Giải đáp thắc mắc: Đau vết mổ đẻ cũ khi mang thai có nguy hiểm không?

Mang thai là điều rất ý nghĩa, nhiều chị em chọn cách sinh mổ để quá trình diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên trong lần mang thai sau lại gặp một số khó khăn về vết mổ đẻ cũ. Vậy đau vết mổ đẻ cũ khi mang thai có nguy hiểm không?

Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Đau vết mổ đẻ cũ khi mang thai có nguy hiểm không?

Với sự phát triển của ngành y khoa, thai phụ lựa chọn phương pháp đẻ mổ thay cho đẻ thường, tuy nhiên phương pháp này để lại vết mổ đẻ cũ. Nhiều mẹ bầu ở lần mang thai kế tiếp bị đau vết mổ đẻ cũ và thắc mắc rằng đau vết mổ đẻ cũ khi mang thai có nguy hiểm không, cùng Kenshin tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Sinh mổ là gì?

Trước khi tìm hiểu đau vết mổ đẻ cũ khi mang thai có nguy hiểm không, hãy cùng Kenshin tìm hiểu về đặc điểm của quá trình sinh mổ cũng như vết mổ đẻ nhé!

Sinh mổ là quá trình phẫu thuật nhằm lấy thai nhi, nhau và ối qua một vết mổ ở thành tử cung. Ngày nay nhiều mẹ bầu chọn phương pháp sinh mổ, tuy nhiên trong một số trường hợp thì mổ lấy thai là chỉ định y khoa vì nhiều chị em không thể sinh thường qua ngã âm đạo an toàn.

Giải đáp thắc mắc: Đau vết mổ đẻ cũ khi mang thai có nguy hiểm không? 1

Phương pháp mổ lấy thai có những ưu điểm và hạn chế riêng

Sinh mổ cũng có những ưu điểm so với đẻ thường, đây là phương pháp tối ưu trong trường hợp mẹ không thể sinh thường và hạn chế được các tai biến cho bé khi sinh ra. Bên cạnh đó, phương pháp này giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bé như nhiễm Herpes simplex virus, viêm gan siêu vi B, C, HIV…

Tuy nhiên phương pháp mổ lấy thai cũng có những hạn chế nhất định, đối với mẹ thì thời gian hồi phục lâu hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu, dị ứng, ảnh hưởng của thuốc mê và nhiều tai biến sản khoa khác. Còn đối với bé, có thể bị tổn thương da trẻ do dao mổ rạch vào đầu, bệnh lý hô hấp, ảnh hưởng hệ thần kinh…

Vết mổ lấy thai có thể là vết mổ dọc hoặc là vết mổ ngang tùy theo sức khỏe của mẹ và thai nhi:

  • Vết mổ dọc là đường rạch kéo dài từ rốn đến đường chân lông mu;
  • Vết mổ ngang: Đường rạch kéo dài qua đường chân lông mu. Được sử dụng phổ biến vì mau lành và ít chảy máu.

Đau vết mổ đẻ cũ khi mang thai có nguy hiểm không?

Nhiều thai phụ gặp phải tình trạng đau vết mổ đẻ cũ và điều này làm chị em cảm thấy lo lắng. Vậy đau vết mổ đẻ cũ khi mang thai có nguy hiểm không?

Giải đáp thắc mắc: Đau vết mổ đẻ cũ khi mang thai có nguy hiểm không? 1

Đau vết mổ đẻ cũ khi mang thai có nguy hiểm không là lo lắng của nhiều phụ nữ mang thai

Mẹ bầu cần chú ý đến đặc điểm, tình trạng đau ví dụ như đau ngang trên xương mu, đau liên tục, ấn vào đau nhói lên… Khi có các dấu hiệu trên, rất có nguy cơ là nứt vết mổ cũ vậy nên thai phụ cần phải đến ngay bệnh viện có khoa sản gần nhất. Lúc này bác sĩ sẽ kiểm tra và thăm khám từ đó đưa ra những hướng dẫn cụ thể.

Mẹ không cần phải quá lo lắng vì đau vết mổ cũ khi mang thai khá hay gặp ở những mẹ đã từng sinh mổ, tuy nhiên đừng chủ quan mà hãy đi kiểm tra để đảm bảo an toàn cho bản thân và em bé nhé!

Theo khuyến cáo, 24 tháng là khoảng cách an toàn để sinh con lần 2. Nếu thời gian sinh mổ giữa hai lần dưới 18 tháng thì khả năng vết sẹo bị bục sẽ cao gấp 3 lần. Chính vì thế, việc thăm khám, kiểm tra vết mổ đẻ cũ rất cần thiết và quan trọng đặc biệt với sản phụ mang thai lần sau cách lần trước dưới 18 tháng.

Nếu lỡ mang thai khi vết mổ cũ còn mới cụ thể là dưới 18 tháng, bà bầu cần chú ý những điều sau:

  • Khám thai, theo dõi thai định kỳ một cách đều đặn theo đúng hẹn của bác sĩ.
  • Bạn cần đưa giấy mổ lần trước và khai rõ các thông tin về ca mổ như lý do mổ, thời gian từ lúc mổ đến nay là bao lâu, nằm viện bao nhiêu ngày sau mổ, có nhiễm trùng hậu phẫu không… để bác sĩ nắm bắt được thông tin và có những phương pháp theo dõi, xử trí kịp thời.

Cần lưu ý những gì khi mang thai có vết mổ đẻ cũ?

Mang thai là tin vui đối với vợ chồng và gia đình, tuy nhiên đối với sản phụ có vết mổ đẻ cũ thì việc thăm khám cần lưu ý rất nhiều để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

3 tháng đầu trong thai kỳ, mẹ cần kiểm tra vị trí thai làm tổ và theo dõi vết mổ đẻ cũ để phát hiện các dấu hiệu bất thường, nhất là với những trường hợp mang thai sớm sau lần sinh mổ trước.

Tìm hiểu thêm: Đau nhói trong tai trái là dấu hiệu của bệnh gì? Cách khắc phục như thế nào?

Giải đáp thắc mắc: Đau vết mổ đẻ cũ khi mang thai có nguy hiểm không? 3
Khám thai, theo dõi định kỳ giúp mẹ và bé tránh được những biến chứng nguy hiểm

Một số nguy cơ trong lần mang thai sau

Trong lần mang thai khi đã có vết mổ đẻ cũ, thai phụ cần biết được một số nguy cơ mà bản thân có thể mắc phải, từ đó có những lựa chọn phù hợp không ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Cụ thể như sau:

  • Rau cài răng lược: Rau tiền đạo, rau bám thấp mặt trước ở những mẹ bầu có sẹo mổ cũ thì nguy cơ cao bị rau cài răng lược. Nếu sản phụ từng sinh mổ và rau tiền đạo, thì có tới 25% khả năng bị rau cài răng lược. Nếu từng sinh mổ trên 2 lần, thì tỷ lệ trên tăng khoảng 40%. Với trường hợp này, có nguy cơ cao phải cắt tử cung khi sinh và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận như ruột, bàng quang…
  • Vỡ tử cung: Vỡ tử cung ở người có sẹo mổ cũ thường do sẹo ở tử cung bị vỡ hoặc nứt một phần, trường hợp này bờ vết rách không nham nhở và có khi ít chảy máu. Vỡ tử cung ở người có sẹo mổ cũ thường xảy ra đột ngột không có các dấu hiệu dọa vỡ, điều này rất nguy hiểm với các sản phụ vì thế việc thăm khám thường xuyên có vai trò quan trọng để hạ thấp tỷ lệ vỡ tử cung và tỷ lệ tử vong do vỡ tử cung.
  • Chửa vết mổ: Đây là hình thái làm tổ sai vị trí, sau khi được thụ tinh trứng thường di chuyển xuống đáy tử cung để làm tổ, vì một lý do nào mà trứng làm tổ và phát triển tại eo tử cung, đây là nơi có vết sẹo mổ cũ và là một vị trí có lớp cơ mỏng nên gai của bánh rau có thể gây chèn và tổn thương bàng quang. Ngoài ra, ở eo tử cung đã tồn tại vết mổ đẻ cũ, các mô sẹo này không có tính đàn hồi như các mô lành nên dễ rách và gây sảy thai.
  • Nứt sẹo mổ cũ: Là tai biến sản khoa, có thể xảy ra trong vòng 6 đến 9 tháng kể từ lúc sinh ở thai phụ mang thai lần 2 sau sinh mổ. Nứt sẹo mổ cũ tử cung thường xảy ra ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Nguy cơ đối với em bé: Chị em phụ nữ mang thai lần 2 cách lần sinh mổ trước dưới 18 tháng, trẻ có thể bị sinh non, vàng da, nhẹ cân, thính giác kém, kém phát triển thể chất trí tuệ…

Giải đáp thắc mắc: Đau vết mổ đẻ cũ khi mang thai có nguy hiểm không? 4

>>>>>Xem thêm: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào?

Mẹ bầu cần chú ý những nguy cơ có thể mắc phải trong lần mang thai sau khi có vết mổ đẻ cũ

Lựa chọn phương pháp sinh phù hợp

Bên cạnh những nguy cơ tiềm ẩn cho lần sinh thứ 2 nhiều chị em thắc mắc về phương pháp sinh sao cho phù hợp và tránh được những nguy cơ rủi ro.

Nếu mẹ bầu không có các yếu tố đẻ khó thì vẫn có thể tiến hành đẻ thường ở lần mang thai sau. Tuy nhiên tỉ lệ này khá thấp vì nhiều lý do khác nhau.

Những trường hợp sinh mổ cũ vì thai ngôi ngược, thai to, khung chậu hẹp, dị dạng ở tử cung… sẽ được chỉ định mổ lấy thai chủ động khi bắt đầu chuyển dạ hoặc thai đã đủ tháng.

Đau vết mổ đẻ cũ khi mang thai không hiếm gặp, tuy nhiên mẹ không được chủ quan khi gặp tình trạng này. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm tới cơ thể mẹ và bé. Vì thế thai phụ nên đi khám thai đầy đủ theo hẹn và tuân theo chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình thai kỳ nhé.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *