Xét nghiệm máu là kỹ thuật rất phổ biến và quan trọng trong y học. Đặc biệt trong truyền máu buộc phải thực hiện xét nghiệm này trước. Vậy tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền là thắc mắc nhiều người đặt ra.
Bạn đang đọc: Tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền?
Trong quá trình khám, chữa bệnh tại các bệnh viện thì việc xét nghiệm máu thường được các bác sĩ chỉ định. Bởi qua xét nghiệm máu giúp bác sĩ có thêm nhiều nhận định khách quan hơn để trị bệnh chính xác. Đặc biệt trong truyền máu thì đây là xét nghiệm bắt buộc. Vậy tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền?
Truyền máu và những điều nên biết
Truyền máu là hoạt động nhận máu và các chế phẩm máu qua dây truyền có kim tiêm gắn tĩnh mạch cánh tay của người nhận. Truyền máu thường không gây đau đớn nhưng có thể khiến người nhận khó chịu một chút, mỗi đơn vị máu thường sẽ được truyền khoảng 2 – 4 giờ.
Một trong những nguyên tắc bắt buộc của truyền máu là phải xét nghiệm máu trước khi truyền. Quy trình khép kín của truyền máu thông thường bao gồm tìm người hiến máu, thăm khám lâm sàng, thực hiện xét nghiệm sàng lọc, thu thập máu, sản xuất các chế phẩm máu, lưu trữ máu và phân phối, sau cùng là chỉ định truyền máu trên cơ thể người nhận.
Những đối tượng buộc phải thực hiện truyền máu là người bị mất máu trầm trọng do phẫu thuật hay do tai nạn hoặc một số người mắc bệnh thiếu máu, rối loạn đông máu. Và chỉ định truyền máu cùng các chế phẩm từ máu có thể là:
- Máu toàn phần: Trường hợp bệnh nhân bị mất máu nặng cũng như bị giảm tiểu cầu và không có sẵn máu toàn phần lưu trữ thì buộc phải thực hiện truyền máu tươi toàn phần. Hiện nay bác sĩ thường chỉ định truyền máu tươi toàn phần giới hạn cho bệnh nhân cấp cứu khẩn cấp.
- Khối hồng cầu: Bệnh nhân bị thiếu máu mãn tính và có nguy cơ quá tải tuần hoàn được chỉ định truyền hồng cầu.
- Khối tiểu cầu: Trường hợp bệnh nhân bị giảm tiểu cầu về cả số lượng và chất lượng thì nên được truyền khối tiểu cầu. Một số trường hợp có nguy cơ xuất huyết như phẫu thuật phần sau của mắt, ở thần kinh hay vừa gây mê tủy sống thì khả năng cao cần truyền tiểu cầu.
- Huyết tương tươi đông lạnh: Người mắc các bệnh lý đông máu, xuất huyết cấp tính, suy gan gây xuất huyết hay trẻ em xuất huyết do thiếu vitamin K thường được chỉ định truyền huyết tương tươi đông lạnh.
Tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền?
Trước khi truyền máu phải thực hiện xét nghiệm máu. Mục đích của kỹ thuật này là:
- Kiểm tra nhóm máu: Nguyên tắc trong truyền máu là người cho và người nhận phải có cùng nhóm máu hoặc thuộc hai nhóm máu thích hợp. Xét nghiệm máu đảm bảo an toàn cho bệnh nhân về mặt miễn dịch, giúp hòa hợp nhóm máu, hạn chế tối đa việc sinh kháng thể bất thường chống lại hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu hay các kháng thể khác. Xét nghiệm máu sẽ cho bạn biết mình thuộc nhóm máu gì, truyền máu cho ai và nhận máu từ ai.
- Kiểm tra mầm bệnh: Truyền máu chỉ được thực hiện khi máu người cho hoàn toàn không có mầm bệnh. Máu nhiễm virus viêm gan B, virus HIV, HBV, HCV, CMV, giang mai chính là những loại máu không được truyền. Xét nghiệm máu chính là cách sàng lọc các bệnh lây qua đường máu để bảo vệ cho bệnh nhân cũng như nhân viên y tế thực hiện việc truyền máu.
Tìm hiểu thêm: Chữa chốc lở bằng thuốc nam như thế nào?
Có thể thấy hoạt động truyền máu thường được chỉ định cho những trường hợp khẩn cấp bởi máu là yếu tố không thể thiếu với sự sống. Vậy nên cần phải xét nghiệm thật cẩn thận để đảm bảo có những nguồn máu sạch nhất, phù hợp nhất với bệnh nhân.
Quá trình truyền máu được thực hiện thế nào?
Sau khi giải đáp thắc mắc tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền, ta cùng tìm hiểu về quy trình truyền máu. Như đã đề cập, không được để tình trạng kháng thể gặp phải kháng nguyên tương ứng trong cơ thể khi thực hiện truyền máu. Vậy nên phải đảm bảo bệnh nhân cần được xét nghiệm để được xác định chính xác nhóm máu.
- Nhóm máu O: Nhóm máu “chuyên cho”, với những ai thuộc nhóm máu A, B, AB đều có thể nhận nhóm máu O nhưng người mang nhóm máu O chỉ nhận được máu cùng nhóm này.
- Nhóm máu AB: Nhóm máu “chuyên nhận”, nhóm máu này nhận được từ tất cả các nhóm khác nhưng chỉ cho được người thuộc cùng nhóm AB.
- Nhóm máu A: Nhận được máu từ người có nhóm máu O hoặc A.
- Nhóm máu B: Nhận được máu từ người có nhóm máu O hoặc B.
>>>>>Xem thêm: Chán ăn khi mang thai tháng thứ 8 phải làm sao?
Quy trình truyền máu có thể diễn ra như sau: Nhân viên y tế lấy máu được trữ trong túi nhựa tại ngân hàng máu của bệnh viện, đảm bảo máu được truyền phù hợp với bệnh nhân và tiến hành truyền máu qua kim truyền vào đường tĩnh mạch. Thời gian truyền máu thường mất từ 1 – 4 giờ và được giảm sát bới nhân viên y tế.
Sau khi truyền máu xong, xung quanh vị trí kim truyền thường bị bầm nhưng chúng sẽ sớm biến mất. Trong quá trình truyền máu hay sau đó, nếu có bất kỳ phản ứng bất thường như sốt, ớn lạnh, khó thở, đau ngực, ngứa ngáy bạn phải báo ngay với nhân viên y tế.
Trên đây là những chia sẻ về tại sao phải xét nghiệm máu trước khi truyền. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của việc xét nghiệm máu và có cho mình những chuẩn bị cần thiết trước khi thực hiện truyền máu.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể