Khô hạn khi mang thai là một trong những nỗi niềm không biết tỏ cùng ai của nhiều mẹ bầu. Tình trạng ngứa, khô rát nơi âm đạo, đặc biệt là đau khi quan hệ gây rất nhiều bất tiện cho cuộc sống của thai phụ.
Bạn đang đọc: Làm sao để giảm khô hạn khi mang thai hiệu quả?
Giai đoạn mang thai được xem là một trong những hành trình thiêng liêng của người phụ nữ. Tuy nhiên, đây cũng là lúc mà cuộc sống của nhiều mẹ bầu bị đảo lộn, trong đó có tình trạng khô hạn khi mang thai. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng khô hạn này? Làm thế nào để có thể giảm nhẹ cảm giác khô hạn này?
Contents
Tình trạng khô hạn khi mang thai là gì?
Một nghiên cứu đã cho thấy, tình trạng khô âm đạo ở phụ nữ xuất hiện nhiều nhất ở giai đoạn sau sinh và tiền mãn kinh. Tuy nhiên, tình trạng khô hạn còn có thể xảy ra ở cả những người phụ nữ đang mang thai. Điều này khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu.
Trong thai kỳ, ở những thời điểm sức khỏe ổn định, nhiều mẹ bầu muốn “chiều” chồng nhưng âm đạo bị khô lại khiến nhiều cuộc yêu bị ảnh hưởng. Trong và sau khi quan hệ, khu vực âm đạo có hiện tượng đau rát, thậm chí chảy máu, khiến hai vợ chồng lo lắng liệu có thể ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Rất may là hiện tượng này không quá ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Tuy nhiên, nó lại gây rất nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày của mẹ bầu. Nhiều thai phụ thậm chí phải tìm cách né tránh “chuyện ấy” vì luôn cảm thấy đau rát, âm đạo luôn ngứa ngáy và bỏng rát…
Nguyên nhân dẫn đến khô hạn khi mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô hạn khi mang thai mà các mẹ bầu cần biết như:
Rối loạn nội tiết tố nữ gây khô hạn
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng khô hạn ở mẹ bầu trong quá trình mang thai chính là rối loạn nội tiết tố nữ. Trong thời gian này, lượng estrogen của phụ nữ bị biến động nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi. Tình trạng âm đạo khô trong thời kỳ đầu mang thai khá phổ biến vì nồng độ estrogen trong cơ thể giảm mạnh trong 3 tháng đầu. Sự rối loạn nội tiết này làm giảm sản xuất chất nhầy trong âm đạo và cổ tử cung, dẫn đến âm đạo khô ngứa.
Khô hạn do ảnh hưởng của ốm nghén
Tình trạng ốm nghén khi mang thai cũng có thể khiến mẹ bầu bị khô âm đạo. Ở đa số phụ nữ, hiện tượng ốm nghén thường xuất hiện trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Cũng trong giai đoạn này, mẹ bầu thường gặp một số triệu chứng như: Khó chịu, mệt mỏi, dễ cáu gắt, trầm cảm…
Viêm phụ khoa gây khô âm đạo
Giai đoạn mang thai cũng là lúc nhiều phụ nữ dễ mắc các bệnh phụ khoa. Một số triệu chứng mà thai phụ có thể gặp phải khi bị viêm âm đạo là: Đau rát khi quan hệ, ra nhiều khí hư, vùng kín bị ngứa, huyết trắng có màu xanh… Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị khô hạn.
Tâm lý căng thẳng dẫn tới khô hạn
Tâm lý lo lắng khi mang thai, đặc biệt là trong lần đầu làm mẹ khiến không ít người bị ảnh hưởng nặng nề. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến nhiều thai phụ bị khô âm đạo dẫn tới đau rát “cô bé” mỗi lần quan hệ.
Khô âm đạo do kích thích chưa đủ
“Màn dạo đầu” trong mỗi lần quan hệ là một trong những điều không thể thiếu. Nếu đối tác không tạo ra những mơn trớn đủ kích thích thì cơ thể người phụ nữ sẽ không thể tiết đủ dịch nhầy để tạo độ ẩm, từ đó khiến âm đạo bị đau rát.
Tìm hiểu thêm: Thế nào là viêm họng lưỡi gà dài? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Những ảnh hưởng từ việc bị khô hạn khi mang thai
Phần lớn phụ nữ bị khô hạn khi mang thai thường ngại ngùng, không dám chia sẻ với ai hay thăm khám bác sĩ. Không ít người lại cho rằng tình trạng này không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn quá chủ quan thì cơ thể có thể phải đối mặt với một số hệ quả sau:
Suy giảm chất lượng tình dục do khô hạn
Hiện tượng khô âm đạo ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống vợ chồng. Thường xuyên không đạt được khoái cảm và đau đớn khi quan hệ chắc chắn sẽ làm suy giảm chất lượng tình dục. Về lâu dài, cả bạn và đối tác đều không thấy hứng thú với chuyện chăn gối nữa.
Khô hạn làm viêm nhiễm bộ phận sinh dục
Trong khoảng thời gian mang thai, môi trường pH âm đạo rất dễ mất cân bằng, từ đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Vì vậy, phụ nữ ở giai đoạn này sẽ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nếu không kịp thời khắc phục tình trạng khô hạn.
Teo âm đạo do khô hạn khi mang thai
“Cô bé” bị khô khiến cho mép âm đạo bị khít chặt, giảm dần độ đàn hồi và ngày càng teo nhỏ lại. Nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người phụ nữ. Đồng thời, nàng cũng sẽ gặp phải tình trạng ngứa ngáy, đau nhức ở vùng kín.
>>>>>Xem thêm: Ăn trứng có béo không? Làm thế nào để giảm cân bằng trứng hiệu quả?
Khô hạn khi mang thai phải làm sao?
Tình trạng khô hạn khi mang thai có thể khiến nhiều mẹ bầu khó chịu. Bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn giải quyết dứt điểm. Ngoài ra, chị em cũng có thể áp dụng một số cách dưới đây để làm giảm khô rát âm đạo:
- Bổ sung nhiều nước: Uống đủ nước không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn có thể khiến khu vực âm đạo giảm bớt được tình trạng khô hạn.
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp hạn chế khô hạn khi mang bầu. Trong đó, thai phụ cần bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh, các loại vitamin B, C, E để có thể bù đắp sự thiếu hụt estrogen, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, phái đẹp cũng đừng quên ăn uống các loại thực phẩm giàu ẩm để cải thiện tình trạng khô hạn.
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách: Bạn cần vệ sinh “cô bé” khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày với nước ấm. Lưu ý không nên thụt rửa âm đạo hay lạm dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ có nhiều hóa chất.
- Dưỡng ẩm cho vùng kín: Việc thoa vitamin E hoặc kem dưỡng ẩm được chuyên gia khuyên dùng ở vùng âm đạo sẽ giúp “cô bé” trở nên mềm mại hơn.
- Mặc đồ lót rộng rãi và thoải mái: Mẹ bầu nên sử dụng các loại đồ lót có chất liệu cotton mềm mại và thấm nước, không nên mặc đồ bó sát.
- Tránh sử dụng hóa mỹ phẩm có mùi: Các sản phẩm xà phòng, sữa tắm… có mùi thường không tốt cho khu vực nhạy cảm của phụ nữ. Vì vậy, bạn không nên tận dụng các sản phẩm đó vào việc làm sạch “cô bé” mà cần dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ riêng.
Trên đây là nguyên nhân và những cách phòng tránh tình trạng khô hạn khi mang thai. Nếu chị em đang mang thai và gặp tình trạng khô hạn thì hãy tham vấn ý kiến của các bác sĩ hoặc áp dụng các cách trên để nhanh chóng cải thiện được tình trạng khô hạn. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và những “cuộc yêu” thăng hoa!
Xem thêm:
- Tỉ lệ mang thai khi xuất ngoài khoảng bao nhiêu? Xuất ngoài có an toàn không?
- Bị cảm khi mang thai 5 tuần có nguy hiểm không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể