Bệnh nấm nông ở chân là bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh này thường xuất hiện ở những người trẻ tuổi, đặc biệt ở nam giới thường xuyên hoạt động thể thao. Hãy cùng tìm hiểu để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh để có cách điều trị phù hợp và hiệu quả.
Bạn đang đọc: Bệnh nấm nông ở chân có nguy hiểm không?
Bệnh nấm nông ở chân là vấn đề da phổ biến, thường xảy ra do các vi nấm ký sinh ở vùng thượng bì của da, thường gặp ở những người trẻ. Đặc biệt bệnh này thường xuất hiện ở nam giới có hoạt động thể thao thường xuyên.
Contents
Bệnh nấm nông ở chân có nguy hiểm không?
Nấm nông ở chân là tình trạng nhiễm trùng da do các vi nấm ký sinh gây ra ở vùng thượng bì của da hoặc các vùng khác trên da như lông, tóc, móng chân và có thể lan lên đến cả da tay. Bệnh này thường được gọi là nấm da chân vì thường xuất hiện ở vùng chân, nấm thường phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở những nơi ẩm ướt như giày, vớ, hồ bơi,…
Bệnh nấm nông ở chân tuy không nguy hiểm quá nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nó gây nên các triệu chứng khó chịu cho người mắc phải. Nếu không được điều trị một cách hiệu quả và nhanh chóng có thể gây ra tình trạng lây lan ra các vùng khác, làm tổn thương nghiêm trọng đến da, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh nấm nông ở chân xuất hiện ở mọi lứa tuổi đặc biệt ở giới trẻ, tình trạng mắc bệnh này phổ biến hơn ở giới trẻ từ độ tuổi 20 – 29 . Ở nam giới, thường xuyên vận động thể thao, sử dụng giày, vớ,… tăng khả năng mắc bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh nấm nông ở chân
Bệnh nấm nông ở chân do vi nấm sống trên các mô chết của tóc, móng chân gây ra. Một số loại nấm gây bệnh nấm nông ở chân: Trichophyton (T.) rubrum,T. interdigitale.
Bệnh này xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở những người trẻ tuổi, nam giới. Những nam thanh niên có thói quen chơi thể thao thường xuyên nguy cơ cao mắc bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm nông ở chân:
- Dùng chung giày, tất, khăn và các vật dụng cá nhân với người mắc bệnh.
- Thường xuyên đi giày kín, bó sát chân
- Để chân ướt hoặc đẫm mồ hôi, không vệ sinh sạch sẽ trong thời gian dài
- Đi chân trần nơi công cộng, những nơi thường có mặt của nấm như phòng tắm hơi, bể bơi, những địa điểm tắm công cộng…
- Các tình trạng tổn thương trên da, tổn thương móng chân.
Bệnh nấm nông ở chân có triệu chứng gì?
Các triệu chứng thường thấy khi bị nhiễm bệnh nấm nông ở chân:
- Gặp các tình trạng kích ứng da như: Ngứa, đau và nóng ở lòng bàn chân.
- Trên bàn chân xuất hiện các mụn ngứa.
- Có cảm giác châm chích, ngứa ở lòng bàn chân.
- Da chân nứt và bong tróc, những vị trí giữa các ngón chân và lòng bàn chân thường thấy da bị bong tróc. Dẫn đến da bàn chân trở nên khô và thô ráp.
- Trên bàn chân xuất hiện các mụn ngứa và móng chân dễ bị tách ra khỏi ngón chân.
Khi gặp các triệu chứng như trên bạn nên đi kiểm tra để biết chính xác tình trạng mình mắc phải để điều trị sớm nhất, tránh cho bệnh lây lan khó điều trị.
Cách điều trị khi mắc phải bệnh nấm nông ở chân
Tùy theo từng loại nấm và tình trạng bệnh của bệnh nhân mà có các phương án điều trị phù hợp. Có thể điều trị nấm nông ở chân bằng cách ngăn chặn nấm phát triển, lây lan và dùng thuốc kháng nấm để tiêu diệt nấm. Điều quan trọng hơn hết là người nhiễm bệnh cần ngăn ngừa viêm nhiễm và việc tái phát lại của bệnh.
- Thuốc kháng nấm bôi tại chỗ: Clotrimazole, miconazole, terbinafine và tolnaftate.
- Thuốc kháng nấm dạng uống: Fluconazole, itraconazole và terbinafine.
Tìm hiểu thêm: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 10 ngày có sao không?
Khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, thuốc bôi tại chỗ có thể không còn hiệu quả, có thể được thay thế bằng thuốc uống có tác dụng toàn thân hoặc kết hợp giữa thuốc uống và thuốc bôi tại chỗ để tăng hiệu quả trị liệu. Không nên tự ý điều trị và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, việc tự ý sử dụng thuốc sẽ dẫn tới tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn và gây ra nhiều biến chứng nặng nề.
Cách ngăn ngừa bệnh nấm nông ở chân
Bệnh nấm nông ở chân tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể bị kéo dài dai dẳng, gây khó chịu cho người mắc phải, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý . Để ngăn ngừa và hạn chế mắc bệnh nấm nông ở chân ta cần cải thiện lối sống, sinh hoạt:
- Giữ bàn chân luôn khô ráo, sạch sẽ.
- Không mang giày, vớ ẩm ướt. Thường xuyên vệ sinh giày, vớ, phơi khô để hạn chế sự sinh sôi và phát triển của nấm cũng như các loại vi khuẩn.
- Không nên đi chân trần ở những nơi công cộng, những nơi thường có sự xuất hiện của nấm.
- Hạn chế việc sử dụng chung các vật dụng các nhân như giày, dép, tất,… để ngăn ngừa việc lây nhiễm của nấm.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Tác hại của siêu âm đầu dò khi canh trứng là gì?
Qua bài viết, ta đã hiểu rõ nguyên nhân, cách phòng ngừa bệnh nấm nông ở chân và hậu quả nó gây ra. Chúng ta cần chú ý đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, để hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh. Khi có dấu hiệu mắc bệnh cần thăm khám bác sĩ để được kiểm tra kỹ càng và có phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể