Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường – một bệnh lý mạn tính gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một số thông tin về nghiệm pháp chẩn đoán này.
Bạn đang đọc: Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống là gì?
Bệnh đái tháo đường là “kẻ giết người thầm lặng”, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Việc phát hiện sớm, cũng như chẩn đoán sớm được cho là làm giảm hậu quả của nó. Một trong những xét nghiệm giúp chẩn đoán đái tháo đường là nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống đang được áp dụng rộng rãi.
Contents
Tìm hiểu về nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (Oral Glucose Tolerance Test – OGTT) là một xét nghiệm được sử dụng để đánh giá khả năng sử dụng glucose của cơ thể. Glucose là một loại đường đơn giản được sử dụng làm nguồn năng lượng chính của cơ thể. Khi bạn ăn, cơ thể sẽ phân hủy thức ăn thành glucose. Glucose sau đó được hấp thụ vào máu và được vận chuyển đến các tế bào để sử dụng.
Thông thường, OGTT được sử dụng để chẩn đoán tiền đái tháo đường và đái tháo đường, đặc biệt khi bệnh đái tháo đường thai kỳ là vấn đề đáng lo ngại. Trong nghiệm pháp OGTT, bạn sẽ được uống một lượng glucose nhất định. Sau đó, máu của bạn sẽ được lấy mẫu để đo lượng glucose trong máu tại các thời điểm cụ thể. Các mức glucose trong máu được sử dụng để xác định xem bạn có bị đái tháo đường hay không.
Nghiệm pháp dung nạp glucose thường được chỉ định thực hiện đối với thai phụ ở 24 – 28 tuần thai kỳ hoặc lần khám thai đầu tiên kỳ để chẩn đoán và xác định nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ. Bên cạnh đó, xét nghiệm này còn được khuyến khích thực hiện với những người có các yếu tố nguy cơ mắc phải bệnh đái tháo đường type 2 như thừa cân béo phì, người có các triệu chứng lâm sàng của người mắc đái tháo đường (ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân) hoặc người có tiền sử gia đình mắc đái tháo đường.
OGTT được coi là một bài kiểm tra an toàn. Tuy nhiên, cũng có một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi, tiêu chảy, tim đập nhanh, các rủi ro khi lấy máu,… Các triệu chứng này sẽ dịu dần trong quá trình làm nghiệm pháp. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi làm bài kiểm tra.
Quy trình thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose như thế nào?
Dưới đây là quy trình thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống mà bạn cần biết:
Chuẩn bị cho nghiệm pháp OGTT
Trước khi làm nghiệm pháp OGTT, bạn cần:
- Không dùng các loại thuốc thuộc nhóm glucocorticoid, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc lợi tiểu ít nhất trong 3 ngày trước khi thực hiện nghiệm pháp.
- Nghỉ ngơi trong vòng 8 – 12 giờ trước khi xét nghiệm.
- Không ăn, uống (trừ nước lọc) hoặc hút thuốc lá trong vòng 8 – 12 giờ trước khi xét nghiệm.
- Không uống rượu trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm.
- Tốt nhất bạn nên thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng. Để không tránh những ảnh hưởng tới nhiều tới kết quả.
Tiến hành nghiệm pháp OGTT
Nghiệm pháp OGTT được thực hiện như sau:
- Bạn sẽ được lấy mẫu máu để đo lượng glucose trong máu lần đầu tiên lúc đói.
- Bạn sẽ được uống một lượng glucose nhất định, thường là 75 gam pha loãng với 250ml nước đối với người lớn.
- Sau đó, máu của bạn sẽ được lấy mẫu để đo lượng glucose trong máu sau 1 giờ, 2 giờ.
Lưu ý trong suốt thời gian lấy mẫu xét nghiệm, người được lấy máu không được ăn gì.
Kết quả nghiệm pháp OGTT
Đường huyết bình thường khi:
- Nồng độ glucose lúc đói dưới 5,6 mmol/l ( dưới 100 mg/dL).
- Nồng độ glucose sau 2 giờ dưới 7,8 mmol/l (dưới 140 mg/dL).
Rối loạn dung nạp glucose khi:
- Nồng độ glucose lúc đói từ 5,6 đến 6,9 mmol/l (100 đến 125 mg/dL).
- Nồng độ glucose sau 2 giờ từ 7,8 đến 11 mmol/l (140 đến 200 mg/dL).
Chẩn đoán mắc đái tháo đường khi:
- Nồng độ glucose lúc đói lớn hơn 7,0 mmol/l (lớn hơn 126 mg/dL).
- Nồng độ glucose sau 2 giờ từ 11,1 mmol/l trở lên (từ 200 mg/dL trở lên).
Kết quả nghiệm pháp OGTT đối với phụ nữ mang thai từ 24-28 tuần, được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ khi:
- Nồng độ glucose lúc đói lớn hơn 5,1 mmol/l (>92 mg/dL).
- Nồng độ glucose sau 1 giờ lớn hơn >10,0 mmol/l ( >180 mg/dL).
- Nồng độ glucose sau 2 giờ lớn hơn 8,5 mmol/l (>153 mg/dL).
Tìm hiểu thêm: Các loại bệnh đường ruột mùa hè bạn cần chú ý
Điều gì xảy ra sau khi bạn nhận được kết quả xét nghiệm?
Các bước tiếp theo phụ thuộc vào kết quả và sức khỏe tổng thể của bạn.
Sau khi mẫu máu của bạn được phòng thí nghiệm xét nghiệm, chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ gửi cho bạn kết quả. Họ sẽ cho biết kết quả OGTT của bạn có ý nghĩa gì.
Nếu mức đường huyết của bạn bình thường, điều đó có nghĩa là bạn không mắc bệnh đái tháo đường. Bạn sẽ không phải làm bất cứ điều gì khác ngoại trừ việc tiếp tục tuân theo các thói quen lối sống lành mạnh, chẳng hạn như ăn uống cân bằng và tập thể dục. Bác sĩ có thể cho bạn biết khi nào bạn nên xét nghiệm máu định kỳ sau mỗi 1 đến 3 năm.
Nếu được chẩn đoán mắc đái tháo đường, bạn cần được chăm sóc sức khoẻ và lên kế hoạch quản lý bệnh đái tháo đường được cho bạn để điều trị, làm giảm nguy cơ biến chứng.
Nếu bạn đang mang thai và được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, bạn có thể cần phải làm xét nghiệm OGTT từ 4 đến 12 tuần sau khi sinh. Điều này sẽ kiểm tra xem bạn có mắc bệnh đái tháo đường loại 2 hay không.
>>>>>Xem thêm: Lợi ích của trà hoa atiso đỏ
Có một số điều mà người bị đái tháo đường có thể làm để giúp kiểm soát mức đường huyết của họ và giảm nguy cơ phát triển các biến chứng. Dưới đây điều quan trọng cần lưu ý:
- Một chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng, lành mạnh là điều cần thiết để kiểm soát lượng đường trong máu. Người bị đái tháo đường nên ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Họ cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
- Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm mức đường huyết và cải thiện sức khỏe tổng thể. Người bị đái tháo đường nên cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần.
- Người bị đái tháo đường cần kiểm soát, theo dõi lượng đường huyết của họ thường xuyên để đảm bảo rằng nó nằm trong phạm vi bình thường. Có nhiều cách để kiểm soát lượng đường huyết, bao gồm xét nghiệm đường huyết tại nhà, sử dụng máy đo đường huyết tự động và sử dụng thuốc.
- Điều quan trọng là người bị đái tháo đường phải tuân thủ theo kế hoạch điều trị của bác sĩ. Điều này bao gồm việc tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát lượng đường huyết.
Trên đây là những thông tin về nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Nếu bạn đang mong muốn thực hiện xét nghiệm này, hãy liên hệ với các cơ sở y tế để được hướng dẫn cụ thể.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể