Đặt vòng tránh thai ở tay: Hiệu quả và những lưu ý khi thực hiện

Đặt vòng tránh thai ở tay là từ được sử dụng để nói về phương pháp cấy que tránh thai – một biện pháp ngừa thai an toàn, hiệu quả cao. Vậy phương pháp này có ưu điểm gì, thực hiện ra sao, và những lưu ý gì khi thực hiện?

Bạn đang đọc: Đặt vòng tránh thai ở tay: Hiệu quả và những lưu ý khi thực hiện

Vấn đề kế hoạch hoá gia đình trong cuộc sống hiện đại là điều mà các gia đình nhỏ luôn quan tâm. Chắc không nhiều người có thể biết hết về các biện pháp tránh thai hiện có. Chi phí của các biện pháp tránh thai đó và ưu nhược điểm của từng loại. Ngoài việc sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp, đặt vòng tránh thai, bao cao su,… thì còn có một biện pháp được khá nhiều chị em lựa chọn là đặt vòng tránh thai ở tay.

Biện pháp đặt vòng tránh thai ở tay

Thuật ngữ chính xác của đặt vòng tránh thai ở tay là cấy que tránh thai ở tay (Birth control implant). Biện pháp tránh thai này là sử dụng que nhựa nhỏ cấy vào dưới da cánh tay không thuận của phụ nữ, thành phần bên trong que là hormone nội tiết tố levonorgestrel hay etonogestrel. Hormone này sẽ gây ức chế quá trình rụng trứng, tiết ra chất nhầy ở cổ tử cung làm cổ tử cung của người phụ nữ bít chặt và ngăn không cho tinh trùng bơi đến gặp trứng, ngăn sự thụ tinh. Đồng thời không cho trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung bằng cách làm mỏng lớp nội mạc tử cung.

Hiện nay trên thị trường có loại que cấy tránh thai 1 que (Implanon, tác dụng 3 năm), loại 2 que (Jadelle và Sinoplant, tác dụng 5 năm), loại 6 que (Norplant, tác dụng 5 đến 7 năm).

Dat-vong-tranh-thai-o-tay-la-gi 2.webp

Đặt vòng tránh thai ở tay được nhiều chị em lựa chọn

Ưu điểm

Nhiều chị em phụ nữ lựa chọn đặt vòng tránh thai ở tay vì những ưu điểm sau:

  • Hiệu quả tránh thai lên đến 99%.
  • Thời gian tác dụng lâu dài, tuỳ theo tài chính và nhu cầu của mỗi người mà có thể chọn loại 3 năm hoặc hơn. Hiệu quả của que cấy kéo dài trong 3 – 5 năm, có thể lâu hơn, tùy vào loại que cụ thể.
  • Tiện lợi và kín đáo: Vì không cần phải nhớ đến việc tránh thai mỗi ngày, không sợ quên sử dụng thuốc tránh thai mỗi ngày.
  • Khi tháo que, cơ thể dễ dàng hồi phục để có thể mang thai nếu có kế hoạch sinh con.
  • Có thể làm giảm lượng máu kinh hay tình trạng đau bụng kinh.
  • Phù hợp cho những người đang cho con bú, hoặc trên 40 tuổi hoặc mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường,…

Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng biện pháp tránh thai này cũng có những nhược điểm hay tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm:

  • Kể đến đầu tiên là giá thành cao hơn so với các biện pháp tránh thai khác. Giá đặt vòng tránh thai ở tay dao động từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng.
  • Sau khi cấy que có thể mắc phải một số biến chứng như tụ máu, nhiễm trùng, dị ứng hoặc có thể hiếm gặp hơn là que di chuyển lệch.
  • Tác dụng phụ: Thường thấy là tình trạng rối loạn kinh nguyệt, ở một số người sẽ bị vô kinh. Ngoài ra có các hiện tượng như rong kinh, rỉ một lượng nhỏ máu âm đạo, tăng cân, sạm da, nám da, nổi mụn nhiều, đau đầu, căng tức ngực,…

Tìm hiểu thêm: Con số báo động: Có tới 660 triệu người nhiễm HPV mỗi năm!

Dat-vong-tranh-thai-o-tay-la-gi 3.webp
Việc rối loạn kinh nguyệt có thể gây nổi mụn ở một số người

Đối tượng thực hiện được biện pháp đặt vòng tránh thai ở tay

Hiện nay, các biện pháp tránh thai rất đa dạng để hầu hết phụ nữ có thể thực hiện kế hoạch hoá gia đình dễ dàng. Những phụ nữ có mong muốn ngừa thai và không thuộc nhóm chống chỉ định của phương pháp này đều có thể thực hiện cấy que tránh thai.

Tuy nhiên sẽ có những đối tượng không thể đặt vòng tránh thai ở tay, cụ thể như sau:

  • Chống chỉ định tuyệt đối đối với những người mắc phải ung thư vú đang tiến triển hoặc đang điều trị, người đang mang thai, vì vậy trước khi tiến hành thủ thuật cấy que tránh thai hãy đảm bảo rằng bản thân không mang thai.
  • Chống chỉ định tương đối đối với nhóm đối tượng có tiền sử đột quỵ, các bệnh về gan như u gan hay bệnh gan nặng, bệnh lý về đông máu hay huyết khối, xuất huyết không xác định được nguyên nhân sau khi quan hệ tình dục hoặc xuất huyết ở giữa chu kỳ kinh. Người có huyết áp không ổn định, lupus ban đỏ, nguy cơ xơ vữa động mạch.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì về cấy que tránh thai, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai ở tay

Que cấy tránh thai không có khả năng ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà, bệnh lậu, giang mai, HIV,… nên muốn đảm bảo an toàn thì vẫn nên sử dụng bao cao su.

Sau khi cấy que nếu thấy vùng da bị sưng đỏ, không sờ thấy que hay que bị cong hoặc bất kỳ hiện tượng bất thường nào khác thì cần liên hệ hay đến gặp ngay bác sĩ để có thể có biện pháp xử lý kịp thời.

Dat-vong-tranh-thai-o-tay-la-gi 4.webp

>>>>>Xem thêm: Chứng chán ăn ở người lớn chớ xem thường để tránh ảnh hưởng sức khỏe

Nên cần tham vấn bác sĩ trước khi quyết định cấy que tránh thai

Bên cạnh đó, cần tránh thực hiện các việc sau:

  • Trong vòng 1 tuần sau khi cấy que, không nên quan hệ tình dục vì trong 1 tuần sau khi cấy, hormone từ que cấy chưa hoạt động ổn định nên hiệu quả tránh thai thấp.
  • Không nên tham gia hoặc làm các công việc nặng, cường độ cao mà nên có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý để trách các hoạt động mạnh làm lệch vị trí que hay cong que.
  • Hạn chế chạm hoặc sờ nắn vào vùng da cấy que vì có thể làm cho vùng da bị dị ứng, sưng hay nặng hơn là có nguy cơ rỉ máu.
  • Nên cân nhắc chi phí và lựa chọn địa chỉ uy tín để cấy que, nhằm đảm bảo an toàn cũng như hạn chế những rủi ro về chất lượng que cấy hay nhiễm trùng sau khi cấy.

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện, cơ sở phòng khám sản phụ khoa đều cung cấp dịch vụ cấy que tránh thai. Bạn nên lựa chọn những đơn vị uy tín, bác sĩ có chuyên môn và đầy đủ trang thiết bị hiện đại để quá trình cấy diễn ra an toàn, hiệu quả.

Với những thông tin chia sẻ trong bài về đặt vòng tránh thai ở tay, mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với chị em phụ nữ. Từ đó lựa chọn cho bản thân một phương pháp tránh thai phù hợp, an toàn và hiệu quả. Dù là biện pháp tránh thai nào thì khi có xuất hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể như xuất huyết, rỉ máu, đau,… thì hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *