Chửa ở vết mổ có nguy hiểm đến sức khỏe không?

Nếu bạn chưa biết thì chửa ở vết mổ là một biến chứng thai sản. Vậy, biến chứng này có nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ bầu hay không và làm thế nào để tránh gặp phải tình trạng sức khỏe này khi mang thai?

Bạn đang đọc: Chửa ở vết mổ có nguy hiểm đến sức khỏe không?

Chửa ở vết mổ là biến chứng thai sản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về một số biến chứng do chửa ở vết mổ gây ra và từ đó có những biện pháp phòng ngừa, điều trị thích hợp.

Chửa ở vết mổ cũ là gì?

Chửa ở vết mổ cũ là khi trứng làm tổ ở sai vị trí. Thông thường, sau quá trình thụ tinh, trứng sẽ di chuyển xuống dưới đáy tử cung để làm tổ, đây là vị trí có lớp cân cơ đủ dày để thai nhi có thể hình thành và phát triển một cách an toàn. Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà trứng làm tổ ở sai vị trí, túi thai phát triển ở eo tử cung, nơi có vết sẹo mổ ở lần sinh đẻ trước đó. Trong quá trình phát triển, bào thai sẽ bám vào cơ tử cung ở eo tử cung, lúc này, các gai của bánh nhau có thể gây chèn ép lên thành bàng quang và tổn thương bàng quang do eo tử cung có cấu tạo lớp cơ mỏng. Ngoài ra, eo tử cung còn tồn tại vết sẹo trong lần sinh trước đó, các loại mô sẹo này không giống như các mô sẹo lành, không có tính đàn hồi nên rất dễ bị rách, gây sảy thai.

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây ra tình trạng này bởi nó xảy ra do sai sót trong quá trình di chuyển làm tổ của phôi thai.

Chửa ở vết mổ có nguy hiểm đến sức khỏe không?1

Chửa ở vết mổ là biến chứng thai sản nguy hiểm

Chửa ở vết mổ cũ có nguy hiểm không?

Chửa ở vết mổ cũ là một trong những biến chứng có mặt trong danh sách biến chứng thai sản nguy hiểm và trường hợp này khá hiếm khi xảy ra, chỉ chiếm khoảng 1% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Một số các biến chứng nguy hiểm mẹ bầu có thể gặp phải nếu như bị chửa ở vết mổ cũ bao gồm:

  • Sảy thai tự nhiên gây băng huyết;
  • Nhau thai đâm thủng tử cung ở vị trí vết mổ cũ gây vỡ tử cung;
  • Người mẹ bắt buộc phải cắt bỏ tử cung;
  • Mất máu quá nhiều gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị.

Chửa ở vết mổ cũ sẽ không thể giữ lại thai nhi. Nếu giữ lại thai nhi, thai nhi phát triển to hơn, rất dễ gây vỡ tử cung.

Dấu hiệu nhận biết chửa ở vết mổ

Chửa ở vết mổ sẽ không gây ra bất cứ triệu chứng khó chịu nào, do đó, muốn phát hiện ra tình trạng này chỉ có thể dựa vào việc thăm khám thai định kỳ. Chính vì thế, khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu mang thai và mang thai, các chị em cần thường xuyên thực hiện khám thai định kỳ để tránh những rủi ro của biến chứng sản khoa này. Đặc biệt khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như bị chậm kinh, đau râm ran vùng bụng dưới, âm đạo ra máu bất thường.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về hút mỡ lưng

Chửa ở vết mổ có nguy hiểm đến sức khỏe không?2
Thực hiện khám thai định kỳ để biết được vị trí trứng làm tổ

Làm thế nào để phòng tránh tai biến trong chửa tại vết mổ?

Để tránh gặp phải tai biến trong chửa tại vết mổ, tất cả những phụ nữ đã từng trải qua một lần sinh mổ khi mang thai cần thực hiện kiểm tra bằng siêu âm để xác định vị trí của thai nhi. Nếu phát hiện ra những bất thường, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện siêu âm doppler cùng với đó là các cuộc hội chẩn để giúp tìm ra biện pháp hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng. Trong trường hợp bào thai nằm ở vị trí bất thường, gần vết mổ cũ thì bắt buộc sẽ phải tiến hành bỏ thai nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm khi bào thai phát triển kích thước lớn hơn.

Ngoài ra, nếu được chẩn đoán chửa tại vết mổ cũ, các chị em không nên tự ý sử dụng thuốc gây sảy thai vì thuốc sảy thai có thể gây ra tình trạng vỡ tử cung, băng huyết cực kỳ nguy hiểm tới tính mạng.

Điều trị chửa tại vết mổ như thế nào?

Trước hết, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ bào thai. Sau đó, tùy vào thể trạng và mức độ nặng nhẹ của từng ca bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định cắt bỏ hoặc bảo tồn tử cung. Trường hợp tử cung bị vỡ, vết rách quá lớn khiến cho sản phụ mất nhiều máu, nguy hiểm đến tính mạng thì sẽ phải cắt bỏ cả tử cung. Đối với những trường hợp phát hiện ra bệnh sớm, khối thai mới chỉ xâm lấn vào bàng quang, chưa ảnh hưởng đến tử cung thì tử cung sẽ được phẫu thuật bảo tồn.

Cụ thể hơn, trong trường hợp phát hiện ra tình trạng chửa ở vết mổ sớm, các bác sĩ sẽ hút thai và thực hiện chèn bóng vào buồng tử cung tại vết mổ đẻ cũ. Ngược lại, nếu kích thước thai lớn và ảnh hưởng xấu đến tử cung thì sẽ tiến hành lấy thai ra ngoài, khâu bảo tồn tử cung và kết hợp thắt động mạch cổ tử cung âm đạo, từ buồng tử cung đặt một dụng cụ dẫn lưu rồi khâu phục hồi cơ tử cung.

Đây là thủ thuật khá phức tạp, sau khi thực hiện sẽ cần ở lại bệnh viện và theo dõi tình trạng sức khỏe một thời gian.

Chửa ở vết mổ có nguy hiểm đến sức khỏe không?3

>>>>>Xem thêm: Khó thở khi mang thai tháng thứ 5: Nguyên nhân do đâu và khắc phục thế nào?

Tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ nếu được chẩn đoán chửa tại vết mổ

Qua bài viết này, các chị em cũng phần nào thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp sàng lọc, thăm khám trước sinh, giúp thai phụ kịp thời phát hiện tình trạng chửa tại vết mổ cũ để có biện pháp can thiệp kịp thời. Ngày nay, khoa học hiện đại đã triển khai thành công các phương pháp sàng lọc trước sinh tiên tiến, giúp sàng lọc các biến chứng cho sản phụ một cách chính xác. Việc quan trọng nhất thai phụ cần làm đó chính là thực hiện thăm khám sàng lọc thai kỳ theo lịch và thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ. Tránh chủ quan, không thực hiện thăm khám đầy đủ khiến cho sức khỏe và thai nhi trong bụng bị ảnh hưởng xấu.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *