Vắc xin 6 trong 1 là một loại vắc xin phối hợp giúp phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Chính vì thế, việc chủ động cho con tiêm phòng loại vắc xin này là rất cần thiết. Vậy tiêm 6 trong 1 muộn có sao không?
Bạn đang đọc: Tiêm 6 trong 1 muộn có sao không? Những lưu ý khi tiêm vắc xin 6 trong 1
Tiêm 6 trong 1 muộn có sao không vẫn luôn là nỗi băn khoăn trong lòng nhiều bậc làm cha mẹ. Trong bài viết này, Kenshin sẽ cung cấp cho cha mẹ những thông tin chi tiết về vắc xin 6 trong 1, thời điểm tiêm cũng như một số lưu ý khi tiêm loại vắc xin này.
Contents
- 1 Vắc xin 6 trong 1 phòng ngừa những bệnh nào?
- 2 Tiêm 6 trong 1 muộn có sao không?
- 3 Các loại vắc xin 6 trong 1 được lưu hành phổ biến
- 4 Những lưu ý khi cho trẻ tiêm phòng vắc xin 6 trong 1
- 5 Các bài viết liên quan
- 5.1 Những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí hiện nay
- 5.2 Vắc xin SII và những điều cần biết
- 5.3 Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có bị sốt không?
- 5.4 Vì sao không nên trì hoãn tiêm chủng cho trẻ?
- 5.5 Bé 10 tháng tiêm sởi được không?
- 5.6 Morcvax: Vacxin đường uống giúp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh tả
- 5.7 Bị chó nhà cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào?
- 5.8 Tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là tốt nhất?
- 5.9 Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không?
- 5.10 Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Vắc xin 6 trong 1 phòng ngừa những bệnh nào?
Vắc xin 6 trong 1 là một vắc xin dạng phối hợp, có khả năng ngăn ngừa 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây tử vong ở trẻ em bao gồm:
Bạch hầu
Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi vi khuẩn bạch hầu. Căn bệnh này, nếu không được phát hiện cũng như chữa trị sớm có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, viêm cơ tim, trụy mạch đột ngột, thậm chí là gây tử vong nhanh chóng.
Tuy nhiên, chỉ với 1 mũi tiêm vắc xin 6 trong 1, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh bạch hầu.
Ho gà
Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính với tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Bordetella pertussis. Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng, căn bệnh này đặc biệt nguy hiểm với đối tượng là trẻ sơ sinh, nguy cơ dẫn đến một loạt các vấn đề sức khoẻ nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, xuất huyết kết mạc, suy hô hấp, thậm chí là tử vong nếu không được chữa trị sớm.
Uốn ván
Bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi trực khuẩn Clostridium Tetani là uốn ván. Căn bệnh này đặc trưng với triệu chứng co cứng cơ mặt, cơ nhai, cơ gáy, thậm chí là cơ toàn thân và kèm theo đó là những cơn đau nhức toàn thân.
Cũng giống như hai căn bệnh nêu trên, uốn ván không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Bại liệt
Bại liệt cũng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính song tác nhân gây ra căn bệnh này là virus Polio. Căn bệnh này lây truyền qua đường tiêu hoá.
Bại liệt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như liệt hành tuỷ, liệt tuỷ sống, mất vận động chi, suy hô hấp, thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, bệnh sẽ được phòng ngừa sau tiêm phòng vắc xin 6 trong 1.
Viêm gan B
Viêm gan B được đánh giá là một trong những căn bệnh nguy hiểm về gan và tác nhân gây ra căn bệnh này là virus viêm gan B. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus viêm gan B sẽ tấn công và làm tổn thương gan. Nếu không được điều trị theo đúng phác đồ, bệnh có thể tiến triển thành suy gan và ung thư gan.
Viêm phổi và viêm màng não mủ gây ra bởi vi khuẩn HIB
Vi khuẩn Haemophilus influenzae type B (HIB) là tác nhân gây bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và phức tạp, trong đó phải kể đến như viêm màng ngoài tim, phù phổi cấp, nhiễm trùng huyết, tràn dịch dưới màng cứng, phù não, suy hô hấp và đặc biệt là người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Tiêm 6 trong 1 muộn có sao không?
Như bạn đã biết, virus, vi khuẩn gây bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não có thể xuất hiện ở mọi nơi. Nếu cơ thể không có đủ sức đề kháng thì rất dễ mắc bệnh. Do đó, thời điểm tiêm vắc xin 6 trong 1 đang là chủ đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm.
Thời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế là khi trẻ được 2 tháng tuổi. Một câu hỏi đặt ra lúc này đó là tiêm 6 trong 1 muộn có sao không?
Các chuyên gia chỉ ra rằng: Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch vắc xin 6 trong 1 cho trẻ là cách tốt nhất để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh từ đó chống lại bệnh tật.
Trong trường hợp vì một lý do nào đó mà trẻ không được tiêm phòng đúng lịch, nguy cơ mắc bệnh của trẻ sẽ không cao nếu trong cộng đồng có tỷ lệ lớn đã tiêm vắc xin 6 trong 1 và trẻ không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ gây bệnh. Lúc này, trẻ có thể tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 muộn từ 1 – 2 tháng.
Trên thực tế, nhiều trường hợp bố mẹ quên lịch tiêm phòng của trẻ, cả năm sau mới tiêm nhắc lại nhưng trẻ vẫn có đáp ứng miễn dịch đối với bệnh. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng những trẻ này có nguy cơ mắc bệnh và gặp nguy hiểm do biến chứng cao hơn so với những trẻ đã được tiêm phòng đầy đủ.
Các loại vắc xin 6 trong 1 được lưu hành phổ biến
Hiện nay, vắc xin Infanrix Hexa và Hexaxim là hai loại vắc xin 6 trong 1 được lưu hành phổ biến tại Việt Nam. Cụ thể:
Vắc xin Infanrix Hexa
Được sản xuất bởi GlaxoSmithKline, vắc xin Infanrix Hexa được bào chế dưới dạng bột đông khô HiB và hỗn dịch DTPa – HBV – IPV. Trước khi tiêm, các bác sĩ sẽ tiến hành pha hỗn dịch tiêm. Vắc xin Infanrix Hexa cần được pha hoàn nguyên. Hiện nay, loại vắc xin này đã được cấp phép lưu hành trên 70 quốc gia trên toàn thế giới.
Vắc xin Hexaxim
Vắc xin Hexaxim được sản xuất bởi Sanofi Pasteur, bào chế dưới dạng hỗn dịch đóng sẵn trong bơm tiêm. Chính vì thế, trước khi tiêm, bác sĩ hoàn toàn không cần pha hoàn nguyên mà có thể sử dụng ngay từ đó giúp tiết kiệm thời gian tiêm chủng đồng thời đảm bảo được liều lượng chính xác cho mỗi lần tiêm. Hiện nay, trên 113 quốc gia đã cấp phép lưu hành loại vắc xin này.
Tìm hiểu thêm: Phụ nữ đang cho con bú mà có thai có phải cai sữa không?
Những lưu ý khi cho trẻ tiêm phòng vắc xin 6 trong 1
Đến đây chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc tiêm 6 trong 1 muộn có sao không rồi đúng chứ. Bên cạnh đó, những lưu ý khi cho trẻ tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 cũng là chủ để được nhiều cha mẹ quan tâm. Vậy khi cho trẻ tiêm phòng vắc xin 6 trong 1, cha mẹ cần lưu ý những gì?
Khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ, để đảm bảo an toàn tiêm chủng và tối đa hiệu quả của vắc xin, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín để đảm bảo chất lượng của vắc xin tránh trường hợp trẻ tiêm phải vắc xin kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Trẻ cần được tiêm vắc xin 6 trong 1 đúng lịch và đầy đủ. Trong trường hợp trẻ bị sốt cao, cảm cúm, mắc các bệnh cấp tính, bị dị ứng với các thành phần của vắc xin hoặc từng bị sốc phản vệ với vắc xin, trước khi tiêm vắc xin, cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ.
- Khi cho trẻ đi tiêm, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Khi đi, mang đầy đủ sổ khám bệnh, sổ tiêm chủng cũng như các giấy tờ cần thiết khác nếu có.
- Cần cho trẻ theo dõi sức khoẻ tại đơn vị y tế tiêm chủng trong vòng tối thiểu 30 phút kể từ lúc tiêm để theo dõi phản ứng của trẻ đối với vắc xin.
- Khi về nhà, cha mẹ cần tiếp tục theo dõi sức khoẻ cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu nhằm kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường như trẻ sốt cao trên 39 độ C, bỏ bú, quấy khóc, nổi ban đỏ trên da, tím tái, khó thở… (nếu có) từ đó có hướng xử trí kịp thời.
- Ngoài ra, cha mẹ không nên chạm hay đè vào vị trí tiêm, đặc biệt không chườm nóng, chườm lạnh hay đắp bất cứ loại thuốc lá nào vào vị trí tiêm.
>>>>>Xem thêm: Đau bụng dưới gần mu ở phụ nữ là bị làm sao?
Trên đây là những thông tin cơ bản về vắc xin 6 trong 1 và những lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng. Hy vọng, qua bài viết trên đây, bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc tiêm 6 trong 1 muộn có sao không. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ đến hotline của Kenshin để được hỗ trợ bạn nhé.
Các bài viết liên quan
-
Những mũi tiêm chủng mở rộng miễn phí hiện nay
-
Vắc xin SII và những điều cần biết
-
Trẻ em tiêm phòng mũi bại liệt có bị sốt không?
-
Vì sao không nên trì hoãn tiêm chủng cho trẻ?
-
Bé 10 tháng tiêm sởi được không?
-
Morcvax: Vacxin đường uống giúp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh tả
-
Bị chó nhà cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào?
-
Tiêm phòng dại ở đâu Hà Nội là tốt nhất?
-
Tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không?
-
Tiêm phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi không?