Việc nắm được nguyên nhân gây ra tình trạng ho về đêm khi ngủ sẽ giúp bạn có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Bạn đang đọc: 7 “thủ phạm” gây ra tình trạng ho về đêm kéo dài mà bạn nên biết
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để giúp loại bỏ hết các chất độc, chất nhầy ra khỏi đường hô hấp. Trong đó, ho về đêm cũng là tình trạng khá phổ biến, nó không chỉ gây ảnh hướng đến sức khỏe người bệnh mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy đâu là thủ phạm gây ra tình trạng ho về đêm kéo dài? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
1. Hen suyễn
Một trong những nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trạng ho về đêm đó là hen suyễn. Đây là một bệnh viêm đường thở mãn tính. Một số dấu hiệu phổ biến như:
- Ho có đờm trong, đặc quánh và dính, đặc biệt là vào ban đêm lúc gần sáng.
- Khó thở, thở hổn hển, thở rít, nhịp thở nhanh.
- Ngực bị đau hoặc nặng như bị bóp nghẹt.
Các triệu chứng này có xu hướng nặng hơn vào những thời điểm như giao mùa, hoặc khi tiếp xúc với những thứ có thể gây dị ứng như khói bụi, khói thuốc lá, lông động vật…
Hen suyễn là nguyên nhân gây ra tình trạng ho về đêm kéo dài
2. Ho gà – Thủ phạm gây ra những cơn ho về đêm
Ho gà là một bệnh hô hấp nghiêm trọng mà độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Bệnh lây rất nhanh qua đường hô hấp và thời gian ủ bệnh từ 6 – 20 ngày. Sau đó, ho gà được chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn đầu kéo dài từ 1-2 tuần với một số triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi; sốt nhẹ ; thỉnh thoảng ho nhẹ, cuối giai đoạn sẽ chuyển sang ho thành từng cơn; thở ngắt quãng, chủ yếu ở trẻ sơ sinh.
Lúc này, các triệu chứng bệnh rất giống với cảm lạnh thông thường. Do đó, bệnh thường chỉ được chẩn đoán cho đến khi các dấu hiệu nghiệm trọng hơn xuất hiện, gồm:
- Ho dữ dội thành từng cơn (một cơn khoảng 15 – 20 nhịp), thường có xu hướng nghiêm trọng hơn và ho nhiều về đêm. Ở trẻ nhỏ, cơn ho đôi khi khiến bé bị tím tái, đỏ mắt, chảy nước mũi nước mắt, nổi tĩnh mạch cổ do bị ngưng thở. Kết thúc cơn ho bằng khạc đờm trong, đặc dính.
- Sau mỗi tiếng ho có kèm theo thở rít giống như tiếng gà rít.Nhưng với trẻ dưới 6 tháng có thể không gặp triệu chứng này.
- Nôn mửa, mệt mỏi, vã mồ hôi, thở nhanh, mạch đập nhanh sau khi ho.
- Có thể kèm sốt nhẹ, mặt mày nặng, loét lưỡi và hàm.
Các cơn ho có thể kéo dài lên đến 10 tuần hoặc hơn, thường là 2 – 3 tuần. Sau đó, ho giảm dần và trẻ bớt sốt. Nhưng có thể tái phát sau vài tháng và gây ra viêm phổi.
3. Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm bên trong mũi do một số tác nhân gây do cơ địa dị ứng như phấn hoa, bụi, nấm mốc, hoặc vảy da của một số loài động vật.
Tuy nhiên, vẫn có một số người chỉ bị viêm mũi dị ứng khoảng vài tháng/lần vì họ nhạy cảm với các chất kích ứng theo mùa, chẳng hạn như phấn hoa hoặc cỏ. Song, cũng có một số người lại bị tình trạng này quanh năm.
Hầu hết những người bị viêm mũi dị ứng đều có các biểu hiện nhẹ gần giống như cảm cúm thông thường như ho, sổ mũi, hắt hơi… có thể điều trị dễ dàng và hiệu quả. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nghiêm trọng, ho về đêm gây mất ngủ cũng như ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Hiểu rõ hơn về tâm lý của bệnh nhân sau đột quỵ
Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân gây ra tình trạng ho về đêm kéo dài
4. Viêm phế quản mãn tính
Viêm phế quản mãn tính là tình trạng phế quản bị viêm nhiễm trong thời gian dài, thường phổ biến hơn ở những người hút thuốc, người sống trong môi trường ô nhiễm hoặc thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại.
Người bệnh được chẩn đoán bị viêm phế quản mãn tính có các triệu chứng dai dẳng như:
- Tức ngực, khó thở, thở khò khè nhưng ít gặp
- Ho khạc ra đờm cả ngày và đêm nhưng tăng lên vào buổi sáng hoặc khi tiếp xúc với các chất kích thích (khói thuốc lá, bụi bặm, khói than…) hoặc khi cơ thể bị lạnh
- Mệt mỏi
Những người bệnh viêm phế quản mãn tính thường phải điều trị trong thời gian dài và rất khó trị dứt điểm..
5. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Khi người bệnh nằm, axit dễ dàng trào ngược từ dạ dày lên thực quản và họng, rồi kích thích niêm mạc họng dẫn đến những cơn ho về đêm.
Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày thực quản còn có thể nhận biết qua một số triệu chứng phổ biến như ợ chua, ợ nóng; ợ lên thức ăn; đau họng và khàn giọng; buồn nôn, nôn mửa ; đau tức vùng thượng vị (ngay dưới xương ức)….
Cảm cúm khác với cảm lạnh bởi tính khởi phát đột ngột và bạn có thể nhận biết thông qua một số biểu hiện như ho; chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi; hắt hơi liên tục; đau đầu; mệt mỏi; đau cơ và nhức mỏi cơ thể; có thể sốt hoặc không.
6. Cảm cúm – Nguyên nhân ho về đêm
Khi các chất nhầy trong tuyến mũi và cổ họng tụ lại nhiều trong mũi xoang, chảy xuống thành sau của cổ họng thì được gọi là hội chứng chảy dịch mũi sau. Hội chứng này có thể xảy ra do những nguyên nhân như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch. Tình trạng này xảy ra nhiều về đêm bởi tư thế nằm.
- Khạc nhổ hoặc nuốt nhiều chất nhầy;
- Đau, ngứa rát cổ họng;
- Thường xuyên hắng giọng;
- Buồn nôn;
- Miệng hôi;
- Ho nhiều về đêm.
>>>>>Xem thêm: Tim một thất là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Cảm cúm – Nguyên nhân ho về đêm
7. Ho khan về đêm do bệnh suy tim
Những cơn ho về đêm kéo dài dai dẳng cũng là dấu hiệu nhận biết của bệnh suy tim. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ tim bị yếu đi hoặc cứng, mất đi độ đàn hồi. Suy tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất vẫn là người lớn. Ngoài tính trạng ho khan về đêm, suy tim gây ra:
- Khó thở từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ bệnh. Ở suy tim giai đoạn cuối, bệnh nhân khó thở cả khi ngủ hoặc khi nghỉ ngơi.
- Phù ở mắt cá chân và chân. Tình trạng này có thể tốt hơn vào buổi sáng nhưng lại nặng hơn vào cuối ngày.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi.
Trên đây chỉ là những “thủ phạm” gây ra tình trạng ho về đêm kéo dài phổ biến nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể