Cách điều trị cho trẻ em mắc bệnh trĩ

Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ em không thể mắc bệnh trĩ được nhưng đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý, các bé rất dễ bị táo bón và trĩ.

Bạn đang đọc: Cách điều trị cho trẻ em mắc bệnh trĩ

Thực tế đã có nhiều trẻ bị bệnh trĩ do phụ huynh chăm sóc không đúng cách và chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số kiến thức mà cha mẹ cần biết về bệnh trĩ ở trẻ em để phòng tránh kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em

Trẻ em mắc trĩ có thể do một số nguyên nhân bao gồm:

  • Ngồi bô quá lâu: Khi bạn để con mình ngồi bô quá lâu trong khi đi đại tiện sẽ vô tình làm cho áp lực lên vùng hậu môn tăng lên, gây chèn ép các tĩnh mạch hậu môn và từ đó hình thành nên các búi trĩ. Do đó, bạn nên lưu ý thời gian khi bé đi đại tiện nhé.
  • Bị táo bón: Không nạp đủ lượng chất xơ, bé sẽ dễ bị bệnh trĩ hơn. Thông thường bé sẽ không thích ăn rau củ quả và cha mẹ cũng không quan tâm đầy đủ đến việc đó, dẫn đến các bữa ăn của bé thiếu chất xơ, bé dễ bị táo bón hơn và dẫn đến bệnh trĩ.
  • Chế độ ăn uống thiếu cân đối, như ăn ít chất xơ, không uống đủ nước, làm tăng nguy cơ táo bón, nguy cơ dẫn đến trĩ.
  • Quấy khóc dữ dội và thường xuyên sẽ dễ khiến trẻ em bị trĩ. Nguyên nhân là vì khi la khóc dữ dội, máu trong cơ thể sẽ bị đẩy dồn xuống vùng xương chậu và làm gia tăng áp lực lên bụng từ bên trong, dẫn đến tình trạng ứ đọng máu trong khu vực trực tràng.
  • Bệnh trĩ ở trẻ em có thể do di truyền từ bố hoặc mẹ. Trường hợp này, triệu chứng bệnh có thể quan sát thấy ngay trong tuần đầu tiên sau sinh. Một số trẻ trong lúc đi đại tiện hoặc khi khóc thì những nốt trĩ thò ra ngoài hậu môn, khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu.
  • Viêm ruột cũng là yếu tố liên quan đến sự hình thành búi trĩ.
  • Thể trạng của trẻ: Vì trẻ em đang trong quá trình phát triển hoàn thiện các bộ phận của cơ thể, các cơ hậu môn ở trẻ còn khá yếu và các tổ chức hoạt động còn lỏng lẻo, các dây chằng ở hậu môn và trực tràng chưa có sự liên kết bền vững. Ngoài ra, xương cùng và trực tràng của trẻ lại nằm trên cùng một đường thẳng khiến cho trực tràng dễ bị đẩy lên phía trên khiến cho trẻ dễ mắc bệnh trĩ hơn.

Cách điều trị cho trẻ em mắc bệnh trĩ 1

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em

Triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em

Trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ không có khả năng trình bày vấn đề khi gặp các dấu hiệu bất thường trong cơ thể của mình. Do đó, bố mẹ cần phải theo dõi cẩn thận và lưu ý đến một vài triệu chứng nhất định để xác định xem bé có đang bị trĩ hay không.

Khi trẻ có những biểu hiện như những khối u sưng, cứng ở xung quanh hậu môn của trẻ thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh trĩ.

Bệnh trĩ ở trẻ nhỏ có khả năng dẫn đến những tình trạng khác, chẳng hạn như táo bón hoặc nứt hậu môn. Một số triệu chứng báo hiệu bệnh trĩ ở trẻ em bao gồm:

  • Xuất hiện vệt máu đỏ tươi lẫn trong phân;
  • Rò rỉ chất nhầy ở cửa hậu môn;
  • Trẻ đau, khóc khi đi đại tiện;
  • Phân cứng, khô.

Khi các phụ huynh đang nghi ngờ trẻ bị mắc bệnh trĩ và có những dấu hiệu như được liệt kê ở trên thì đến gặp bác sĩ nhi khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Mặc dù có biểu hiện giống bệnh trĩ nhưng có thể những dấu hiệu bệnh không phải do bệnh trĩ gây ra, ví dụ như khi thấy trẻ đi ngoài ra máu thì vẫn có khả năng trẻ mắc phải một bệnh lý khác nghiêm trọng hơn.

Khi được kiểm tra và thăm khám, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý phù hợp để giải quyết các vấn đề thật hiệu quả, giúp trẻ bớt khó chịu và hạn chế quấy khóc.

Tìm hiểu thêm: Top sản phẩm kem chống nắng cho da khô nhạy cảm

Cách điều trị cho trẻ em mắc bệnh trĩ 2

Triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em

Cách điều trị cho trẻ em mắc bệnh trĩ

Để điều trị có hiệu quả bệnh trĩ ở trẻ em, các phụ huynh cần lưu ý từ những nguyên nhân gây trĩ ở trẻ em ở trên để khắc phục từ chính nguyên nhân đó.

Massage bụng bé để đi đại tiện dễ hơn khi bé bị táo bón. Cho bé nằm ngửa trên giường rồi dùng phần gốc bàn tay phải áp sát vào phần bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống bụng dưới bên phải. Liên tục xoa rồi tiến hành làm theo chiều ngược lại. Không làm quá mạnh tay.

Xông hậu môn với hoa cúc. Cho hoa cúc vào 0.5 lít nước nóng, ngâm trong 5 phút. Sau đó, xông hậu môn cho bé bằng hơi nước 5-6 phút, có thể làm từ 1-2 lần mỗi ngày, làm liên tục trong 1 tuần.

Bôi thuốc trĩ dành cho trẻ em 2 tuổi. Các sản phẩm bôi tại chỗ là lựa chọn tốt cho bé, đặc biệt là giai đoạn đầu của trĩ ngoại.

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ để trở nên cân đối hơn, tránh việc chỉ cho ăn một loại thức ăn. Nên thường xuyên bổ sung cho trẻ các rau củ, hoa quả, trái cây tươi ngon để cung cấp đầy đủ chất xơ, hạn chế nguy cơ trẻ bị táo bón.

Giữ gìn vệ sinh tại khu vực hậu môn, nên rửa nước ấm sau khi đại tiện và trước khi đi ngủ. Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị bệnh, có thể dùng thuốc xông hơi bên ngoài, chẳng hạn như thuốc xông hơi được tổng hợp từ cây kinh giới,… để cải thiện tuần hoàn máu tại vùng cửa hậu môn.

Cách điều trị cho trẻ em mắc bệnh trĩ 3

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gan nhiễm mỡ gây đau bụng và cách phòng ngừa

Cách điều trị cho trẻ em mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ ở trẻ em không chỉ gây ra đau đớn, khó chịu mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, hãy theo dõi tình trạng của bé để phát hiện và có phương pháp chữa trị phù hợp bạn nhé.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *