Vỡ lá lách là một chấn thương bụng kín thường gặp, nhiều người sau chấn thương có các triệu chứng bất thường nghi ngờ rằng mình bị vỡ lá lách. Vậy vỡ lá lách có các dấu hiệu nhận biết nào và cách xử trí ra sao?
Bạn đang đọc: Một số triệu chứng vỡ lá lách và cách điều trị vỡ lá lách
Vỡ lá lách là một trường hợp cấp cứu y tế xảy ra do bề mặt lá lách bị vỡ. Lá lách nằm ngay dưới khung xương sườn bên trái, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và lọc các tế bào máu cũ khỏi máu. Chẳng hạn, một cú đánh mạnh vào bụng hay trong một tai nạn thể thao, một trận đánh nhau hoặc một vụ tai nạn ô tô, đây là nguyên nhân thông thường khiến lá lách bị vỡ. Nếu bạn có lá lách to, một chấn thương nhẹ hơn có thể gây vỡ lá lách.
Contents
Triệu chứng của vỡ lá lách
Vỡ lá lách là một trường hợp cấp cứu khẩn cấp, vì vậy bạn nên khẩn trương đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời ngay sau khi chấn thương nếu có các dấu hiệu và triệu chứng cho thấy bạn có thể bị vỡ lá lách. Các dấu hiệu và triệu chứng của vỡ lá lách bao gồm:
- Đau bụng trên bên trái.
- Đau khi chạm vào vùng bụng trên bên trái.
- Đau vai trái.
- Lú lẫn, choáng váng hoặc chóng mặt.
Nguyên nhân của vỡ lá lách
Lá lách có thể bị vỡ do:
- Tổn thương bên trái cơ thể: Lá lách bị vỡ thường do một cú đánh vào bụng trên bên trái hoặc ngực dưới bên trái, chẳng hạn như có thể xảy ra trong tai nạn thể thao, đánh nhau và tai nạn giao thông. Lá lách bị tổn thương có thể vỡ ngay sau chấn thương dạ dày hoặc trong một số trường hợp là vài ngày hoặc vài tuần sau chấn thương.
- Lá lách to: Lá lách của bạn có thể to ra khi các tế bào máu tích tụ trong lá lách. Lá lách to có thể do nhiều vấn đề tiềm ẩn khác nhau gây ra, chẳng hạn như bệnh bạch cầu đơn nhân và các bệnh nhiễm trùng khác, bệnh gan và ung thư máu.
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh lách to, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần tránh các hoạt động nặng nào không ví dụ các môn thể thao khối kháng, nâng vật nặng và các hoạt động khác làm tăng nguy cơ chấn thương lá lách.
Các xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán
Để chẩn đoán bị vỡ lá lách, ngoài việc thăm khám các bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm thêm một vài xét nghiệm như sau:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ giúp đánh giá các yếu tố như tình trạng đông máu và số lượng tiểu cầu.
- Kiểm tra máu trong khoang bụng của bạn: Trong trường hợp khẩn cấp, các bác sĩ cấp cứu có thể sử dụng siêu âm hoặc lấy mẫu dịch từ ổ bụng bằng kim. Nếu mẫu cho thấy có máu trong ổ bụng, bạn có thể được chuyển đi phẫu thuật cấp cứu.
- Xét nghiệm hình ảnh học: Nếu các triệu chứng cũng như hình ảnh trên siêu âm không rõ ràng, các bác sĩ có thể đề nghị chụp CT-scan bụng, có thể cần dùng thuốc cản quang hoặc xét nghiệm hình ảnh khác để tìm kiếm các nguyên nhân có thể khác gây ra các triệu chứng của bạn.
Tìm hiểu thêm: Những món ăn không nên để qua đêm gây ảnh hưởng sức khỏe
Điều trị vỡ lá lách
Vỡ lá lách có nguy hiểm không? Nếu không được điều trị khẩn cấp, chảy máu trong ổ bụng do lá lách bị vỡ có thể đe dọa tính mạng. Việc điều trị vỡ lá lách phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng chảy máu. Chấn thương nặng thường phải phẫu thuật ngay lập tức ngược lại nhiều vết thương nhỏ hoặc vừa ở lá lách có thể lành mà không cần phẫu thuật.
Bạn có thể cần ở lại bệnh viện để được theo dõi tình trạng nếu không phẫu thuật và thực hiện các can thiệp cần thiết chẳng hạn như truyền máu. Chụp CT theo dõi định kỳ được đề nghị trong trường hợp không phẫu thuật để kiểm tra xem lá lách đã lành hay chưa hoặc để xác định thực hiện phẫu thuật có cần thiết không. Phẫu thuật vỡ lá lách có nhiều thủ thuật và được phẫu thuật viên cân nhắc lựa chọn:
- Sửa lá lách: Bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng các mũi khâu hoặc các kỹ thuật khác để sửa chữa vị trí vỡ.
- Cắt lách: Con người có thể sống mà không cần lá lách, nhưng nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn như nhiễm trùng huyết. Sau khi cắt bỏ lá lách bạn có thể đề nghị chủng ngừa bệnh viêm màng não, viêm phổi và bệnh cúm Hemophilus type b (Hib). Đôi khi, bạn có thể được kê đơn thuốc kháng sinh đường uống hàng ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Cắt bỏ một phần lá lách: Nếu có thể các bác sĩ phẫu thuật sẽ chỉ cắt bỏ một phần lá lách, tùy thuộc vào tình trạng vỡ để giữ lại phần lách còn khỏe mạnh có thể sống. Cắt lách một phần làm giảm nguy cơ nhiễm trùng so với cắt bỏ toàn bộ lá lách.
Phẫu thuật cắt lách ngoài các nguy cơ chung của mọi loại phẫu thuật như chảy máu, nhiễm trùng, viêm phổi bệnh viện thì được xem là an toàn.
>>>>>Xem thêm: Động mạch chậu: Cấu trúc, chức năng và các bệnh lý thường gặp
Cỡ lá lách có thể gây chảy máu vào ổ bụng đe dọa tính mạng, vì vậy việc đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia giao thông, tập luyện thể thao và trong hoạt động sống hằng ngày là cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng này. Nếu bạn không may gặp chấn thương và có các triệu chứng gợi ý vỡ lá lách như đã đề cập ở trên thì nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được kịp thời chẩn đoán và phẫu thuật nếu cần thiết.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể