Dị ứng thuốc tê bôi ngoài da có gây nguy hiểm đến tính mạng?

Dù hiếm gặp nhưng tình trạng dị ứng thuốc tê bôi ngoài da vẫn có thể xảy ra. Việc nắm rõ các triệu chứng có thể giúp bạn có hướng xử lý kịp thời nếu chẳng may gặp phải.

Bạn đang đọc: Dị ứng thuốc tê bôi ngoài da có gây nguy hiểm đến tính mạng?

Thuốc tê là tên gọi của nhóm thuốc có tác dụng làm mất cảm giác tạm thời của một vùng trên cơ thể. Thuốc tê có thể sử dụng dưới dạng tiêm, bôi hoặc xịt. Giống như các loại thuốc khác, việc sử dụng thuốc tê vẫn có thể có nguy cơ gây dị ứng. Trong số đó, dị ứng thuốc tê bôi ngoài da dù là tình trạng tương đối hiếm gặp nhưng bạn cũng không nên chủ quan.

Nguyên nhân và biểu hiện của tình trạng dị ứng thuốc tê bôi ngoài da

Dị ứng thuốc tê – thuốc mê thường đến từ việc do trong thuốc chứa chất ức chế thần kinh cơ (NMBA). Tuy nhiên, cũng có thể bạn bị dị ứng với các loại thuốc khác sử dụng trong quá trình này như: Kháng sinh, chlorhexidine sát trùng.

Nhìn chung, biểu hiện của dị ứng thuốc tê dạng bôi cũng tương tự như dị ứng các thuốc khác có nhiều mức độ, các biểu hiện này có thể xuất hiện nhanh chóng sau 5 – 10 phút hoặc thậm chí vài ngày:

  • Nổi mẩn kèm cảm giác nóng, ngứa.
  • Khó thở.
  • Tụt huyết áp.
  • Phù mắt, môi.
  • Đau bụng.
  • Đau đầu.
  • Mệt mỏi.
  • Tim đập nhanh.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của nhiều nghiên cứu trên thế giới, dị ứng thuốc tê nói chung và dị ứng thuốc tê bôi ngoài da nói riêng là cực kỳ hiếm. Vì vậy, đa phần các trường hợp nghi ngờ dị ứng thuốc tê đều thực chất là ngộ độc thuốc tê.

Dị ứng thuốc tê bôi ngoài da có gây nguy hiểm đến tính mạng?

Nổi mẩn là triệu chứng điển hình của việc dị ứng

Phân biệt dị ứng thuốc tê và ngộ độc thuốc tê

Ngộ độc và dị ứng thuốc tê rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Ngộ độc thuốc tê thường xảy ra ngay sau khi dùng thuốc hoặc nhiều trường hợp sau vài giờ. Nếu không có sự can thiệp kịp thời, người bị ngộ độc có thể bị tử vong.

Các biểu hiện của ngộ độc thuốc tê gồm: Hoa mắt, chóng mặt, đắng miệng, tim đập nhanh, huyết áp tăng, rối loạn nhịp tim, co giật, hôn mê, ngừng thở và ngừng tim. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngộ độc là do sử dụng thuốc tê quá liều, tiêm thuốc tê vào mạch máu hoặc dùng liều lặp lại khi cơ thể chưa cân bằng được quá trình hấp thu, thải trừ lượng thuốc trước.

Tốc độ và mức độ ngộ độc là khác nhau, phụ thuộc vào loại thuốc, cách dùng. So với dạng tiêm, sử dụng thuốc tê bôi ngoài da sẽ giảm nguy cơ xảy ra ngộ độc và gần như không xảy ra nếu sử dụng đúng cách.

Dị ứng thuốc tê bôi ngoài da với ngộ độc thuốc tê thường khó để phân biệt. Vì vậy, để khẳng định chắc chắn bạn đang gặp tình trạng gì, bác sĩ sẽ có sự thăm khám sàng lọc và xác định bằng các test bởi bác sĩ dị ứng – miễn dịch lâm sàng.

Tìm hiểu thêm: Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Dị ứng thuốc tê bôi ngoài da có gây nguy hiểm đến tính mạng?
Dị ứng thuốc tê và ngộ độc thuốc tê thường bị nhầm lẫn

Tác dụng phụ của thuốc gây tê

Ngoài dị ứng và ngộ độc, bạn cũng cần quan tâm đến các tác dụng phụ của loại thuốc này. Trong một số trường hợp, triệu chứng của các tình trạng có thể gây nhầm lẫn bởi chúng đều gồm các biểu hiện.

  • Ngứa ngáy.
  • Chóng mặt.
  • Uể oải, thẫn thờ.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Cảm thấy bồn chồn, lo âu.
  • Nhịp tim chậm hoặc không đều.
  • Hạ thân nhiệt.
  • Co giật.
  • Động kinh.

Dị ứng thuốc tê bôi ngoài da có gây nguy hiểm đến tính mạng?

>>>>>Xem thêm: Những dấu hiệu và triệu chứng mụn cóc lòng bàn chân

Các loại thuốc tê tiềm ẩn các tác dụng phụ

Làm thế nào để phòng ngừa dị ứng, ngộ độc thuốc gây tê?

Để giảm thiểu tình trạng dị ứng, ngộ độc thuốc tê bôi ngoài da nói riêng và các loại thuốc tê theo đường khác nói chung, bạn cần lưu ý các điểm sau:

  • Mua thuốc tê tại các cơ sở uy tín.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ nghiêm ngặt.
  • Kiểm tra kỹ thuốc trước khi sử dụng.
  • Nếu có sự không chắc chắn về liều lượng, số lần dùng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Không dùng nhiều hơn lượng thuốc được khuyến cáo.
  • Không bôi thuốc tê lên vết thương hở khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu có bất kỳ biểu hiện nào bất thường sau khi dùng thuốc, hãy đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất.
  • Chỉ nên sử dụng thuốc tê khi có sự đồng ý, hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
  • Thông báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng: Thuốc, thực phẩm, phản ứng dị ứng trước đó khi dùng thuốc gây tê – gây mê.
  • Lựa chọn những cơ sở uy tín để tiến hành gây tê. Những người có chuyên môn tại đây sẽ có thể nhận biết các phản ứng tiềm ẩn cũng như tác dụng phụ của thuốc để có phương án xử lý kịp thời.

Trên đây là một vài thông tin tình trạng dị ứng thuốc tê bôi ngoài da mà Kenshin đã tổng hợp đến bạn đọc. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có thể trang bị thêm những thông tin, kiến thức bổ ích để có hướng xử lý kịp thời trong những tình huống rủi ro.

Xem thêm:

  • Dị ứng hạt Quinoa nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị
  • Hội chứng dị ứng miệng và những điều cần biết

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *