Đau bao tử nên ăn gì và không nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều người nâng lên đặt xuống. Bởi thực tế đã chứng minh rằng việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hằng ngày sẽ chi phối rất nhiều đến mức độ nặng nhẹ của triệu chứng nói trên.
Bạn đang đọc: Đau bao tử nên ăn gì, kiêng gì để bệnh tình nhanh thuyên giảm?
Bao tử là bộ phận đảm nhiệm tiêu hóa thức ăn về mặt cơ học và hóa học. Vậy nên các bệnh lý ở cơ quan này đều có mối liên quan trực tiếp đến lượng và loại thức ăn mà chúng ta dung nạp hằng ngày. Vậy đau bao tử nên ăn gì và kiêng gì để bệnh tình nhanh thuyên giảm?
Contents
Đôi điều về đau bao tử
Đau bao tử (đau dạ dày) là tình trạng cơ quan này bị tổn thương hoặc rối loạn hoạt động co bóp, tiết dịch nên làm xuất hiện những cơn đau tức khó chịu. Đau bao tử biểu hiện ra bên ngoài bằng những dấu hiệu điển hình dưới đây:
- Đau vùng thượng vị – vị trí ngay dưới phần tận cùng của xương ức. Có thể xuất hiện tình trạng đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ, đặc biệt là lúc đói và khi đêm muộn. Trong một số trường hợp còn đau quanh rốn, sang trái, sang phải hoặc lan ra sau lưng.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng và tiêu hóa kém. Bụng ì ạch, khó chịu do bị chướng hơi.
- Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn, thường xuyên ợ hơi, ợ chua.
Đau bao tử có thể phát sinh từ nhiều nguyên do nhưng dưới đây là những căn nguyên phổ biến nhất:
- Lạm dụng rượu bia, đặc biệt là sử dụng đồ uống này khi bụng rỗng;
- Thường xuyên hút thuốc lá;
- Ăn uống thiếu lành mạnh, không đúng giờ, đúng bữa;
- Ăn nhiều đồ cay, chua, có tính nóng và lặp lại thường xuyên trong thời gian dài;
- Nhiễm vi khuẩn HP – “Thủ phạm” gây viêm loét dạ dày – tá tràng;
- Căng thẳng thần kinh kéo dài, rối loạn lo âu.
Đau bao tử nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Khi bị đau bao tử, chúng ta nên sử dụng các loại đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa, có khả năng thúc đẩy nhanh quá trình se lành tổn thương, giúp bảo vệ lớp niêm mạc, trung hòa hoặc giảm thiểu việc tiết dịch vị. Cụ thể, dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
Thực phẩm khô như bánh mì, gạo lứt, ngô, yến mạch,…
Khi bị đau dạ dày, bạn có thể sử dụng các thực phẩm khô như bánh mì, gạo lứt, ngô, yến mạch,… Đây là nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa, rất thân thiện với hoạt động chức năng của dạ dày. Không chỉ vậy chúng còn giàu vi khoáng và vitamin, giúp bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Chưa hết, đại diện này còn chứa hàm lượng nước thấp, khả năng thấm hút dịch vị rất tốt nên giúp làm giảm đau dạ dày hiệu quả trong trường hợp loại dịch tiêu hóa này tiết ra quá nhiều. Đặc biệt hơn, hệ chất chống oxy hóa trong thực phẩm khô sẽ tạo ra lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Thì là
Loại rau gia vị này rất giàu axit aspartic, một hoạt chất có khả năng chống đầy hơi cực hiệu quả. Vậy nên nếu bạn nhai vài lá hoặc vài hạt thì là sau bữa ăn, bụng dạ sẽ nhẹ nhõm hơn và cơn đau bao tử cũng giảm đi đáng kể.
Chuối
Chuối được biết đến với khả năng trung hòa nồng độ HCl có trong dạ dày khi thành phần này có chỉ số vượt quá ngưỡng cho phép. Không chỉ vậy, các vi chất trong loại quả trên còn có tác dụng giảm viêm, cải thiện tình trạng sưng đỏ. Vậy nên nếu bị đau dạ dày, bạn đừng bỏ qua loại quả này.
Bạc hà
Lá bạc hà được xem là “khắc tinh” của chứng khó tiêu, ợ hơi, đầy hơi và những cơn đau bao tử cấp tính. Không những vậy, đại diện trên còn làm giảm cảm giác buồn nôn, kích thích vị giác, giúp bạn ăn ngon miệng hơn.
Sữa chua
Hệ vi sinh vật có lợi trong sữa chua rất có ích cho hoạt động tiêu hóa. Bên cạnh đó, môi trường pH thấp của chúng còn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong ống tiêu hóa, bao gồm cả vi khuẩn HP. Vậy nên nếu bạn “kết thân” với sữa chua, tình trạng đau bao tử ắt sẽ dần thuyên giảm.
Đậu bắp
Các thành phần vàng như vitamin B, C, E, carotene, pectin,… trong đậu bắp rất tốt cho hoạt động của dạ dày. Ngoài ra, loại quả trên còn chứa lượng lớn chất đạm kết dính và polysaccharide. Những nhân tố này sẽ tham gia tích cực vào việc bảo vệ và làm lành vết viêm loét trên niêm mạc dạ dày.
Táo
Táo chứa các thành phần có khả năng bôi trơn hệ tiêu hóa, che chắn cho lớp tế bào niêm mạc nằm trên cùng của dạ dày. Đặc biệt, vỏ táo chứa pectin – một loại sợi tự nhiên có tính dễ tan trong nước, hỗ trợ tiêu hóa nhưng không làm tăng ma sát lên vùng niêm mạc. Vậy nên loại quả này rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng.
Trà thảo dược
Các loại trà thảo dược như trà gừng, trà hoa cúc, trà táo đỏ kỷ tử, trà mật ong,… có tác dụng làm sạch đường tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ việc làm lành tổn thương nên rất có lợi cho người bị đau bao tử.
Ngoài ra, khả năng đào thải lượng hơi ứ đọng trong ống tiêu hóa của loại đồ uống này cũng được đánh giá rất cao. Vậy nên nếu bạn nhâm nhi vài tách trà nóng mỗi ngày thì triệu chứng chướng bụng, đầy hơi cũng sẽ giảm đi thấy rõ.
Nước dừa
Nước dừa hàm chứa rất nhiều chất điện giải và vi khoáng có lợi như Ca, Ka, Mg,… nên nếu sử dụng thường xuyên, sức khỏe tiêu hóa của bạn sẽ có nhiều cải thiện. Không chỉ vậy, nước dừa còn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại ở dạ dày và đường ruột. Vậy nên nếu bị đau bao tử và gặp phải các vấn đề tiêu hóa khác, bạn hãy đưa đồ uống này vào thực đơn hàng tuần.
Một số loại thức ăn nên tránh khi đau bao tử
Khi bị đau bao tử, việc sử dụng loại đồ ăn, thức uống nào được xem là điều tối kỵ? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây:
- Các loại gia vị có tính cay, nóng như ớt, tiêu, quế, riềng,… Những đại diện này sẽ làm bào mòn lớp nhầy bề mặt, khiến niêm mạc bao tử bị tổn thương và tình trạng đau dạ dày sẽ ngày càng nặng nề hơn.
- Thực phẩm lên men, có vị chua như chanh, nhót, dưa muối,… Đây đều là những thành phần làm tăng tính axit trong dạ dày và khiến cơn đau bao tử trở nên mất kiểm soát.
- Thực phẩm có khả năng tạo ma sát cao như: Ổi xanh, cóc xanh, rau già, thịt nhiều sụn,… Các thành phần nói trên sẽ cọ xát với niêm mạc dạ dày, tệ hơn là tiếp xúc với vùng thương tổn và khiến vết viêm loét phát triển theo chiều hướng xấu.
- Thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều muối như: Xúc xích, lạp xưởng, thịt nguội,… Những nhân tố này sẽ làm chậm quá trình chữa lành của niêm mạc dạ dày, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh bệnh lý ác tính.
- Đồ uống có cồn, đồ uống có gas, thuốc lá,… Các tác nhân gây hại trên sẽ khiến tình trạng đau bao tử ngày một nặng thêm và biến đổi một cách khó lường.
Tìm hiểu thêm: Nang naboth cổ tử cung 5mm có nguy hiểm không?
Bên cạnh việc quan tâm đến đau bao tử nên ăn gì và kiêng ăn gì, người bệnh còn cần chú ý đến cách chế biến, cách ăn để cải thiện vấn đề sức khỏe nói trên. Cụ thể như sau:
- Nên làm nhỏ đồ ăn, nấu chín mềm trước khi thưởng thức.
- Ưu tiên chế biến theo cách hấp, luộc, om hoặc hầm. Hạn chế chiên, xào khi làm chín thức ăn.
- Ăn chậm và nhai kỹ để giảm áp lực cơ học lên dạ dày.
- Chia nhỏ bữa ăn, không nằm ngay sau khi dùng bữa và không ăn trước khi đi ngủ.
- Đồ ăn nên được giữ ấm ở khoảng 40 – 50 độ C trước khi thưởng thức vì nếu bạn ăn đồ lạnh hoặc quá nóng, dạ dày sẽ co bóp với cường độ mạnh hơn.
- Khi ăn không làm việc riêng và sau khi dùng bữa thì không làm việc, học tập hay tham gia các hoạt động thể chất ngay lập tức.
>>>>>Xem thêm: Rau mầm đá có tác dụng gì?
Trên đây là những phân tích chi tiết của Kenshin về chủ đề: “Đau bao tử nên ăn gì, kiêng gì để bệnh tình nhanh thuyên giảm?” Nếu muốn tìm hiểu thêm những thông tin y tế – sức khỏe khác, bạn hãy dõi theo những bài viết tiếp theo của Kenshin.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể