường được sử dụng trong những thuốc để điều trị nhược cơ, rối loạn tiêu hóa, đái dầm, yếu cơ thắt. Hiện nay, strychnin thường được dùng chủ yếu trong các loại thuốc diệt chuột và pha trong các chất cấm như heroin, cocain.
Công thức hóa học của strychnin
Liều gây ngộ độc khi sử dụng strychnin đó là từ 30 đến 100mg ở người lớn. Nguy cơ tử vong có thể xảy ra trong thời gian là 30 phút. Nếu không điều trị sớm, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị tử vong.
Triệu chứng khi ngộ độc strychnin
Sau khi tiếp xúc với strychnin, cơ bắp của bệnh nhân sẽ bắt đầu có hiện tượng bị co giật. Những cơn co giật sẽ lan tới mọi cơ bắp ở cơ thể. Ngay cả đối với những kích thích nhỏ nhất thì các cơn co giật sẽ xảy ra gần như là liên tục.
Những cơn co giật thường tăng cường độ và tiến triển cho tới khi xương sống cong liên tục. Tình trạng co giật sẽ dẫn đến nhiễm toan lactic, tiêu cơ vân và tăng thân nhiệt. Khi ấy, cái chết sẽ đến do ngạt thở bởi các đường dẫn truyền thần kinh kiểm soát hơi thở hoặc do bị kiệt sức vì co giật.
Cách chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán ngộ độc strychnin
Chẩn đoán lâm sàng:
Thăm hỏi bệnh nhân hoặc người nhà của bệnh nhân có tiền sử từng uống nhầm rượu xoa bóp ngâm mã tiền hay thuốc diệt chuột hoặc có sử dụng các chất cấm như cocain hay heroin không.
Chẩn đoán cận lâm sàng:
Việc chẩn đoán này cần được thực hiện sau khi uống strychnin trong thời gian từ 15 đến 30 phút và kéo dài trong một vài giờ.
Tình trạng co cứng cơ và đau cơ khi tiến triển toàn thân sẽ tạo nên tư thế người ưỡn cong. Bên cạnh đó, cơ mặt của bệnh nhân sẽ cau có, khó chịu, làm lộ cả hai hàm răng ra bên ngoài.
Tình trạng co cứng cơ kéo dài sẽ gây ra các biến chứng như suy thận cấp, tăng thân nhiệt, hội chứng chèn ép khoang, tiêu cơ vân cấp…
Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như tăng sự nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, tăng cảm giác đau. Sự kích thích ánh sáng hoặc một tiếng động nhẹ cũng sẽ dẫn đến sự xuất hiện của các cơn co cứng.
Xét nghiệm chẩn đoán đặc hiệu:
Xét nghiệm định tính: Tìm strychnin ở trong máu, dịch dạ dày, nước tiểu.
Xét nghiệm khác:
Xét nghiệm sinh hóa: Creatinin, ure, CPK, myoglobin niệu, khí máu động mạch nhằm mục đích phát hiện sớm những biến chứng như suy thận, tiêu cơ vân, toan chuyển hóa hoặc myoglobin niệu.
Chẩn đoán xác định:
Việc chẩn đoán xác định thường áp dụng khi bệnh nhân ăn uống thực phẩm có chứa hóa chất strychnin.
Chẩn đoán phân biệt:
Cần thực hiện chẩn đoán phân biệt với những nguyên nhân dẫn đến tình trạng co giật và co cứng cơ, động kinh, uốn ván, ngộ độc INH, HC kháng cholinergic.
Điều trị ngộ độc strychnin
Xử trí cấp cứu:
- Kiểm soát hệ hô hấp và đường thở nếu như có suy hô hấp do cứng cơ hô hấp, thở máy, đặt nội khí quản.
- Điều trị toan chuyển hóa hoặc tình trạng tăng thân nhiệt nếu có.
- Hạn chế những kích ứng có thể xảy ra đối với bệnh nhân: Ánh sáng, tiếng động, thăm khám.
Tìm hiểu thêm: Cách lấy khí máu động mạch làm xét nghiệm như thế nào?
Ngộ độc strychnin có thể dẫn đến bất tỉnhĐiều trị co cứng cơ:
Bệnh nhân có thể được sử dụng các loại thuốc sau:
- Diazepam: Dùng từ 5 đến 10mg tiêm TM, thường lặp lại sau thời gian từ 5 đến 15 phút cho tới khi cơn co giật được kiểm soát. Trẻ em nên dùng liều từ 0,3 đến 0,5 mg/kg. Đặc biệt, cần phải chú ý để kiểm soát đường thở và hệ hô hấp.
- Midazolam: Sử dụng từ 0,1 đến 0,3 mg/kg cân nặng, tiêm tĩnh mạch chậm trong thời gian từ 20 đến 30 giây và nên lặp lại nếu cần thiết.
- Thiopental: Sử dụng từ 150 đến 300mg tiêm tĩnh mạch chậm trong khoảng thời gian từ 20 đến 40 giây. Bệnh nhân có thể được truyền tĩnh mạch liên tục với liều lượng không quá 2g/24 giờ.
- Thuốc giãn cơ: Loại thuốc này thường được dùng trong các trường hợp nặng, bệnh nhân có thể dùng pancuronium với liều lượng từ 0,06 đến 0,1 mg/kg. Người bệnh cần phải đặt nội khí quản cũng như thở máy nếu như sử dụng thuốc giãn cơ.
Những biện pháp hạn chế hấp thu chất độc
- Bệnh nhân cần phải được rửa dạ dày nếu như đến sớm trước 2 giờ uống.
- Sử dụng than hoạt: Sử dụng liều 1g/kg cân nặng.
- Nếu như bệnh nhân bị co cứng toàn thân và có nguy cơ bị sặc thì cần phải được đặt nội khí quản trước khi thực hiện việc rửa dạ dày.
>>>>>Xem thêm: Tomax genta có dùng được cho bà bầu không? Những lưu ý khi sử dụng thuốc
Bệnh nhân bị ngộ độc strychnin cần được cấp cứu kịp thờiNhững biện pháp nhằm tăng cường đào thải chất độc:
- Tiến hành lọc máu ngắt quãng, lọc hấp phụ và lọc máu liên tục.
- Sử dụng than hoạt đa liều.
- Dùng thuốc giải độc đặc hiệu.
Ngộ độc strychnin gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe nếu bạn không có hướng xử lý phù hợp. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện ra những triệu chứng ngộ độc, nạn nhân cần phải được cấp cứu kịp thời để không gây nguy hiểm đến tính mạng nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể