Đau xương sườn khi mang thai là tình trạng nhiều phụ nữ gặp phải. Tình trạng này có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy bà bầu đau xương sườn do nguyên nhân gì? Cách giảm đau xương sườn trong thai kỳ ra sao?
Bạn đang đọc: Đau xương sườn khi mang thai: Nguyên nhân vì sao? Khắc phục thế nào?
Cơ thể người phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi trong quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày. Họ có thể trải qua những triệu chứng không mấy dễ chịu mà họ chưa từng trải qua trước đó. Ngoài ốm nghén, táo bón, phù chân, đau xương chậu,… nhiều thai phụ cũng gặp tình trạng đau xương sườn. Trong bài viết này, Kenshin sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, cách khắc phục đau xương sườn khi mang thai.
Contents
Nguyên nhân gây đau xương sườn khi mang thai là gì?
Tùy cơ địa của từng mẹ bầu, cảm giác đau xương sườn có thể đến vào những thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn thai phụ đều bắt đầu bị đau xương sườn vào 3 tháng cuối thai kỳ. Cảm giác đau có thể xảy ra ở một bên hoặc ở cả hai bên khung xương sườn. Nguyên nhân dẫn đến những cơn đau này có thể là:
Đau xương sườn do sinh lý
Các cơn đau xương sườn bên trái nguyên nhân chủ yếu đến từ việc tử cung đang phát triển lớn dần lên. Đến một mức độ nào đó, thai nhi trong tử cung gây áp lực lên cơ cơ bên sườn gây đau. Trọng lượng thai nhi lớn hơn cũng gây áp lực lên các cơ vùng bụng và cơ vùng sườn.
Cảm giác đau xương sườn khi mang thai cũng có thể xuất hiện vào cuối tam cá nguyệt thứ hai. Đó là khi thai nhi xoay đổi tư thế, bàn chân đạp về phía xương sườn, tăng áp lực lên vùng này và gây đau. Các chuyển động của tay, chân em bé, nhất là những cú đá cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau xương sườn ở mẹ bầu. Phụ nữ mang đa thai có nguy cơ bị đau xương sườn cao hơn và các triệu chứng đau thường nặng hơn vào những tháng cuối thai kỳ.
Một số phụ nữ bị đau dây chằng tròn dẫn đến đau lưng, đau xương chậu hoặc đau quanh xương sườn. Dây chằng tròn là một cặp dây mô sợi kết nối mặt trước của tử cung với bẹn. Thai nhi lớn lên, tử cung cũng tăng dần về kích thước và chèn ép lên dây chằng tròn. Khi đó, thai phụ sẽ có cảm giác đau, đặc biệt đau tăng lên mỗi khi di chuyển. Thông thường, bà bầu sẽ bị đau dây chằng tròn từ tam cá nguyệt thứ 2.
Trong quá trình mang thai, cơ thể nữ giới sản xuất ra hormone relaxin giúp các cơ và dây chằng sẵn sàng cho quá trình sinh nở. Hormone này có thể gây đau ở xung quanh chậu, dưới xương sườn.
Đau xương sườn do bệnh lý
Ở thai phụ, nồng độ estrogen tăng cao làm chậm quá trình dẫn mật và khó làm rỗng túi mật. Vì thế, nguy cơ hình thành sỏi mật cũng cao hơn người bình thường. Theo thống kê, có khoảng 12% phụ nữ mang thai và sau sinh bị sỏi mật và 30% bị bùn mật. Sỏi mật có thể gây ra triệu chứng đau bụng trên bên phải giống như đau xương sườn. Đôi khi sỏi mật cũng không gây triệu chứng gì.
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai nếu không được điều trị kịp thời có thể gây bàng quang, đau gần thận và thai phụ cảm giác như đau xương sườn.
Nếu bị táo bón khi mang thai, bà bầu cũng có thể có triệu chứng đau bụng trên và bên trái cạnh xương sườn. Đau xương sườn khi mang thai đôi khi không phải do xương sườn bị chèn ép hay tổn thương mà chỉ là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nào đó.
Hội chứng HELLP và tiền sản giật cũng có thể gây ra những cơn đau hạ sườn bên phải, đau vùng gan ở bà bầu. Ngoài những cơn đau gần sườn, 2 bệnh lý này còn kéo theo các triệu chứng khác như: Cao huyết áp, protein trong nước tiểu, buồn nôn, khó đi tiểu, sưng tay và mặt, tăng cân đột ngột, đau đầu không đáp ứng với thuốc, rối loạn thị giác,…
Các khối u cũng có thể chèn ép gan của thai phụ vào khung xương sườn khiến họ có cảm giác như đang bị đau xương sườn.
Các bệnh lý liên quan đến xương xuất hiện trước hoặc trong thai kỳ cũng có thể khiến các bà bầu bị đau xương sườn. Thông thường, nếu đau do bệnh lý, cảm giác đau sẽ có xu hướng gia tăng theo thời gian.
Đau xương sườn khi mang thai nên làm gì?
Cách khắc phục tình trạng đau xương sườn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trước hết, thai phụ cần đi khám để biến nguyên nhân gây đau xuất phát từ yếu tố sinh lý hay bệnh lý. Nếu nguyên nhân do bệnh lý, bác sĩ sẽ căn cứ vào biểu hiện lâm sàng và chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán bệnh. Khi đã có thể chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ sẽ đưa là phương pháp điều trị phù hợp nhất với bà bầu.
Tìm hiểu thêm: Ngộ độc dầu hỏa và cách sơ cứu nhanh khi mắc phải
Trong trường hợp đau xương sườn khi mang thai do nguyên nhân sinh lý, bà bầu có thể khắc phục bằng một số cách như:
Bà bầu nên tập thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục nhẹ nhàng để thư giãn cơ bụng, cơ lưng, cơ liên sườn. Mẹ bầu có thể tìm kiếm bài tập chữa đau dây thần kinh liên sườn và áp dụng tại nhà hàng ngày. Mẹ bầu tập yoga cũng có thể giảm đau cơ, đau vùng xương sườn khá hiệu quả. Các bài tập yoga bầu còn mang đến những lợi ích khác như: Cân bằng cảm xúc, giảm căng thẳng lo âu, luyện tập hơi thở, giảm đau lưng, tăng cường lưu thông máu,…
Kiểm soát tăng cân trong thai kỳ
Trong thai kỳ, chế độ dinh dưỡng của bà bầu sẽ có nhiều thay đổi để đáp ứng đủ nhu cầu cho cả mẹ và con. Nếu bị đau xương sườn không phải do bệnh lý, mẹ bầu có thể kiểm tra lại cân nặng trong 15 ngày gần đây. Tăng cân quá nhanh và quá nhiều cũng có thể gây đau xương sườn. Giải pháp lúc này là kiểm soát cân nặng về mức hợp lý để tránh đau sườn và nhiều hậu quả khác như: Tiểu đường thai kỳ, sinh non, sinh mổ, tiền sản giật,…
Bà bầu nên chọn tư thế ngủ thích hợp
Nếu các cơn đau sườn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, mẹ bầu nên sử dụng các loại gối như gối chữ U để hỗ trợ khi ngủ. Chọn một tư thế thích hợp khi nằm hay khi ngủ sẽ giúp giảm cảm giác đau xương sườn đáng kể. Tư thế phù hợp nhất cho bà bầu và an toàn với thai nhi là tư thế nằm nghiêng trái. Tư thế này giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm chứng ngủ ngáy, giảm áp lực lên chân và thai nhi.
>>>>>Xem thêm: Trứng rụng lần 2 khi nào? Dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng
Trong đa số trường hợp, đau xương sườn khi mang thai xuất phát từ nguyên nhân sinh lý và là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu. Khi thai nhi càng lớn, những cơn đau nhức xương sườn càng rõ rệt. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân bệnh lý dẫn đến đau xương sườn. Khi xuất hiện các triệu chứng khác kèm đau gia tăng, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ sản khoa của mình để được khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Bị cảm khi mang thai 5 tuần có nguy hiểm không?
- Chi phí khám sàng lọc trước khi mang thai khoảng bao nhiêu?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể