Tại sao bị liệt mặt? Các phương pháp phục hồi chức năng sau khi bị liệt mặt là gì?

Liệt mặt là tình trạng người bệnh bị mất các chức năng trên khuôn mặt. Tình trạng liệt mặt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thị lực, các hoạt động thường ngày và thẩm mỹ. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh liệt mặt để giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh, trong đó các biện pháp phục hồi chức năng sau liệt mặt luôn được nhiều người quan tâm. 

Bạn đang đọc: Tại sao bị liệt mặt? Các phương pháp phục hồi chức năng sau khi bị liệt mặt là gì?

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh liệt mặt, nguyên nhân và các phương pháp phục hồi chức năng sau liệt mặt. Nếu bạn đọc đang bị bệnh, hay muốn tìm hiểu thêm thông tin về bệnh liệt mặt cũng như các phương pháp phục hồi chức năng sau liệt mặt, hãy cùng tìm hiểu thông quan bài dưới đây nhé.

Liệt mặt là gì?

Liệt mặt (hay còn được gọi là liệt khuôn mặt) là tình trạng mất khả năng điều khiển và cử động một phần hoặc toàn bộ một bên khuôn mặt. Nó xảy ra khi có sự tổn thương hoặc rối loạn trong hệ thống dây thần kinh mặt, gây ảnh hưởng đến các cơ và cảm giác trên khuôn mặt.

Liệt mặt có thể là một triệu chứng của nhiều tình trạng khác nhau, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là liệt Bell (Bell’s palsy). Liệt Bell thường xảy ra do các tác nhân virus, vi khuẩn gây tổn thương dây thần kinh hoặc viêm tổ chức thần kinh mặt. Một số triệu chứng của liệt mặt như:

  • Giảm điều khiển cử động khuôn mặt.
  • Khó khăn trong việc nhắm mắt, mở miệng.
  • Mất khả năng biểu cảm gương mặt.
  • Khó khăn trong việc nói, phát âm, chảy nước mắt.

tai-sao-bi-liet-mat-cac-phuong-phap-phuc-hoi-chuc-nang-sau-khi-bi-liet-mat-la-gi 1

Liệt mặt có thể gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh

Các nguyên nhân gây ra liệt mặt

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra liệt mặt. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Do virus, vi khuẩn gây tổn thương tổ chức thần kinh khuôn mặt.
  • Tổn thương dây thần kinh mặt có thể xảy ra do chấn thương, tai nạn hoặc phẫu thuật vùng đầu mặt cổ.
  • Đột quỵ: Một số trường hợp đột quỵ có thể làm mất chức năng cơ mặt do tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng dây thần kinh mặt.
  • Một số bệnh lý khác như bệnh lý thần kinh, bệnh về cơ hay mạch máu cũng có thể gây liệt mặt.
  • Tác dụng phụ từ một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc gây tê hoặc thuốc chống co giật cũng có thể gây liệt mặt.

tai-sao-bi-liet-mat-cac-phuong-phap-phuc-hoi-chuc-nang-sau-khi-bi-liet-mat-la-gi 2

Té ngã, đột quỵ có thể là nguyên nhân gây liệt mặt

Các triệu chứng có thể gặp khi bị liệt mặt

Khi bị liệt mặt, có một số dấu hiệu và triệu chứng thường xuất hiện bao gồm:

  • Mất khả năng điều khiển và cử động một phần hoặc toàn bộ một bên khuôn mặt.
  • Khả năng nhướn mày, nhíu mày hoặc chu môi bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn.
  • Khó khăn trong việc nhắm mắt hoặc mở miệng.
  • Mất khả năng thực hiện các biểu cảm khuôn mặt bình thường, như cười, khóc hoặc nhăn mặt.
  • Sự bất thường trong khuôn mặt, như một bên khuôn mặt trông bẹt, méo hoặc lệch.
  • Khó khăn trong việc điều chỉnh nước mắt, gây ra chảy nước mắt không kiểm soát hoặc khô mắt.
  • Cảm giác mất cảm giác một bên khuôn mặt.
  • Vấn đề về nói và phát âm, như nói chậm, khó khăn trong việc phát âm, hoặc nói lắp.

Một số biến chứng thường gặp

Khi liệt mặt kéo dài có thể gây nên những hậu quả sau:

  • Mất tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
  • Các vấn đề về mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, quặm mi và chảy nước mắt không kiểm soát.
  • Co thắt một phần của mặt.
  • Rối loạn ngôn ngữ, bao gồm khả năng nói chậm, khó khăn trong việc phát âm và không thể điều khiển được cơ hàm.
  • Cảm giác yếu hoặc liệt một nửa người.

Tìm hiểu thêm: Ngộ độc olanzapine và những điều cần biết

tai-sao-bi-liet-mat-cac-phuong-phap-phuc-hoi-chuc-nang-sau-khi-bi-liet-mat-la-gi 3
Viêm kết mạc có thể là biến chứng của liệt mặt

Cách điều trị bệnh liệt mặt

Hiện nay, có hai phương pháp chính được sử dụng để điều trị liệt mặt, bao gồm:

  • Phương pháp không dùng thuốc: Đây là những phương pháp không dùng các loại thuốc để chữa trị. Các phương pháp này bao gồm châm cứu như điện châm (kết hợp giữa châm cứu và kích thích bằng dòng điện), hào châm, xoa bóp bấm huyệt. Đây là các phương pháp mà bác sĩ thường dùng để điều trị liệt mặt.
  • Phương pháp dùng thuốc: Đối với các trường hợp liệt mặt do nhiễm virus sẽ tập trung chủ yếu vào việc sử dụng thuốc. Bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc kháng virus (như herpes simplex) để giúp điều trị liệt mặt.

tai-sao-bi-liet-mat-cac-phuong-phap-phuc-hoi-chuc-nang-sau-khi-bi-liet-mat-la-gi 4

Cần thăm khám bác sĩ khi bị liệt mặt xảy ra

Các phương pháp phục hồi chức năng sau liệt mặt

Để điều trị tốt sau khi bị liệt mặt, các biện pháp phục hồi chức năng luôn được thực hiện để điều trị, cải thiện và làm nhanh chóng quá trình hồi phục bệnh liệt mặt và hạn chế tình trạng tái phát. Việc thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng sau liệt mặt có thể được thực hiện tại nhà như:

  • Giữ ấm cổ, che kín mặt khi ra ngoài.
  • Nên sử dụng nước mắt nhân tạo, thuốc nhỏ mắt sinh lý để luôn duy trì độ ẩm cho mắt, tránh khô mắt và hạn chế được tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Nên vệ sinh răng miệng cẩn thận để tránh tình trạng ứ đọng thức ăn gây hôi miệng, viêm nhiễm vùng hàm mặt.

tai-sao-bi-liet-mat-cac-phuong-phap-phuc-hoi-chuc-nang-sau-khi-bi-liet-mat-la-gi 5

>>>>>Xem thêm: Cách chữa viêm cân gan bàn chân bằng phương pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

Nên giữ ấm cơ thể trước khi ra ngoài cũng là một biện pháp phục hồi chức năng sau liệt mặt

Bên cạnh đó, có thể thực hiện các biện pháp xoa bóp vùng mặt như một bài tập phục hồi chức năng để thúc đẩy nhanh chóng quá trình điều trị bệnh:

  • Miết dọc theo sống mũi và kéo lên mắt theo hướng lông mày.
  • Miết ngang từ đầu cung lông mày sang 2 bên thái dương.
  • Day quanh môi, quanh mắt và xoa hai bên má.

Ngoài ra, thực hiện các bài tập tăng cường cơ mặt có thể giúp cải thiện sức mạnh và khả năng vận động của các cơ mặt như cơ miệng, cơ hàm, má, lưỡi,… đồng thời cải thiện khả năng phát âm của người bệnh. Một số bài tập phục hồi chức năng sau liệt mặt như:

  • Chu môi: Giữ môi chu ra trước trong 5 giây, sau đó di chuyển môi từ bên này sang bên kia. Lặp lại 10 lần, đồng thời chú ý giữ lưỡi không di chuyển.
  • Làm phồng má: Làm phồng hai bên má lên. Kẹp chặt môi lại để giữ không khí trong má trong 5 giây. Dịch chuyển không khí từ một bên má sang má bên kia, và liên tục lặp lại quá trình này từ 10 – 20 lần.
  • Đảo lưỡi: Di chuyển lưỡi theo mặt ngoài của răng, tạo thành vòng tròn trong miệng. Bắt đầu từ phần đỉnh và di chuyển quanh hàm răng và nướu dưới, sau đó lại chuyển lên răng trên.
  • Đảo răng: Đặt đầu lưỡi vào mặt ngoài của răng cửa hàm trên, sau đó di chuyển lưỡi dọc theo răng hàm sang bên phải. Giữ trong 5 giây rồi chuyển sang bên trái. Lặp lại theo chiều dọc của răng hàm dưới.
  • Kéo giãn lưỡi sang hai bên: Duỗi lưỡi sang bên trái miệng rồi kéo lưỡi sang bên phải xa nhất có thể, giữ trong 10 giây, sau đó chuyển sang bên phải và lặp lại. Liên tục di chuyển lưỡi sang hai bên, đảm bảo lưỡi tiếp xúc với hốc miệng của cả hai bên.
  • Tập nhăn trán, nhíu mày: Nhìn vào gương, tập tự nhăn trán, nhíu mày, mỗi động tác giữ khoảng 10 giây, làm 10 – 20 lần mỗi ngày.
  • Nâng môi dưới: Tạo biểu cảm cười khi nâng cao môi dưới càng cao càng tốt. Đồng thời nâng cơ cổ bằng cách giữ vị trí đầu và ngẩng đầu lên.

Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về bệnh liệt mặt cũng như các biện pháp phục hồi chức năng sau liệt mặt. Khi bị liệt mặt, bạn cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ khuôn mặt của người bệnh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *