Cây rau dừa nước có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Rau dừa nước có công dụng trong điều trị các bệnh về thận như viêm cầu thận, viêm bàng quang, tiểu ra máu,…. Ngoài ra việc sử dụng rau dừa nước trong các bữa ăn hằng ngày với hiệu quả trong cải thiện khó tiêu và giúp lợi tiểu. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về loại cây này nhé!

Bạn đang đọc: Cây rau dừa nước có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Cây rau dừa nước còn được biết đến với tên gọi thủy long, du long thái thường mọc nhiều ở các bờ kênh, mương. Ở Việt Nam, những vùng sông nước như đồng bằng sông Cửu Long không khó để bắt gặp loại cây này. Trước đây dừa nước là loại rau mọc dại, sử dụng làm thức ăn gia súc nhưng hiện nay rau dừa nước được biết đến nhiều như là một dược liệu dễ tìm và giá thấp.

Cây rau dừa nước là cây gì?

Rau dừa nước là loài cây mọc nổi trên mặt nước, thuộc họ Rau dừa nước (Onagraceae), bén rễ ở các mấu. Cây nổi nhờ những phao nổi màu trắng hình trứng bên trong thân. Đến mùa khô, phần phao này bị tiêu biến và cây mọc bò như dây leo theo bờ mương. Lá hình trứng hay hơi thuôn, hơi hẹp ở cuốn, đầu tù hay hơi tròn. Hoa màu trắng mọc từ kẽ lá, qua thuôn dài mở thành ba mảnh, hạt nhỏ hình chữ nhật.

Ngoài tên gọi là rau dừa nước thì loài cây này còn được gọi với một tên gọi khác là cây thuỷ long hay du long thái. Loài cây này thường mọc hoang tập trung ở các bờ gần nguồn nước như bờ kênh, bờ mương, ao hồ, ruộng lúa,… Ở Việt Nam có thể bắt gặp loại cây này ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Cong-dung-cua-rau-dua-nuoc 2.webp

Rau dừa nước dễ dàng được bắt gặp tại Việt Nam

Thành phần hóa học

Toàn cây đều có thể sử dụng được, trừ hoa và quả. Thu hái quanh năm nên rau dừa nước chỉ cần được thu và đem về rửa sạch, cắt sạch rễ và lá hư, phơi khô bảo quản dùng dần làm thuốc. Sử dụng tươi thì rửa sạch và chế biến như những loại rau thường, có thể nấu canh hay luộc chấm.

Các nghiên cứu thấy rằng trong thân lá rau dừa nước có những hợp chất flavonoid, tanin, rất nhiều chất nhầy và muối Na, K. Định lượng được trong 100g rau dừa nước có 2,62g protit, 4,5g gluxit, 5,5g xenluloza, 1,2g tro, 153mg canxi, 2,5mg P, 0,7mg Fe, 0,26mg carotene, 52mg vitamin C. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đưa ra chính xác cho hàm lượng chất có trong rau dừa nước nên định lượng trên chỉ mang tình chất tương đối.

Rau dừa nước có tác dụng gì?

Cây rau dừa nước có vị ngọt nhẹ, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng được sử dụng để điều trị trong nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó chủ trị các bệnh như:

  • Viêm cầu thận;
  • Viêm bàng quang;
  • Chứng tiểu dưỡng chấp;
  • Kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa.

Nhờ các công dụng trong điều trị các bệnh liên quan về thận và tiêu hóa, rau dừa nước được sử dụng trong y học cổ truyền trong các trường hợp sau:

Viêm cầu thận

Bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh viêm cầu thận bao gồm rau dừa nước khô 80g, lá mã đề khô 30g, cho vào ấm sắc với 2 lít nước đến khi cạn còn 600ml hay 700ml, uống khoảng 3 lần một ngày và duy trì từ 1 tuần trở lên để cho tác dụng rõ ràng.

Tìm hiểu thêm: Vắc Xin 6 Trong 1 Giá Ưu Đãi Chỉ Có Tại Tiêm Chủng Long Châu!

Cong-dung-cua-rau-dua-nuoc 3.webp
Rau dừa nước được sử dụng là chủ trị trong các bài thuốc liên quan đến thận

Viêm bàng quang

Năm 1970, lương y Phạm Công Tuyên cùng lương y Tạ Trác Dụ tại Bệnh viện đông y Hà Nội đã dùng nước sắc rau dừa nước điều trị 25 người (23 nữ, 2 nam) bị viêm bàng quang không do sỏi, hoặc lao bàng quang hay lao thận với những triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu ra máu. Sau một đến hai tuần điều trị, bệnh nhân hết tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu bình thường và theo dõi sau 6 tháng không có dấu hiệu tái phát.

Chứng tiểu dưỡng chấp

Tiểu dưỡng chấp là tình trạng nước tiểu có tính chất đục, có thể đục như sữa hoặc có váng mỡ do có sự xuất hiện của dưỡng chấp trong nước tiểu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do sự rò rỉ của dưỡng chấp từ hệ thống mạch bạch huyết vào đường tiết niệu, ở một số trường hợp có thể xuất hiện lắng cặn.

Dùng rau dừa nước khô sắc uống liên tục trong thời gian từ 2 tới 3 tháng, lượng khoảng 100g. Có thể kết hợp rau dừa nước 50g cùng với cây huyết dụ 50g sắc nước uống hàng ngày.

Kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa

Sử dụng rau dừa nước tươi khoảng 100g, hoặc rau dừa nước khô với trọng lượng 50g sắc nước uống trong ngày, dùng liên tục 3 – 4 lần mới có tác dụng.

Kháng viêm, kháng khuẩn

Tại Ấn Độ, nhiều người thường sử dụng rau dừa nước trong điều trị loét dạ dày, gãy xương, thấp khớp, đau dạ dày và giun đường ruột.

Chữa đau dạ dày lâu ngày

Với trường hợp đau dạ dày lâu ngày, hẹp môn vị, nôn ra dịch có màu vàng đậm có thể sử dụng rau dừa nước kết hợp trong bài thuốc để điều trị. Ngoài các công dụng trên, dừa nước còn có thể chữa vết thương phần mềm, sử dụng lá giã ra đắp lên vết thương.

Bên cạnh đó, khoa học hiện đại cũng đã tìm ra nhiều lợi ích y học từ rau dừa nước, qua các hợp chất phân lập được từ dịch chiết rau dừa nước. Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu hơn về nó. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy các thành phần trong rau dừa nước có hoạt tính khác, bao gồm:

  • Kháng ung thư;
  • Các hoạt tính chống oxy hóa;
  • Bảo vệ gan;
  • Chống viêm và kháng đái tháo đường đáng kể.

Rau dừa nước không chỉ là một loại rau mọc hoang mà còn là loại dược liệu được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Hiện tại, rau dừa nước cũng là đối tượng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu cho thấy các hợp chất phân lập được từ dịch chiết rau dừa nước có những khả năng đáng kể như trong điều trị ung thư, đái tháo đường. Đây cũng là tín hiệu tốt nếu như rau dừa nước có thể trở thành nguyên liệu dễ kiếm và hạ chi phí điều trị.

Cong-dung-cua-rau-dua-nuoc 4.webp

>>>>>Xem thêm: Bướu cổ có mấy loại? Những cách để điều trị bướu cổ hiện nay

Cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng rau dừa nước

Vì đặc tính mọc dại nên cần rửa rau dừa nước thật sạch trước khi sử dụng. Khi sử dụng nếu có bất kỳ dấu hiệu gì bất thường hãy ngưng sử dụng ngay và đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Trên đây là những công dụng mà rau dừa nước mang lại cũng như tiềm năng trong y học của nó. Với những thông tin chia sẻ trong bài, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn. Khi mắc các bệnh về đường tiết niệu hay hệ tiêu hoá, bạn có thể tham khảo và sử dụng khi đã có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *