Sinh thường bao lâu thì ăn được thịt bò? Những lưu ý khi chế biến thịt bò cho mẹ bỉm

Sức khỏe sau sinh của mẹ bỉm được nhiều người quan tâm. Với những người sinh thường thì khả năng hồi phục nhanh hơn so với sinh mổ. Vậy khi sinh thường bao lâu thì ăn được thịt bò là thắc mắc được đặt ra. Bởi thịt bò nổi tiếng là thực phẩm bổ máu, phù hợp cho người cần hồi sức.

Bạn đang đọc: Sinh thường bao lâu thì ăn được thịt bò? Những lưu ý khi chế biến thịt bò cho mẹ bỉm

Sức khoẻ của những người phụ nữ vừa sinh con đang khá yếu và cần nhiều thời gian để hồi phục. Lúc này nhiều người truyền tai nhau rằng phải tăng cường ăn những thực phẩm bổ máu, giàu năng lượng để mau chóng hồi sức và tiết nhiều sữa. Thịt bò là một trong những thực phẩm được nhiều người ưu tiên. Vậy sinh thường bao lâu thì ăn được thịt bò?

Thịt bò có tốt cho sức khỏe?

Thịt bò là loại thịt giàu đạm, chất béo cùng nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt vitamin B12, kẽm, sắt, selen, Vitamin B6, Niacin, phốt pho được tìm thấy nhiều trong thịt bò. Ngoài ra trong thịt bò cũng có chứa một số chất chống oxy hoá như Creatine rất tốt cho cơ bắp, Taurine quan trọng với chức năng cơ và tim, Glutathione hay Axit linoleic rất tốt cho sức khỏe.

Sinh thường bao lâu thì ăn được thịt bò? Ăn sao cho tốt? 1

Thịt bò rất tốt cho sức khoẻ

Nhiều người thắc mắc rằng sinh thường bao lâu thì ăn được thịt bò bởi chúng mang lại nhiều lợi ích:

  • Cung cấp lượng lớn L – Carnitine: Đây là một loại axit amin xuất hiện tự nhiên trong các sản phẩm thịt. Chế độ ăn giàu L – Carnitine tác động rất nhiều đến sức khoẻ. Chất này có thể cải thiện kết quả của người mắc bệnh tim, nó giúp cải thiện đường huyết lúc đói và lượng cholesterol tổng thể.
  • Cải thiện khối lượng cơ: Lượng đạm và axit amin của thịt bò giúp sửa chữa và tạo xương, da, sụn cho cơ thể. Đặc biệt protein là chất gây no và hạn chế khuyến khích cảm giác thèm ăn. Hợp chất Glutathione còn giúp chống lão hoá, tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Ngăn ngừa thiếu máu: Thiếu máu là tình trạng bị giảm số lượng tế bào hồng cầu và giảm khả năng vận chuyển oxy của máu. Thiếu sắt chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu. Bổ sung thịt bò vào thực đơn ăn uống hằng ngày là lựa chọn tốt cho người thiếu máu bởi chúng rất giàu sắt. Chưa kể khi ăn thịt bò cũng cung cấp một lượng khoáng chất thiết yếu khác như canxi, đồng, magie, mangan, kali, photpho, selen, kẽm.

Sinh thường bao lâu thì ăn được thịt bò?

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng phụ nữ sau sinh có thể ăn thịt bò bình thường nếu mẹ bỉm không hề dị ứng với thực phẩm này. Nếu mẹ muốn ăn thịt bò ngay sau thời gian sinh đẻ thì tốt nhất là ăn sau 3 – 5 ngày sau sinh. Tuỳ theo trạng thái sức khoẻ và nhu cầu của mẹ bỉm mà cân đối lượng thịt bò cần ăn cho hợp lý.

Thực tế phụ nữ sau sinh thường cần tiêu thụ hợp lý thịt giàu đạm như thịt bò. Bởi protein quá nhiều có thể khiến trẻ bú sữa mẹ bị dị ứng. Một số trẻ có thể không hấp thu được loại đạm này và sẽ gây kích ứng trên da, mẹ bỉm buộc phải ngưng sử dụng thịt bò nếu hiện tượng này xảy ra.

Tìm hiểu thêm: Gợi ý 6 bài tập giãn tĩnh mạch chân đơn giản tại nhà

Sinh thường bao lâu thì ăn được thịt bò? Ăn sao cho tốt? 2
Sau sinh thường bao lâu thì ăn được thịt bò là thắc mắc nhiều người đặt ra

Ngoài ra khi ăn thịt bò, cơ thể mẹ bỉm sau sinh chưa ổn định, cần nhiều thời gian hồi phục, do đó mẹ phải chế biến thịt bò thật kỹ, hạn chế ăn tái để tránh mắc bệnh về đường tiêu hoá cũng như đảm bảo chất lượng sữa cho trẻ.

Tóm lại sinh thường bao lâu thì ăn được thịt bò? Khoảng 3 – 5 ngày là tốt nhất. Còn với mẹ bầu sinh mổ thì sao? Phụ nữ sau sinh mổ được cho rằng không nên ăn thịt bò bởi dễ bị sẹo lồi, thâm sẹo. Tuy nhiên thực tế đây là quan niệm sai lầm và mẹ bỉm sau mổ hoàn toàn có thể dùng thịt bò để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Nhưng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để tiêu thụ và chế biến thịt bò thật hợp lý.

Những lưu ý khi chế biến thịt bò

Sau khi giải đáp được thắc mắc sinh thường bao lâu thì ăn được thịt bò, ta cùng tìm hiểu về cách chế biến để đảm bảo sức khỏe mẹ bỉm:

  • Không ăn tái: Thông thường thịt bò được chế biến tái để bò mềm và ngọt hơn. Nhưng với phụ nữ sau sinh khi cơ thể chưa hoàn toàn hồi phục thì không nên ăn thịt bò tái. Bởi cách chế biến này có thể gây bệnh liên quan đến giun sán, kí sinh trùng.
  • Nên ăn kết hợp với rau củ: Trong thịt bò có hàm lượng chất đạm cao thì nên kết hợp với nhiều rau xanh và củ quả để bổ sung thêm chất xơ. Ngoài ra không nên ăn nhiều hải sản và thịt bò cùng lúc với nhau bởi chúng sẽ gây khó tiêu, ợ hơi làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.
  • Ăn đúng thời điểm: Buổi sáng và trưa là thời gian hợp lý để ăn thịt bò bởi cơ thể cần nhiều thời gian để hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng từ thịt bò. Không nên ăn thịt bò vào buổi tối để tránh ảnh hưởng đến gan. Ngoài ra chỉ nên tiêu thụ khoảng 200 – 250g/ngày để cung cấp lượng đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Sinh thường bao lâu thì ăn được thịt bò? Ăn sao cho tốt? 3

>>>>>Xem thêm: Top 5 biến chứng của bệnh trĩ đặc biệt nguy hiểm bạn cần biết

Mẹ bỉm không nên ăn thịt bò tái

Ngoài những chú ý trên, khi chế biến thịt bò ta cũng phải lưu ý như:

  • Thái thịt ngang thớ: Thái miếng thịt ngang thớ sẽ giúp làm mềm miếng thịt, dễ ăn hơn khi chín, cũng như quá trình tẩm ướp gia vị dễ thấm sâu và nhanh hơn.
  • Đập thịt trước chế biến: Hãy dùng dao nặng hay dụng cụ đập thịt chuyên dụng để đập cho lát thịt mềm sau khi cắt.
  • Ướp cùng dầu ăn, giấm hoặc rượu: Khi ướp thịt bò với các gia vị như gừng, tỏi, muối thì sau khi ướp nên cho vào một chút ít dầu ăn, giấm, rượu và đặt chúng vào một túi zip. Nên bảo quản thịt đã ướp khoảng 12 – 24 tiếng cho miếng thịt ngấm gia vị.
  • Nấu với thời gian cần thiết: Muốn chế biến thịt bò như xào thì cần xào với lửa lớn và xào nhanh để thịt bò ngấm gia vị nhưng không bị mất nước. Nếu chế biến thịt bò với các món như ninh, hầm, cần nhiều thời gian hơn để miếng thịt bò mềm.

Trên đây là những chia sẻ về sinh thường bao lâu thì ăn được thịt bò. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về dinh dưỡng ở loại thịt này cũng như nắm được những nguyên tắc chế biến thật khoa học.

Xem thêm:

  • Sau sinh thường có nên đi lại nhiều không?
  • Trường hợp nào sinh thường không rạch tầng sinh môn?
  • Sinh thường và sinh mổ cái nào đau hơn?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *