Quá tải cảm giác là gì? Làm thế nào để đối phó với trạng thái quá tải?

Quá tải cảm giác là trạng thái tiêu cực được coi như “món quà tặng kèm khó từ chối” của cuộc sống hiện nay. Nó ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào? Làm thế nào để đối phó với trạng thái quá tải này? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Quá tải cảm giác là gì? Làm thế nào để đối phó với trạng thái quá tải?

Quá tải cảm giác là trạng thái tiêu cực được coi như “món quà tặng kèm khó từ chối” của cuộc sống hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trạng thái quá tải này. Vậy làm thế nào để đối phó với trạng thái quả tải cảm giác? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về quá tải cảm giác

Quá tải cảm giác là gì?

Quá tải cảm giác có thể được hiểu là trạng thái xảy ra khi thông tin đầu vào được tiếp nhận cùng lúc qua cả 5 giác quan. Lượng thông tin truyền đến các giác quan vượt quá khả năng mà não bộ con người có thể sắp xếp và xử lý. Tình trạng này thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hiện đại, nhộn nhịp hiện nay. Bạn có thể dễ dàng gặp phải trạng thái quá tải trong các tình huống như các cuộc trò chuyện trong phòng. Một số bữa tiệc với ánh đèn, âm thanh ồn ào đều có thể dẫn đến tình trạng các giác quan bị quá tải.

Quá tải cảm giác xảy ra ở hầu hết mỗi người. Ai cũng có thể gặp phải trạng thái quá tải trong cuộc sống. Đồng thời, trạng thái quá tải cũng ảnh hưởng đến mỗi người theo các mức độ khác nhau.

Một số tình trạng quá tải cảm giác hiện nay có liên quan đến triệu chứng bệnh lý. Ví dụ một số hội chứng như: Chứng tự kỷ, rối loạn xử lý cảm giác, rối loạn căng thẳng (PTSD) hoặc triệu chứng của đau cơ xơ hóa.

Quá tải cảm giác là gì? Làm thế nào để đối phó với trạng thái quá tải? 1

Não bộ quá tải thông tin dẫn đến quá tải cảm giác

Triệu chứng của trạng thái quá tải cảm giác

Tùy vào từng trường hợp khác nhau, cảm giác quá tải có thể có một số biểu hiện khác nhau. Trong đó, một số triệu chứng phổ biến có thể kể đến như:

  • Không thể tập trung trong các tình huống dẫn đến căng thẳng, hồi hộp.
  • Dễ cáu gắt, stress nghiêm trọng.
  • Cảm giác bồn chồn, khó chịu.
  • Xu hướng bịt tai hoặc che mắt, từ chối tiếp nhận các trạng thái xung quanh.
  • Cảm thấy quá đau khổ hoặc quá phấn khích trong vài tình huống.
  • Cảm giác lo lắng, sợ hãi với môi trường xung quanh.
  • Cảm giác nhạy cảm với những vật dụng cọ xát với da.

Quá tải cảm giác là gì? Làm thế nào để đối phó với trạng thái quá tải? 2

Quá tải thông tin từ các giác quan

Nguyên nhân dẫn đến cảm giác bị quá tải

Quá tải cảm giác xảy ra ở con người bắt nguồn từ nguyên nhân do bộ não không thể tiếp nhận và xử lý thông tin kịp thời. Bộ não con người hoạt động như một hệ thống máy móc phức tạp. Các giác quan con người tiếp nhận thông tin từ môi trường sống và truyền về não bộ. Não bộ có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý thông tin, từ đó đưa ra cách phản ứng.

Trong một số trường hợp, thông tin truyền về não bộ quá nhiều. Não bộ không thể đọc và giải thích được các thông tin. Lúc này, não bộ không thể nhận biết và không thể ưu tiên thông tin giác quan nào cần tập trung để xử lý. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải khiến con người bị “mắc kẹt” trong một số tình huống.

Khi các thông tin không được xử lý kịp thời, buộc não bộ cần phải giảm lượng thông tin đầu vào. Bộ não con người lúc này hoạt động một cách rối loạn. Khi đó, cơ thể con người sẽ cảm thấy hoảng sợ và hành động theo phản ứng dây chuyền.

Quá tải cảm giác là gì? Làm thế nào để đối phó với trạng thái quá tải? 3

Nguyên nhân dẫn đến cảm giác bị quá tải

Tình trạng cảm giác quá tải ở trẻ em

Theo một số nghiên cứu cho thấy, tình trạng cảm giác bị quá tải xảy ra khá phổ biến ở trẻ em. Một báo cáo từ WHO năm 2018 cho biết cứ 6 trẻ em thì có 1 trẻ gặp phải khó khăn trong quá trình các giác quan xử lý thông tin. Ở một số nhóm nhất định, tỷ lệ phổ biến dao động từ 80% đến 100%. Những nhóm này bao gồm trẻ em thuộc tình trạng:

  • Hội chứng tự kỷ;
  • Hội chứng rượu bào thai;
  • Hội chứng Down.

Tình trạng quá tải cảm giác ở trẻ em rất khó để nhận biết. Đặc biệt, nếu trẻ không có các triệu chứng nào xảy ra đồng thời.

Một số ba mẹ có thể cho rằng triệu chứng quá tải ở trẻ em là do thói xấu của con. Trẻ có thể bồn chồn, cáu kỉnh, nổi cáu dẫn đến thịnh nộ hoặc bỏ trốn khỏi các tình huống. Đối với một số trẻ em bình thường, trạng thái quá tải cũng có thể khó phát hiện do não bộ của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Nếu cha mẹ hoặc người chăm sóc nhận thấy một số dấu hiệu, yếu tố khởi phát cảm giác quá tải ở trẻ, tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị và kiểm soát phản ứng của trẻ.

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm GPB là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm GPB trong y học không phải ai cũng biết

Quá tải cảm giác là gì? Làm thế nào để đối phó với trạng thái quá tải? 4
Quá tải cảm giác ở trẻ em thường dễ bị nhầm lẫn

Các yếu tố nguy cơ của trạng thái quá tải cảm giác

Như đã biết, cảm giác bị quá tải là trạng thái được phát hiện ra ở cả trẻ em và người trưởng thành. Các nguy cơ của tình trạng quá tải cảm giác có thể liên quan đến:

Hội chứng tự kỷ

Hội chứng tự kỷ và tình trạng quá tải cảm giác có thể liên quan và đi đôi với nhau. Điều này là do người tự kỷ trở nên quá mẫn cảm với các thông tin đầu vào từ các giác quan. Nó khiến cho trạng thái quá tải cảm giác dễ xảy ra hơn.

Năm 2013, Hiệp hội Tâm thần học Hoa kỳ (American Psychiatric Association, APA) đã thêm quá tải cảm giác vào danh sách các triệu chứng chẩn đoán bệnh tự kỷ.

Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)

Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) và quá tải cảm giác có thể đi đôi với nhau. Ở những người bị ADHD, các đầu vào cảm giác cạnh tranh nhau để giành được sự chú ý trong não, điều này có thể gây ra tình trạng quá tải cảm giác.

Hội chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)

Những người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) có thể trở nên nhạy cảm với môi trường xung quanh. Điều này có thể dẫn đến tình trạng quá tải cảm giác. Những người mắc PTSD thường trải qua một hoặc nhiều cú sốc tâm lý hoặc tai nạn nghiêm trọng. Tình trạng quá tải cảm giác thường xảy ra để phản ứng với một số tác nhân nhất định nhắc nhở người bệnh về chấn thương này.

Hội chứng rối loạn cảm giác

Hội chứng rối loạn cảm giác là hội chứng được phát hiện xảy ra ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn. Đây là tình trạng rối loạn thần kinh của con người phản ứng với các giác quan đầu vào dẫn đến cảm giác bị quá tải.

Một số nguy cơ khác

Một số tình trạng khác của con người có thể dẫn đến tình trạng quá tải cảm giác như:

  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính;
  • Đau cơ xơ;
  • Bệnh đa cơ xơ cứng (MS);
  • Hội chứng Tourette.

Quá tải cảm giác là gì? Làm thế nào để đối phó với trạng thái quá tải? 5

Các yếu tố liên quan đến quá tải cảm giác

Chẩn đoán trạng thái quá tải cảm giác

Cảm giác bị quá tải không phải là một hội chứng rối loạn tâm thần chính thức. Chính vì vậy, rất khó để chẩn đoán và đối phó với tình trạng này.

Nhiều bác sĩ và chuyên gia sức khỏe có thể nhận thấy tình trạng quá tải cảm giác thông qua nhận biết về bệnh lý. Tình trạng này có thể dễ nhận biết hơn đối với một số người mắc chứng tự kỷ, ADHD hoặc một số tình trạng liên quan khác.

Để xác định chính xác cảm giác bị quá tải. Bạn cần xem xét và ghi lại bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân gây nên quá tải cảm giác. Một số các tình huống cụ thể phổ biến gây quá tải ở đa số mọi người. Chẳng hạn như: Âm thanh lớn và ánh sáng rực rỡ, tiếng ồn, tiếng la hét, môi trường nước…

Quá tải cảm giác là gì? Làm thế nào để đối phó với trạng thái quá tải? 6

>>>>>Xem thêm: DNA tái tổ hợp là gì? Ý nghĩa của DNA tái tổ hợp trong y học

Chẩn đoán nhằm kiểm soát cảm giác quá tải kịp thời

Phương pháp điều trị quá tải cảm giác hiện nay

Hiện nay, không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho tình trạng quá tải cảm giác. Hầu hết các phương pháp chính là giúp những người đang đối mặt với tình trạng quá tải cảm giác có thể lập kế hoạch và kiểm soát phản ứng của mình.

Một số phương pháp trị liệu và giải pháp làm giảm thiểu tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của tình trạng quá tải cảm giác vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Ví dụ ở người mắc tự kỷ có thể sử dụng thuốc aripiprazole (Abilify) để cải thiện quá trình xử lý cảm giác.

Tóm lại, quá tải cảm giác có thể xảy ra ở bất cứ ai và khó có thể chẩn đoán và điều trị. Nếu nhận thấy các dấu hiệu hoặc yếu tố dẫn đến quá tải, hãy đến cơ sở y tế để được xác định và kiểm soát phản ứng kịp thời nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *