Bế sản dịch là hiện tượng không mẹ bỉm nào muốn gặp phải sau sinh. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sống của phụ nữ sau “vượt cạn”. Vậy nên nong cổ tử cung do bế sản dịch là phương pháp can thiệp được cân nhắc.
Bạn đang đọc: Nong cổ tử cung do bế sản dịch và những điều cần biết
Sau khi “vượt cạn” là quãng thời gian mà người mẹ phải tiếp tục chú ý để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Bế sản dịch chính là một trong các rủi ro mà mẹ bỉm có thể gặp sau sinh. Phương pháp nong cổ tử cung do bế sản dịch là sự can thiệp được nhiều bác sĩ chỉ định. Bài viết này sẽ thông tin đến bạn về biến chứng nguy hiểm kể trên.
Contents
Bế sản dịch sau sinh và những điều nên biết
Phụ nữ sau “vượt cạn” có sức khỏe khá yếu và cần nhiều thời gian để hồi phục lại. Tuy nhiên giai đoạn này có thể xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm cho mẹ bỉm và bế sản dịch chính là hiện tượng đáng nói. Lúc này người phụ nữ phải chịu ảnh hưởng về sức khoẻ và cả chất lượng sống. Nong cổ tử cung do bế sản dịch là phương pháp điều trị bệnh nên tham khảo.
Bế sản dịch chính là hiện tượng sản dịch sau sinh mổ hoặc sinh thường không thoát ra ngoài được và chúng ứ đọng lại trong tử cung. Nếu tình trạng bế sản dịch không được kịp thời phát hiện và xử lý thì rất dễ xảy ra nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu thậm chí là đe dọa đến tính mạng sản phụ.
Thực tế sau sinh, phụ nữ thường tiết sản dịch bao gồm máu, nước ối còn sót lại, mảnh vụn của lớp niêm mạc tử cung, dịch tiết cổ tử cung. Tất cả sẽ chảy ra ngoài đường âm đạo và tuỳ vào cơ địa của mỗi người mà quá trình tiết sản dịch dài hay ngắn, trung bình là từ 2 – 6 tuần.
Trước khi tìm hiểu về kỹ thuật nong cổ tử cung do bế sản dịch, ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng này:
- Mất máu nhiều khi sinh: Trong lúc sinh, nếu thai phụ mất máu quá nhiều thì tử cung co bóp kém cho nên khó có thể đẩy sản dịch ra ngoài. Đặc biệt những ai sinh mổ thì sẽ có nguy cơ mất máu nhiều hơn sinh thường.
- Chế độ hậu sản không tốt: Phụ nữ sau sinh có sức khỏe yếu nên thường phải nằm nhiều và hạn chế vận động. Tuy nhiên nếu vệ sinh vùng kín không sạch thì tình trạng nhiễm trùng sẽ xảy ra và góp phần làm tăng nguy cơ bế sản dịch.
Tình trạng này thường đi kèm với các dấu hiệu như sản dịch chảy ra rất ít, có mùi hôi. Mẹ bỉm hay căng tức vùng hạ vị, thỉnh thoảng có cơn đau âm ỉ, có xuất hiện một cục cứng ở bụng và có thể cảm nhận rõ khi sờ. Ngay khi có những biểu hiện này, buộc phải thăm khám ngay lập tức để được bác sĩ can thiệp điều trị đúng cách.
Nong cổ tử cung do bế sản dịch là gì?
Nong cổ tử cung là cách xử lý được bác sĩ chỉ định đầu tiên khi gặp phải tình trạng ứ sản dịch. Bác sĩ thực hiện bằng cách đưa dụng cụ chuyên khoa vào để lấy hết phần tế bào, dịch ứ đọng bên trong tử cung ra ngoài. Và kỹ thuật này chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế có đầy đủ cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Quy trình thực hiện nong cổ tử cung do bế sản dịch như sau:
- Trước khi thực hiện: Sản phụ thực hiện theo tư vấn của bác sĩ để chủ động hạn chế thực phẩm và đồ uống. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể bắt đầu thực hiện giãn cổ tử cung của sản phụ trước một vài ngày làm thủ thuật. Thông thường sản phụ được chỉ định dùng thuốc bằng đường uống hay thuốc đặt âm đạo để làm mềm cổ tử cung.
- Trong và sau khi thực hiện: Bác sĩ sẽ cho gây mê toàn thân để thực hiện nong cổ tử cung và nạo tử cung. Bác sĩ sẽ chèn mỏ vịt vào âm đạo và được nong dần để cổ tử cung giãn từ từ cho đến khi bác sĩ có thể thực hiện được thao tác. Sau khi thực hiện xong, sản phụ được theo dõi biến chứng chảy máu cùng các hiện tượng sức khoẻ khác.
Ngoài nong cổ tử cung, sản phụ cũng có thể chọn phương pháp hút dịch tử cung, sử dụng dụng cụ chuyên khoa là ống hút để hút hết sản dịch ra ngoài. Tuy nhiên dù chọn cách can thiệp nào thì mẹ bỉm cũng có thể gặp phải những tác dụng phụ như đau âm ỉ, khó khăn trong tiểu tiện hay chuột rút nhẹ sau khi thực hiện.
Cách phòng ngừa bế dịch sản
Để tránh phải can thiệp nong cổ tử cung do bế sản dịch, các chị em cần thực hiện những biện pháp sau:
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Cần vệ sinh vùng kín đúng cách để tránh nhiễm khuẩn sau sinh. Nên rửa với nước ấm hay dung dịch vệ sinh pha loãng và dùng băng vệ sinh chất lượng. Thay băng thường xuyên từ 4-5 lần mỗi ngày cũng như tránh tắm bồn để hạn chế khả năng viêm nhiễm vùng kín.
Tìm hiểu thêm: Rau diếp ngồng có tác dụng gì?
Ăn uống hợp lý
Phụ nữ sau sinh cần chú ý nhiều đến chế độ dinh dưỡng. Tốt nhất nên bổ sung rau ngót, rau dền, rau ngải cứu để hỗ trợ quá trình co hồi của tử cung, từ đó giúp sản dịch đẩy ra nhanh hơn. Ngoài ra nên ưu tiên ăn món ăn chế biến từ đu đủ xanh, hoa chuối, nghệ, mướp để kích thích tuyến sữa, ổn định dạ dày và hồi phục tử cung nhanh chóng.
Đi tiểu thường xuyên
Trong những ngày đầu sau sinh, bàng quang của sản phụ sẽ nhạy cảm hơn bình thường và bạn sẽ không thấy buồn tiểu cho dù bàng quang đã khá đầy. Vậy nên hãy chú ý và đi vệ sinh thường xuyên sau mỗi 2 – 3 giờ.
Cho bé bú sớm
Việc cho con bú sớm là một trong những hình thức gián tiếp kích thích co bóp tử cung. Từ đó có thể nhanh chóng đưa sản dịch ra ngoài nhanh nhất. Mẹ bỉm có thể massage bầu ngực để kích sữa, cho bé bú trực tiếp hay dùng máy hút sữa để trữ sữa cho con. Ngoài ra việc cho bé bú sớm sẽ giúp nguồn sữa mẹ được tiết ra nhiều hơn và cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho con.
>>>>>Xem thêm: Những lầm tưởng về bệnh tăng huyết áp
Tóm lại sản dịch tử cung chưa ra hết sau sinh là điều “tối kỵ” với các mẹ bỉm, vậy nên không được chủ quan. Ngay từ khi mang thai cho đến lúc “vượt cạn”, mẹ bỉm cần có cho mình sự chuẩn bị cần thiết để ngừa tình trạng này xảy ra. Sau khi sinh con, đặc biệt là sinh mổ phải có chế độ hậu sản thật khoa học, tập trung bổ sung các thực phẩm tăng cường co bóp tử cung cũng như vệ sinh và vận động hợp lý để bảo vệ sức khoẻ chính bản thân.
Trên đây là những chia sẻ về nong cổ tử cung do bế sản dịch. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về phương pháp này cũng như có cho mình những cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Xem thêm:
- Làm sao để biết hết sản dịch hay chưa?
- Cách đẩy sản dịch ra nhanh sau sinh mổ
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể